LTS: Anh NTT thường viết những bài phiếm luận và gởi giới hạn cho một số thân hữu ở Bỉ. Thông Luận nhận thấy bài phiếm luận lần này nói nhiều đến tình hình thế giới nên đã gợi ý anh NTT cho phép chúng tôi đăng bài này của anh. Anh NTT xác định không phải là thành viên của Tập Hợp để tránh mọi ngộ nhận và cũng để giữ tinh thần khách quan, vô tư và độc lập.
Những tuần gần đây có quá nhiều biến chuyển dồn dập và quả thật chúng ta đang trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn, tại Bỉ nói riêng và trên bình diện quốc tế nói chung.
Trong giới hạn một bài Phiếm Luận, tôi không thể ghi ra đây tất cả các tin. Chỉ chọn lọc một cách chủ quan một vài tin tiêu biểu để ‘bàn ruồi’ cùng quý vị mà thôi.
A. Vài tin quốc tế
A.1/ Lybie
Cuộc chiến của dân Lybie chống lại chế độ độc tài Khadafi đã thành công với rất nhiều chính nghĩa và hy sinh đáng cho thế giới khâm phục. Khadafi đã chết thảm và hôm qua 19/11/2011 con trai ông là Saïf al Islam Kadhafi vừa bị bắt tại phía nam Lybie trên đường đào tẩu sang Niger. Anh chàng con trưởng này đã một thời là hung thần khi anh ta nắm quyền điều khiển cảnh sát mật vụ. Coi mạng người như cỏ rác, sống trên xa hoa (chuồng chó của anh ta được trang bị máy điều hòa không khí trong khi dân chết đói), nhưng đến khi sa cơ, giống như cha, anh ta đã không dám tự xử và tệ hơn nữa, đâm ra lo sợ cho mạng sống của mình và hết lòng van xin để được xử bởi Tòa Án Quốc Tế thay vì được xử tại Lybie (sợ bị thanh toán và chết thảm giống cha!). Thế mới biết, những người có quyền lực bất chính, gia đình trị, độc tài, chỉ lớn miệng đàn áp và hưởng thụ nhưng khi sa cơ thì họ mới hiểu được thế nào là giá trị sinh mạng và thèm khát công lý! Thế là trong số 8 người con của Khadafi, 3 người đã chết, 1 bị bắt và 4 đang đào tẩu tại Niger và Algérie.
Những người độc tài nên lấy đó làm gương!
Mấy ngày gần đây tình hình Lybie bị lu mờ bởi những biến cố kinh tế tài chính của Âu Châu và thế giới, nhưng chúng ta đừng quên là hiện nay đang có rất nhiều lobby chính trị và kinh tế xảy ra tại Lybie : 3 nước Pháp, Anh, Hoa Kỳ đang ráo riết vận động ngầm để tạo ảnh hưởng chính trị với hy vọng sẽ thao túng phần nào nguồn lợi dầu hỏa to lớn của Lybie. Đó cũng là động lực đã thúc đẩy họ tham chiến trong cuộc đấu tranh vừa qua của dân Lybie. Hội Đồng Quốc Gia Chuyển Tiếp của Lybie đang đứng trước nhiều vấn đề to lớn: tái thiết quốc gia, tổ chức bầu cử và dĩ nhiên bài toán khó khăn là làm sao dung hòa tất cả các thế lực chính trị quốc tế đang hăm he trục lợi. Chưa kể bài toán quân sự: làm sao giải giới các thành phần chủ lực trong cuộc nổi dậy, hầu thành lập một quân đội quốc gia xứng đáng và thống nhất. Nếu không, Lybie sẽ dễ biến thành một vùng sứ quân, vô trật tự và thanh toán đẫm máu. Một số trí thức Lybie tại hải ngoại còn do dự chưa dám trở về nếu bài toán ổn định quân sự chưa được giải quyết. Xây dựng một quốc gia sau 1 cuộc cách mạng là trách nhiệm vô cùng to lớn và khó khăn !
A.2/ Syrie
Hôm qua là ngày cuối cùng của tối hậu thư mà Liên Minh Ả Rập đã đặt ra cho tổng thống độc tài Bachar-Al Assad để ông này phải chấm dứt đàn áp dân chúng. Bachar-Al-Assad tiếp tục giết dân của mình bất chấp những lời can thiệp và khuyến cáo của thế giới. Bởi vì ông ta dư biết là sẽ không có nước nào dám hay chịu đem quân vào can thiệp. (Syrie không có nhiều dầu hỏa phẩm chất tốt và khí đốt giống Lybie, à thì ra thế, chỉ là phiếm luận thôi nhe!). Ngay đến Liên Hiệp Quốc cho đến giờ vẫn chưa lên án vì không được sự chấp thuận của Nga, thành viên có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An. Nga muốn giữ Syrie trong quỹ đạo của mình để làm đối lực với Do Thái chịu ảnh hưởng của Mỹ. Nhưng bài toán có thể thay đổi nhanh chóng vì mấy ngày gần đây, một số quân nhân đã đào ngũ và đem võ khí chống lại chính phủ. Từ một đấu tranh dân sự qua những cuộc biểu tình (bị đàn áp đẫm máu với hơn 3500 dân bị giết!!! làm sao có thể tưởng tượng được?) tình hình đang chuyển sang tranh đấu quân sự, có thể đưa đến nội chiến. Liên Hiệp Âu Châu cũng như Hoa Kỳ và khối Ả Rập đang tìm đủ cách để cô lập Syrie và nay mai, sẽ áp dụng biện pháp kinh tế, cấm vận để áp lực lên Bachar-Al Assad. Quân đội Syrie sẽ đóng vai trò then chốt trong những ngày sắp tới. Hy vọng là các tướng lãnh Syrie sẽ sáng suốt tìm ra con đường cứu nguy dân tộc : luôn luôn trong những giai đoạn cực kỳ biến động chính trị, người quân nhân sáng suốt và thật tình yêu nước phải dám lấy trách nhiệm để tái lập trật tự và ổn định xã hội, đưa đến việc cải tổ quốc gia đem lại dân chủ.
Tin giờ chót lúc 20g ngày chủ nhật 20/11/2011: tổng thống Syrie vẫn không thay đổi lập trường và tuyên bố sẵn sàng đối phó lại bất cứ sức mạnh ngoại bang nào tìm cách thao túng tình hình nội bộ Syrie. Khối Ả Rập hình như lúng túng chưa tìm ra phương thức hữu hiệu mặc dù tối hậu thư đã quá hạn. Nay mai, chắc chắn sẽ có nhiều thương thuyết với các nước Tây Phương để áp lực lên Bachar-Al Assad. Mỗi ngày tại Syrie tình trạng càng khẩn trương : hầu như ngày nào cũng có người bị giết trong các cuộc biễu tình!
A.3/ Hy Lạp
Trước tình trạng nguy khốn của Hy Lạp, thủ tướng Papandreou đã khôn khéo tìm ra cách ‘rút lui trong danh dự’ (dĩ nhiên với sự dàn xếp của Liên Hiệp Âu Châu = LHAC). Trước tiên ông đưa ra ý định trưng cầu dân ý xem dân Hy Lạp có chấp nhận chính sách khắc khổ của LHAC áp đặt không ? dĩ nhiên ! ai cũng dư biết là dân Hy Lạp sẽ nói không ! Do đó LHAC không chấp nhận ý định táo bạo này và đã tìm ra một lối thoát cho Papandreou : muốn áp dụng chính sách khắc khổ, Hy Lạp cần có 1 chính phủ liên hiệp quốc gia trong đó 2 đảng lớn Xã Hội (Pasok) và Tân Dân Chủ phải chấp nhận làm việc chung. Vì thế, Papandreou phải từ chức để Hy Lạp có cơ hội thành lập một chính phủ liên hiệp gồm 2 đảng lớn.
Tân thủ tướng Lucas Papadémos (cựu Phó Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu) là người am hiểu tình hình tài chính và nổi tiếng cứng rắn. Ông đã đòi hỏi 2 đảng lớn Pasok và Tân Dân Chủ phải ký giấy cam kết thi hành chính sách khắc khổ của LHAC và tham gia chính phủ để cứu nguy đất nước.
Nhờ vậy Hy Lạp mới có thêm được số tiền 8 tỷ Euro ‘viện trợ tiếp hơi’ của LHAC vào tháng 12, coi như chút dưỡng khí để tiếp tục sống được. Nên nhớ : tỷ lệ thất nghiệp lên đến 18,4% và Hy Lạp không còn có thể mượn tiền, do đó chỉ còn trông cậy vào LHAC, mà muốn được vậy thì phải chấp nhận tất cả những yêu sách của LHAC trong đó có chính sách khắc khổ. Món nợ của Hy Lạp lên đến gần 380 tỷ Euro = 160% tổng sản lượng quốc gia !!
Tân chính phủ sẽ phải đưa ra nhiều biện pháp cực kỳ khắc khổ tạo ra rất nhiều bất mãn trong dân chúng, có thể đưa đến nổi loạn xã hội, kéo theo suy sụp kinh tế dây chuyền. Nhưng thật tình mà nói, không còn cách nào khác ! Hiện trạng ngày hôm nay là do kết quả của 30 năm quản trị tồi tệ, lươn lẹo, bất chính của cả một guồng máy quốc gia ! Bây giờ đó là giá phải trả. Lại một bài học cho những người lãnh đạo chính trị. Chỉ là phiếm luận thôi nhe!
A.4/ Ý
Nước Ý cũng trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Với món nợ 1900 tỷ Euro (bằng 120% tổng sản lượng quốc gia và bằng 20% tổng sản lượng nội địa của cả Vùng Euro), sự suy sụp tài chính của Ý sẽ kéo theo sự nguy khốn của hệ thống tiền tệ Euro. Còn nhớ ngày nào, mỗi lần đến dự hội nghị G20 hay những hội nghị cao cấp LHAC, Berlusconi luôn luôn là kẻ hách dịch, coi thường thiên hạ với những lời tuyên bố mai mỉa và xấc xược. Ông là một tài phiệt sống trong xa hoa đàng điếm, luôn luôn lươn lẹo, tìm cách mua phiếu của các dân biểu. Nhưng trong kỳ họp G20 tháng 11 mới đây, Berlusconi là kẻ bị nhiều áp lực của LHAC (đặc biệt từ Pháp và Đức) và khuôn mặt bí xị của ông ta thật đáng thương hại ! Nước Ý kể từ nay phải áp dụng chính sách khắc khổ dưới sự giám sát của FMI (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) !! Tệ hơn nữa, lợi dụng sự thất thế này, các đảng chính trị (ngay cả các đảng đồng minh của Berlusconi) thay phiên nhau triệt hạ chàng thủ tướng hào hoa để rồi chàng phải chịu sự nhục nhã từ chức ra đi ! Nhưng Berlusconi là tay cáo già, tuy không không còn nắm quyền hành pháp nhưng ông ta còn giữ rất nhiều ảnh hưởng to lớn trong lãnh vực truyền thông, báo chí (hầu như độc quyền) và chắc chắn ông ta sẽ tiếp tục thao túng. Hình ảnh làm chúng ta suy nghĩ là trong cuộc bầu cử tín nhiệm tại quốc hội Ý, Berlusconi trước đó đã tung ra tất cả các thủ đoạn gian manh để mua phiếu các dân biểu nhưng chuyện không thành và ông ta đã tức giận lấy bút ghi tên những ‘kẻ bội phản’ !!! Hahaha, chính trị cũng có những hình ảnh hạ cấp, ngay tại những nước mệnh danh dân chủ !
Sau khi Berlusconi từ chức, chúng ta thấy 1 điều lạ lùng chưa hề xảy ra : không một đảng chính trị nào thật sự muốn nhảy ra thành lập chính phủ nhằm thực hiện chính sách khắc khổ (ối chà : 4 chữ ‘chính sách khắc khổ’ rất thường được nghe trong lúc này !) vì ai cũng hiểu là làm chuyện đó tức là sẽ bị dân phản đối và do đó ... sẽ mất phiếu !!! Đóng vai trò đối lập hoặc khôn ngoan hơn, nếu né được để khỏi vào chính phủ thì sẽ dễ ăn nói hơn với cử tri !
Sau cùng Mario Monti, giáo sư kinh tế, cựu Cao Ủy LHAC đã chấp nhận ghế thủ tướng để cứu nguy quốc gia. Tân nội các gồm toàn các chuyên gia, không phải chính trị gia. Như vậy, Mario Monti có thể rãnh tay áp dụng nghiêm chỉnh và độc lập các biện pháp kinh tế nhưng bù lại, các đảng chính trị phải tỏ ra khách quan và phải hậu thuẫn cho ông !! Đây là một tình huống kỳ lạ : các đảng chính trị không dám đảm nhận trách nhiệm nhưng vẫn còn quyền biểu quyết. Hy vọng là với sự cương trực và đầy đủ khả năng, tân thủ tướng Mario Monti sẽ làm được chuyện vì nếu Ý bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, không ngóc đầu nổi thì đồng tiền Euro sẽ bị nguy khốn nặng. (Ý là nước mạnh thứ ba trong LHAC và là thành viên của G20).
Tuy nhiên, nếu chúng ta suy nghĩ kỹ thì sẽ nhận thấy một điều : khủng hoảng ngày hôm nay là 1 khủng hoảng tiền tệ và ai cũng dư hiểu các lãnh tụ ngân hàng cũng như đám tài phiệt quốc tế có trách nhiệm không nhỏ. Ngày hôm nay, chính trị gia không dám đảm nhận trách nhiệm, lại phải nhường ghế cho ... lãnh tụ ngân hàng !!! Quả vậy, Mario Monti đã từng là cố vấn quốc tế cho đại ngân hàng Goldman Sachs và chính ngân hàng này đã ‘đóng góp’ rất nhiều trong việc phá sản của Hy Lạp qua việc lươn lẹo tài khoản, giả tạo kế toán quốc gia trong suốt mấy năm qua. Ôi thôi, tất cả đều đan vào nhau, dính líu vào nhau ... cũng chỉ là phiếm luận. (nhìn lại Hy Lạp, tân thủ tướng Lucas Papadémos cũng đã từng là lãnh tụ ngân hàng -> xem A.3)
A.5/ Tây Ban Nha
Hôm nay, 20/11/2011, gần 37 triệu dân Tây Ban Nha sẽ bầu quốc hội lập pháp trước hạn. Ai cũng tiên đoán là đảng Xã Hội PSOE cầm quyền sẽ thua nặng và phe hữu bảo thủ (đảng Nhân Dân của Mariano Rajoy) sẽ chiến thắng lớn. Tây Ban Nha cũng đang trong cơn lốc tiền tệ và tình trạng rất bi đát : 21% thất nghiệp với hơn 700 tỷ Euro tiền nợ ! Số tiền nợ của Tây Ban Nha phần lớn là do các Vùng tự trị (17 Vùng) đã có quá nhiều tự do trong việc mượn tiền và từ đó gia tăng thâm thủng. Trong suốt thời gian dài, chính phủ liên bang của thủ tướng Zapatero đã bị rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tiền tệ quốc gia. Tháng 10/2011, điểm tín dụng nợ của Tây Ban Nha đã bị sụt xuống AA- và tiếp theo đó hàng loạt khủng hoảng dồn dập đổ xuống. Đặc biệt là khủng hoảng địa ốc, nhà cửa (gần giống như khủng hoảng subprime tại Hoa Kỳ năm 2008).
Phong trào ‘Phẫn Nộ’ ngày càng bộc phát và lan sang nhiều nước khác. Vấn đề là : trước tình trạng vô cùng khó khăn, hữu hay tả, không phe nào có giải pháp làm ‘vui lòng’ dân chúng và sớm muộn gì cũng phải áp dụng chính sách khắc khổ, nghĩa là sẽ làm dân bất mãn. Mariano Rajoy, đối thủ của Zapatero, nếu trở thành thủ tướng cũng sẽ phải chọn lựa con đường khắc khổ, không có cách nào khác.
Bắt buộc phải đi qua giai đoạn xuống dốc tột cùng để rồi hy vọng ngóc đầu lên, nếu biết ... khắc khổ chịu đựng và sau đó biết sáng suốt quản trị. Không một đảng chính trị nào thoát khỏi luật này.
Bài toán này là bài toán chung cho cả LHAC (đặc biệt tại Bỉ, sẽ nói sau).
Tin giờ chót lúc 22g ngày chủ nhật 20/11/2011 : dân Tây Ban Nha đã bỏ phiếu rất đông cho đảng Nhân Dân, từ khước đảng Xã Hội sau 8 năm cầm quyền. Tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng chắc chắn là đảng Nhân Dân sẽ chiếm đa số tuyệt đối tại quốc hội.
A.6/ Ai Cập
Trong mấy ngày gần đây, tình hình Ai Cập lại sôi động do dân chúng bất mãn chính phủ quân nhân lâm thời. Nhiều cuộc biểu tình đẫm máu đang xảy ra tại thủ đô Le Caire vì dân chúng không còn tin tưởng vào những quân nhân cầm quyền và đòi họ phải nhường quyền cho chính phủ dân sự. Cho đến giờ, chính phủ quân nhân vẫn chưa công bố lịch trình bầu cử hầu thành lập thể chế dân chủ. Đây là dấu hiệu khó khăn đầu tiên của thời hậu cách mạng Mùa Xuân Ả Rập : tìm sự quân bình và ổn định để xây dựng quốc gia sau khi đánh đổ 1 chế độ độc tài. Bài toán muôn đời của người làm chính trị.
A.7/ Liên Hiệp Âu Châu (LHAC)
Chưa lúc nào, trong lịch sử, LHAC trải qua một cơn lốc dữ dội như hiện nay. Cuộc khủng hoảng tiền tệ cho chúng ta thấy nhiều khuyết điểm trong việc điều hành guồng máy Âu Châu. Dĩ nhiên chuyện không dễ làm nhưng cho đến giờ vẫn còn thiếu sự cương quyết và thống nhất để giải quyết vấn đề. Quyền lợi của quốc gia vẫn còn đặt quá nặng và các cơ chế của LHAC vẫn chưa hoạt động hữu hiệu. Nước Đức cho đến giờ là nước mạnh nhất (nhờ vào chính sách cứng rắn cách đây mấy năm trong việc hạn chế tăng lương, do đó xí nghiệp Đức cạnh tranh thắng lợi trên các nước khác) và do đó ít nhiều tự cho quyền thao túng và ... chỉ đạo.
Qua những cuộc họp khẩn cấp để tìm cách cứu nguy các nước bị khó khăn, cho đến giờ, LHAC đã quyết định thành lập Quỹ Ổn Định Tiền Tệ Âu Châu. Quỹ này cố gắng thu góp 750 tỷ nhằm can thiệp hữu hiệu nhưng khi nhìn lại thì số tiền to lớn này vẫn chưa đủ và LHAC hy vọng tăng lên 1000 tỷ. Nhưng nếu nước Ý lâm vào tình trạng khốn đốn thì 1000 tỷ cũng vẫn chưa đủ !
Trung Hoa được nhắc tới và được xem như một cứu tinh có thể mang tiền ‘đầu tư’ vào việc này. Nhưng Trung Hoa cũng chỉ là anh khổng lồ đứng trên chân đất sét, hơn nữa, rước Trung Hoa vào nội tình Âu Châu chưa hẳn là việc tốt. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế FMI hy vọng sẽ nhận được tiền từ Trung Hoa và nhờ đó sẽ có thể dùng uy tín và khả năng của mình để quản trị hữu hiệu những kế hoạch cứu nguy các nước.
Các ngân hàng Âu Châu cũng bị lung lay do hậu quả của cơn lốc Hy Lạp. LHAC đã phải quyết định tăng tiền vốn của các ngân hàng (khoảng 150 tỷ) hầu cứu vãn tình thế. Các ngân hàng này trong quá khứ đã từng cho vay lấy lời và trục lợi không ít trên các nước bị khó khăn. (đặc biệt các ngân hàng Đức). Luôn luôn, ta có 1 nhận xét chung : tất cả hệ thống tiền tệ, các ngân hàng, các nhóm tài phiệt tín dụng đều liên hệ với nhau và không bao giờ họ bị thiệt thòi thật sự, vì sau lưng họ có những quốc gia thu hưởng quyền lợi. Và chót hết, người dân luôn luôn là nạn nhân cuối cùng.
Chưa kể các tổ chức chấm điểm nợ tín dụng càng ngày càng thao túng và họ tha hồ làm mưa làm gió. Chỉ cần họ tuyên bố sụt điểm nợ tín dụng của một nước là nước đó bị nguy khốn ngay. Cho đến nay, chưa có một quy luật nào ràng buộc các tổ chức trên và ép họ phải có một phương thức làm việc đứng đắn. Đã đến lúc những người lãnh đạo LHAC và quốc hội Âu Châu phải suy nghĩ những đạo luật hầu kiểm soát các tổ chức này, ít ra khi họ hành sự trên lãnh thổ Âu Châu. Trừ khi chính một số các nước mạnh của Âu Châu và của thế giới cũng hưởng lợi trong việc này!! Chuyện vô cùng khó khăn, coi vậy mà không phải vậy! Cũng chỉ là phiếm luận thôi nhe.
Có người ví von đã nói rằng : đúng ra, các tổ chức chấm điểm nợ chỉ là nhiệt kế đo nhiệt độ báo động cơn sốt chứ không thể là nguyên nhân tạo ra cơn sốt !! Đôi lúc chúng ta nghi ngờ về cách chấm điểm của các tổ chức này và hoài nghi chính họ là kẻ tạo ra khủng hoảng!!
Nhưng trên tất cả, mọi người đều đặt câu hỏi : cơn khủng hoảng to lớn ngày hôm nay là do các tài phiệt và lãnh đạo ngân hàng tạo ra. Cho dù ngân hàng bị đe dọa nhưng lúc nào các quốc gia cũng ra tay trợ cứu (bằng tiền của dân chúng) và sau đó các ngân hàng phục hồi lại và ... tiếp tục hưởng lợi ! Và cho dù ngân hàng có bị phá sản đi nữa thì các tài phiệt vẫn phè phỡn rút lui trong xa hoa, mặc cho dân bị mất tiền, mặc cho các chính phủ phải tìm cách cứu vãn tình thế. Thế thì tại sao cho đến giờ không ai dám đưa ra đề nghị đánh thuế trực tiếp các dịch vụ ngân hàng và tăng thuế trên tiền lời của họ để kiếm thêm tiền cho Quỹ Ổn Định Tiền Tệ Âu Châu ? Thật vậy, chưa có chính trị gia nào, chưa có quốc gia nào đưa ra đề nghị về loại thuế mới này ! Tại sao ? cũng lại là phiếm luận thôi nhe.
B/ Nước Bỉ
Khi tôi viết những dòng này, tình hình nội bộ của Bỉ vẫn không sáng sủa. Các chủ tịch của 6 đảng vẫn còn đang họp để tìm cho ra những biện pháp để thu 11,3 tỷ cho ngân sách năm 2012. Chủ yếu là làm sao hạn chế số tiền khiếm ngạch ngân sách không quá 2,8% tổng sản lượng quốc gia.
Bài toán ngân sách là bài toán hóc búa, ngay trong những lúc bình thường, nhưng trong tình trạng hiện nay thì quả thật là vô cùng khó khăn.
Áp lực của LHAC càng ngày càng nặng và trước ngày 15/12/2011, bắt buộc phải tìm cho ra số tiền trên để biểu quyết ngân sách 2012, nếu không sẽ bị thêm tiền phạt 700 triệu Euro!.
Điều đáng buồn là cho đến giờ, các đảng vẫn còn cãi nhau trên những ‘giáo điều’ và lý thuyết chính trị trong việc nghĩ ra phương thức tiết kiệm. Phe tự do (đảng MR và Open VLD) thì không chịu tăng thuế trên những người thuộc hạng trung cấp và muốn xét lại tiền thất nghiệp (lúc đầu cho thêm tiền nhưng sau đó sẽ giảm nhanh), xét lại chỉ số lương, các phiếu dịch vụ (Titre-service). Họ đòi hỏi phải xét lại và giảm phần chi tiêu thay vì đánh thuế mới. Họ đòi phải lập tức gia tăng tuổi về hưu
Trong khi phe Xã Hội thì đòi tăng thuế trên tài sản (chẳng hạn 5% thuế trên những lợi tức trên 100.000 Eur/năm). Cho đến giờ, Elio Di Rupo, người trách nhiệm thành lập chính phủ đã đưa ra con số sẽ giảm thêm 37% tiền chi tiêu nhưng phe Tự Do vẫn chưa hài lòng. Phe tả thì cho rằng không thể nào giảm chi tiêu trong những lãnh vực y tế, sức khỏe, cũng như chi phí hoạt động trong các Bộ và công sở.
Áp lực ngay trong đảng Xã Hội (PS) trên Elio Di Rupo rất nặng, chưa kể các nghiệp đoàn đã lên tiếng sẽ không chịu ngồi yên nếu những quyền lợi kinh tế của giới công nhân bị giảm đi. Họ hăm dọa sẽ tổ chức biểu tình phô trương thực lực vào đầu tháng 12.
Chúng ta thấy xuất hiện sự xung đột muôn đời của 2 luồng giáo điều tả, hữu.
Nhưng thật tình mà nói, muốn tìm cho ra 11,3 tỷ (số tiền quá lớn) thì không có cách nào khác : phải áp dụng đủ mọi biện pháp, không phân biệt tả hữu, thì mới mong giải quyết được vấn đề. Có nghĩa là phải xét lại mọi chi tiêu và tìm cách giảm đi, trong khi phải tìm cách tăng phần thu bằng những thuế mới ở những nơi có thể thu được.
Cho đến giờ, tất cả cũng chỉ là ‘màu mè’ mang tính chất ‘vận động tranh cử’, lôi cuốn cử tri và tôi hy vọng chỉ là những thủ thuật thương thuyết, đọ sức kéo tay, trước khi hai bên sẽ tương nhượng nhau.
Có một nơi có thể đánh thuế mà sao không thấy ai nói tới : đó là lãnh vực ngân hàng. Và có thể kể thêm lãnh vực năng lượng : điện, gaz do tài phiệt Pháp nắm giữ (Electrabel). Mỗi năm Electrabel chỉ phải đóng thuế 250 triệu trong khi các lò nguyên tử đã hoàn toàn khấu trừ và tiền lời của họ quá lớn. Mới đây khi có nguồn tin sẽ tăng số tiền thuế trên Electrabel (550 triệu) thì lập tức họ đã cực lực phản đối ! Chính vì vậy, nước Bỉ cần phải có sớm 1 chính phủ toàn quyền, mạnh và dám làm trước những khiêu khích của tài phiệt ngoại quốc. Đau lòng nhận định tại Bỉ, các lãnh vực chiến lược như điện, gaz, ngân hàng đều nằm gọn trong tay tài phiệt ngoại quốc. Chúng ta vẫn chưa quên bài học Dexia.
Vào tháng 10, sau khi giải quyết xong vấn nạn to lớn BHV và cải tổ quốc gia, ai cũng hy vọng là tình hình sẽ sớm đi đến hồi kết thúc để cho ra đời một chính phủ, nhưng than ôi, cho đến nay, tình hình vẫn không sáng sủa.
Thêm một điều : hiện nay, áp lực của LHAC và của thị trường chứng khoán rất nặng. Đó có thể là động lực thúc đẩy các đảng chính trị phải tương nhượng nhau và sớm tìm cho ra giải pháp kinh tế tài chính, nếu không nước Bỉ sẽ lâm vào tình trạng nguy khốn.
Người làm chính trị, thật tình yêu nước, đôi lúc phải dám đảm nhận trách nhiệm : hy sinh giáo điều, chủ nghĩa của đảng mình để cứu nguy quốc gia. Và mọi đảng đều phải làm như vậy.
Trong khi đó thì đảng NVA đã tuyên bố sẵn sàng nhảy vào vòng chiến nếu cuộc thương thuyết cần đến họ. A ha ... lại thêm trò ngoạn mục mỵ dân tiếp!
Cũng chỉ là phiếm luận.
Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn hy vọng sẽ giải quyết vấn đề ngân sách 2012 và thành lập chính phủ trước 15/12/2011.
Những tuần gần đây có quá nhiều biến chuyển dồn dập và quả thật chúng ta đang trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn, tại Bỉ nói riêng và trên bình diện quốc tế nói chung.
Trong giới hạn một bài Phiếm Luận, tôi không thể ghi ra đây tất cả các tin. Chỉ chọn lọc một cách chủ quan một vài tin tiêu biểu để ‘bàn ruồi’ cùng quý vị mà thôi.
A. Vài tin quốc tế
A.1/ Lybie
Cuộc chiến của dân Lybie chống lại chế độ độc tài Khadafi đã thành công với rất nhiều chính nghĩa và hy sinh đáng cho thế giới khâm phục. Khadafi đã chết thảm và hôm qua 19/11/2011 con trai ông là Saïf al Islam Kadhafi vừa bị bắt tại phía nam Lybie trên đường đào tẩu sang Niger. Anh chàng con trưởng này đã một thời là hung thần khi anh ta nắm quyền điều khiển cảnh sát mật vụ. Coi mạng người như cỏ rác, sống trên xa hoa (chuồng chó của anh ta được trang bị máy điều hòa không khí trong khi dân chết đói), nhưng đến khi sa cơ, giống như cha, anh ta đã không dám tự xử và tệ hơn nữa, đâm ra lo sợ cho mạng sống của mình và hết lòng van xin để được xử bởi Tòa Án Quốc Tế thay vì được xử tại Lybie (sợ bị thanh toán và chết thảm giống cha!). Thế mới biết, những người có quyền lực bất chính, gia đình trị, độc tài, chỉ lớn miệng đàn áp và hưởng thụ nhưng khi sa cơ thì họ mới hiểu được thế nào là giá trị sinh mạng và thèm khát công lý! Thế là trong số 8 người con của Khadafi, 3 người đã chết, 1 bị bắt và 4 đang đào tẩu tại Niger và Algérie.
Những người độc tài nên lấy đó làm gương!
Mấy ngày gần đây tình hình Lybie bị lu mờ bởi những biến cố kinh tế tài chính của Âu Châu và thế giới, nhưng chúng ta đừng quên là hiện nay đang có rất nhiều lobby chính trị và kinh tế xảy ra tại Lybie : 3 nước Pháp, Anh, Hoa Kỳ đang ráo riết vận động ngầm để tạo ảnh hưởng chính trị với hy vọng sẽ thao túng phần nào nguồn lợi dầu hỏa to lớn của Lybie. Đó cũng là động lực đã thúc đẩy họ tham chiến trong cuộc đấu tranh vừa qua của dân Lybie. Hội Đồng Quốc Gia Chuyển Tiếp của Lybie đang đứng trước nhiều vấn đề to lớn: tái thiết quốc gia, tổ chức bầu cử và dĩ nhiên bài toán khó khăn là làm sao dung hòa tất cả các thế lực chính trị quốc tế đang hăm he trục lợi. Chưa kể bài toán quân sự: làm sao giải giới các thành phần chủ lực trong cuộc nổi dậy, hầu thành lập một quân đội quốc gia xứng đáng và thống nhất. Nếu không, Lybie sẽ dễ biến thành một vùng sứ quân, vô trật tự và thanh toán đẫm máu. Một số trí thức Lybie tại hải ngoại còn do dự chưa dám trở về nếu bài toán ổn định quân sự chưa được giải quyết. Xây dựng một quốc gia sau 1 cuộc cách mạng là trách nhiệm vô cùng to lớn và khó khăn !
A.2/ Syrie
Hôm qua là ngày cuối cùng của tối hậu thư mà Liên Minh Ả Rập đã đặt ra cho tổng thống độc tài Bachar-Al Assad để ông này phải chấm dứt đàn áp dân chúng. Bachar-Al-Assad tiếp tục giết dân của mình bất chấp những lời can thiệp và khuyến cáo của thế giới. Bởi vì ông ta dư biết là sẽ không có nước nào dám hay chịu đem quân vào can thiệp. (Syrie không có nhiều dầu hỏa phẩm chất tốt và khí đốt giống Lybie, à thì ra thế, chỉ là phiếm luận thôi nhe!). Ngay đến Liên Hiệp Quốc cho đến giờ vẫn chưa lên án vì không được sự chấp thuận của Nga, thành viên có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An. Nga muốn giữ Syrie trong quỹ đạo của mình để làm đối lực với Do Thái chịu ảnh hưởng của Mỹ. Nhưng bài toán có thể thay đổi nhanh chóng vì mấy ngày gần đây, một số quân nhân đã đào ngũ và đem võ khí chống lại chính phủ. Từ một đấu tranh dân sự qua những cuộc biểu tình (bị đàn áp đẫm máu với hơn 3500 dân bị giết!!! làm sao có thể tưởng tượng được?) tình hình đang chuyển sang tranh đấu quân sự, có thể đưa đến nội chiến. Liên Hiệp Âu Châu cũng như Hoa Kỳ và khối Ả Rập đang tìm đủ cách để cô lập Syrie và nay mai, sẽ áp dụng biện pháp kinh tế, cấm vận để áp lực lên Bachar-Al Assad. Quân đội Syrie sẽ đóng vai trò then chốt trong những ngày sắp tới. Hy vọng là các tướng lãnh Syrie sẽ sáng suốt tìm ra con đường cứu nguy dân tộc : luôn luôn trong những giai đoạn cực kỳ biến động chính trị, người quân nhân sáng suốt và thật tình yêu nước phải dám lấy trách nhiệm để tái lập trật tự và ổn định xã hội, đưa đến việc cải tổ quốc gia đem lại dân chủ.
Tin giờ chót lúc 20g ngày chủ nhật 20/11/2011: tổng thống Syrie vẫn không thay đổi lập trường và tuyên bố sẵn sàng đối phó lại bất cứ sức mạnh ngoại bang nào tìm cách thao túng tình hình nội bộ Syrie. Khối Ả Rập hình như lúng túng chưa tìm ra phương thức hữu hiệu mặc dù tối hậu thư đã quá hạn. Nay mai, chắc chắn sẽ có nhiều thương thuyết với các nước Tây Phương để áp lực lên Bachar-Al Assad. Mỗi ngày tại Syrie tình trạng càng khẩn trương : hầu như ngày nào cũng có người bị giết trong các cuộc biễu tình!
A.3/ Hy Lạp
Trước tình trạng nguy khốn của Hy Lạp, thủ tướng Papandreou đã khôn khéo tìm ra cách ‘rút lui trong danh dự’ (dĩ nhiên với sự dàn xếp của Liên Hiệp Âu Châu = LHAC). Trước tiên ông đưa ra ý định trưng cầu dân ý xem dân Hy Lạp có chấp nhận chính sách khắc khổ của LHAC áp đặt không ? dĩ nhiên ! ai cũng dư biết là dân Hy Lạp sẽ nói không ! Do đó LHAC không chấp nhận ý định táo bạo này và đã tìm ra một lối thoát cho Papandreou : muốn áp dụng chính sách khắc khổ, Hy Lạp cần có 1 chính phủ liên hiệp quốc gia trong đó 2 đảng lớn Xã Hội (Pasok) và Tân Dân Chủ phải chấp nhận làm việc chung. Vì thế, Papandreou phải từ chức để Hy Lạp có cơ hội thành lập một chính phủ liên hiệp gồm 2 đảng lớn.
Tân thủ tướng Lucas Papadémos (cựu Phó Chủ Tịch Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu) là người am hiểu tình hình tài chính và nổi tiếng cứng rắn. Ông đã đòi hỏi 2 đảng lớn Pasok và Tân Dân Chủ phải ký giấy cam kết thi hành chính sách khắc khổ của LHAC và tham gia chính phủ để cứu nguy đất nước.
Nhờ vậy Hy Lạp mới có thêm được số tiền 8 tỷ Euro ‘viện trợ tiếp hơi’ của LHAC vào tháng 12, coi như chút dưỡng khí để tiếp tục sống được. Nên nhớ : tỷ lệ thất nghiệp lên đến 18,4% và Hy Lạp không còn có thể mượn tiền, do đó chỉ còn trông cậy vào LHAC, mà muốn được vậy thì phải chấp nhận tất cả những yêu sách của LHAC trong đó có chính sách khắc khổ. Món nợ của Hy Lạp lên đến gần 380 tỷ Euro = 160% tổng sản lượng quốc gia !!
Tân chính phủ sẽ phải đưa ra nhiều biện pháp cực kỳ khắc khổ tạo ra rất nhiều bất mãn trong dân chúng, có thể đưa đến nổi loạn xã hội, kéo theo suy sụp kinh tế dây chuyền. Nhưng thật tình mà nói, không còn cách nào khác ! Hiện trạng ngày hôm nay là do kết quả của 30 năm quản trị tồi tệ, lươn lẹo, bất chính của cả một guồng máy quốc gia ! Bây giờ đó là giá phải trả. Lại một bài học cho những người lãnh đạo chính trị. Chỉ là phiếm luận thôi nhe!
A.4/ Ý
Nước Ý cũng trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Với món nợ 1900 tỷ Euro (bằng 120% tổng sản lượng quốc gia và bằng 20% tổng sản lượng nội địa của cả Vùng Euro), sự suy sụp tài chính của Ý sẽ kéo theo sự nguy khốn của hệ thống tiền tệ Euro. Còn nhớ ngày nào, mỗi lần đến dự hội nghị G20 hay những hội nghị cao cấp LHAC, Berlusconi luôn luôn là kẻ hách dịch, coi thường thiên hạ với những lời tuyên bố mai mỉa và xấc xược. Ông là một tài phiệt sống trong xa hoa đàng điếm, luôn luôn lươn lẹo, tìm cách mua phiếu của các dân biểu. Nhưng trong kỳ họp G20 tháng 11 mới đây, Berlusconi là kẻ bị nhiều áp lực của LHAC (đặc biệt từ Pháp và Đức) và khuôn mặt bí xị của ông ta thật đáng thương hại ! Nước Ý kể từ nay phải áp dụng chính sách khắc khổ dưới sự giám sát của FMI (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) !! Tệ hơn nữa, lợi dụng sự thất thế này, các đảng chính trị (ngay cả các đảng đồng minh của Berlusconi) thay phiên nhau triệt hạ chàng thủ tướng hào hoa để rồi chàng phải chịu sự nhục nhã từ chức ra đi ! Nhưng Berlusconi là tay cáo già, tuy không không còn nắm quyền hành pháp nhưng ông ta còn giữ rất nhiều ảnh hưởng to lớn trong lãnh vực truyền thông, báo chí (hầu như độc quyền) và chắc chắn ông ta sẽ tiếp tục thao túng. Hình ảnh làm chúng ta suy nghĩ là trong cuộc bầu cử tín nhiệm tại quốc hội Ý, Berlusconi trước đó đã tung ra tất cả các thủ đoạn gian manh để mua phiếu các dân biểu nhưng chuyện không thành và ông ta đã tức giận lấy bút ghi tên những ‘kẻ bội phản’ !!! Hahaha, chính trị cũng có những hình ảnh hạ cấp, ngay tại những nước mệnh danh dân chủ !
Sau khi Berlusconi từ chức, chúng ta thấy 1 điều lạ lùng chưa hề xảy ra : không một đảng chính trị nào thật sự muốn nhảy ra thành lập chính phủ nhằm thực hiện chính sách khắc khổ (ối chà : 4 chữ ‘chính sách khắc khổ’ rất thường được nghe trong lúc này !) vì ai cũng hiểu là làm chuyện đó tức là sẽ bị dân phản đối và do đó ... sẽ mất phiếu !!! Đóng vai trò đối lập hoặc khôn ngoan hơn, nếu né được để khỏi vào chính phủ thì sẽ dễ ăn nói hơn với cử tri !
Sau cùng Mario Monti, giáo sư kinh tế, cựu Cao Ủy LHAC đã chấp nhận ghế thủ tướng để cứu nguy quốc gia. Tân nội các gồm toàn các chuyên gia, không phải chính trị gia. Như vậy, Mario Monti có thể rãnh tay áp dụng nghiêm chỉnh và độc lập các biện pháp kinh tế nhưng bù lại, các đảng chính trị phải tỏ ra khách quan và phải hậu thuẫn cho ông !! Đây là một tình huống kỳ lạ : các đảng chính trị không dám đảm nhận trách nhiệm nhưng vẫn còn quyền biểu quyết. Hy vọng là với sự cương trực và đầy đủ khả năng, tân thủ tướng Mario Monti sẽ làm được chuyện vì nếu Ý bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, không ngóc đầu nổi thì đồng tiền Euro sẽ bị nguy khốn nặng. (Ý là nước mạnh thứ ba trong LHAC và là thành viên của G20).
Tuy nhiên, nếu chúng ta suy nghĩ kỹ thì sẽ nhận thấy một điều : khủng hoảng ngày hôm nay là 1 khủng hoảng tiền tệ và ai cũng dư hiểu các lãnh tụ ngân hàng cũng như đám tài phiệt quốc tế có trách nhiệm không nhỏ. Ngày hôm nay, chính trị gia không dám đảm nhận trách nhiệm, lại phải nhường ghế cho ... lãnh tụ ngân hàng !!! Quả vậy, Mario Monti đã từng là cố vấn quốc tế cho đại ngân hàng Goldman Sachs và chính ngân hàng này đã ‘đóng góp’ rất nhiều trong việc phá sản của Hy Lạp qua việc lươn lẹo tài khoản, giả tạo kế toán quốc gia trong suốt mấy năm qua. Ôi thôi, tất cả đều đan vào nhau, dính líu vào nhau ... cũng chỉ là phiếm luận. (nhìn lại Hy Lạp, tân thủ tướng Lucas Papadémos cũng đã từng là lãnh tụ ngân hàng -> xem A.3)
A.5/ Tây Ban Nha
Hôm nay, 20/11/2011, gần 37 triệu dân Tây Ban Nha sẽ bầu quốc hội lập pháp trước hạn. Ai cũng tiên đoán là đảng Xã Hội PSOE cầm quyền sẽ thua nặng và phe hữu bảo thủ (đảng Nhân Dân của Mariano Rajoy) sẽ chiến thắng lớn. Tây Ban Nha cũng đang trong cơn lốc tiền tệ và tình trạng rất bi đát : 21% thất nghiệp với hơn 700 tỷ Euro tiền nợ ! Số tiền nợ của Tây Ban Nha phần lớn là do các Vùng tự trị (17 Vùng) đã có quá nhiều tự do trong việc mượn tiền và từ đó gia tăng thâm thủng. Trong suốt thời gian dài, chính phủ liên bang của thủ tướng Zapatero đã bị rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tiền tệ quốc gia. Tháng 10/2011, điểm tín dụng nợ của Tây Ban Nha đã bị sụt xuống AA- và tiếp theo đó hàng loạt khủng hoảng dồn dập đổ xuống. Đặc biệt là khủng hoảng địa ốc, nhà cửa (gần giống như khủng hoảng subprime tại Hoa Kỳ năm 2008).
Phong trào ‘Phẫn Nộ’ ngày càng bộc phát và lan sang nhiều nước khác. Vấn đề là : trước tình trạng vô cùng khó khăn, hữu hay tả, không phe nào có giải pháp làm ‘vui lòng’ dân chúng và sớm muộn gì cũng phải áp dụng chính sách khắc khổ, nghĩa là sẽ làm dân bất mãn. Mariano Rajoy, đối thủ của Zapatero, nếu trở thành thủ tướng cũng sẽ phải chọn lựa con đường khắc khổ, không có cách nào khác.
Bắt buộc phải đi qua giai đoạn xuống dốc tột cùng để rồi hy vọng ngóc đầu lên, nếu biết ... khắc khổ chịu đựng và sau đó biết sáng suốt quản trị. Không một đảng chính trị nào thoát khỏi luật này.
Bài toán này là bài toán chung cho cả LHAC (đặc biệt tại Bỉ, sẽ nói sau).
Tin giờ chót lúc 22g ngày chủ nhật 20/11/2011 : dân Tây Ban Nha đã bỏ phiếu rất đông cho đảng Nhân Dân, từ khước đảng Xã Hội sau 8 năm cầm quyền. Tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng chắc chắn là đảng Nhân Dân sẽ chiếm đa số tuyệt đối tại quốc hội.
A.6/ Ai Cập
Trong mấy ngày gần đây, tình hình Ai Cập lại sôi động do dân chúng bất mãn chính phủ quân nhân lâm thời. Nhiều cuộc biểu tình đẫm máu đang xảy ra tại thủ đô Le Caire vì dân chúng không còn tin tưởng vào những quân nhân cầm quyền và đòi họ phải nhường quyền cho chính phủ dân sự. Cho đến giờ, chính phủ quân nhân vẫn chưa công bố lịch trình bầu cử hầu thành lập thể chế dân chủ. Đây là dấu hiệu khó khăn đầu tiên của thời hậu cách mạng Mùa Xuân Ả Rập : tìm sự quân bình và ổn định để xây dựng quốc gia sau khi đánh đổ 1 chế độ độc tài. Bài toán muôn đời của người làm chính trị.
A.7/ Liên Hiệp Âu Châu (LHAC)
Chưa lúc nào, trong lịch sử, LHAC trải qua một cơn lốc dữ dội như hiện nay. Cuộc khủng hoảng tiền tệ cho chúng ta thấy nhiều khuyết điểm trong việc điều hành guồng máy Âu Châu. Dĩ nhiên chuyện không dễ làm nhưng cho đến giờ vẫn còn thiếu sự cương quyết và thống nhất để giải quyết vấn đề. Quyền lợi của quốc gia vẫn còn đặt quá nặng và các cơ chế của LHAC vẫn chưa hoạt động hữu hiệu. Nước Đức cho đến giờ là nước mạnh nhất (nhờ vào chính sách cứng rắn cách đây mấy năm trong việc hạn chế tăng lương, do đó xí nghiệp Đức cạnh tranh thắng lợi trên các nước khác) và do đó ít nhiều tự cho quyền thao túng và ... chỉ đạo.
Qua những cuộc họp khẩn cấp để tìm cách cứu nguy các nước bị khó khăn, cho đến giờ, LHAC đã quyết định thành lập Quỹ Ổn Định Tiền Tệ Âu Châu. Quỹ này cố gắng thu góp 750 tỷ nhằm can thiệp hữu hiệu nhưng khi nhìn lại thì số tiền to lớn này vẫn chưa đủ và LHAC hy vọng tăng lên 1000 tỷ. Nhưng nếu nước Ý lâm vào tình trạng khốn đốn thì 1000 tỷ cũng vẫn chưa đủ !
Trung Hoa được nhắc tới và được xem như một cứu tinh có thể mang tiền ‘đầu tư’ vào việc này. Nhưng Trung Hoa cũng chỉ là anh khổng lồ đứng trên chân đất sét, hơn nữa, rước Trung Hoa vào nội tình Âu Châu chưa hẳn là việc tốt. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế FMI hy vọng sẽ nhận được tiền từ Trung Hoa và nhờ đó sẽ có thể dùng uy tín và khả năng của mình để quản trị hữu hiệu những kế hoạch cứu nguy các nước.
Các ngân hàng Âu Châu cũng bị lung lay do hậu quả của cơn lốc Hy Lạp. LHAC đã phải quyết định tăng tiền vốn của các ngân hàng (khoảng 150 tỷ) hầu cứu vãn tình thế. Các ngân hàng này trong quá khứ đã từng cho vay lấy lời và trục lợi không ít trên các nước bị khó khăn. (đặc biệt các ngân hàng Đức). Luôn luôn, ta có 1 nhận xét chung : tất cả hệ thống tiền tệ, các ngân hàng, các nhóm tài phiệt tín dụng đều liên hệ với nhau và không bao giờ họ bị thiệt thòi thật sự, vì sau lưng họ có những quốc gia thu hưởng quyền lợi. Và chót hết, người dân luôn luôn là nạn nhân cuối cùng.
Chưa kể các tổ chức chấm điểm nợ tín dụng càng ngày càng thao túng và họ tha hồ làm mưa làm gió. Chỉ cần họ tuyên bố sụt điểm nợ tín dụng của một nước là nước đó bị nguy khốn ngay. Cho đến nay, chưa có một quy luật nào ràng buộc các tổ chức trên và ép họ phải có một phương thức làm việc đứng đắn. Đã đến lúc những người lãnh đạo LHAC và quốc hội Âu Châu phải suy nghĩ những đạo luật hầu kiểm soát các tổ chức này, ít ra khi họ hành sự trên lãnh thổ Âu Châu. Trừ khi chính một số các nước mạnh của Âu Châu và của thế giới cũng hưởng lợi trong việc này!! Chuyện vô cùng khó khăn, coi vậy mà không phải vậy! Cũng chỉ là phiếm luận thôi nhe.
Có người ví von đã nói rằng : đúng ra, các tổ chức chấm điểm nợ chỉ là nhiệt kế đo nhiệt độ báo động cơn sốt chứ không thể là nguyên nhân tạo ra cơn sốt !! Đôi lúc chúng ta nghi ngờ về cách chấm điểm của các tổ chức này và hoài nghi chính họ là kẻ tạo ra khủng hoảng!!
Nhưng trên tất cả, mọi người đều đặt câu hỏi : cơn khủng hoảng to lớn ngày hôm nay là do các tài phiệt và lãnh đạo ngân hàng tạo ra. Cho dù ngân hàng bị đe dọa nhưng lúc nào các quốc gia cũng ra tay trợ cứu (bằng tiền của dân chúng) và sau đó các ngân hàng phục hồi lại và ... tiếp tục hưởng lợi ! Và cho dù ngân hàng có bị phá sản đi nữa thì các tài phiệt vẫn phè phỡn rút lui trong xa hoa, mặc cho dân bị mất tiền, mặc cho các chính phủ phải tìm cách cứu vãn tình thế. Thế thì tại sao cho đến giờ không ai dám đưa ra đề nghị đánh thuế trực tiếp các dịch vụ ngân hàng và tăng thuế trên tiền lời của họ để kiếm thêm tiền cho Quỹ Ổn Định Tiền Tệ Âu Châu ? Thật vậy, chưa có chính trị gia nào, chưa có quốc gia nào đưa ra đề nghị về loại thuế mới này ! Tại sao ? cũng lại là phiếm luận thôi nhe.
B/ Nước Bỉ
Khi tôi viết những dòng này, tình hình nội bộ của Bỉ vẫn không sáng sủa. Các chủ tịch của 6 đảng vẫn còn đang họp để tìm cho ra những biện pháp để thu 11,3 tỷ cho ngân sách năm 2012. Chủ yếu là làm sao hạn chế số tiền khiếm ngạch ngân sách không quá 2,8% tổng sản lượng quốc gia.
Bài toán ngân sách là bài toán hóc búa, ngay trong những lúc bình thường, nhưng trong tình trạng hiện nay thì quả thật là vô cùng khó khăn.
Áp lực của LHAC càng ngày càng nặng và trước ngày 15/12/2011, bắt buộc phải tìm cho ra số tiền trên để biểu quyết ngân sách 2012, nếu không sẽ bị thêm tiền phạt 700 triệu Euro!.
Điều đáng buồn là cho đến giờ, các đảng vẫn còn cãi nhau trên những ‘giáo điều’ và lý thuyết chính trị trong việc nghĩ ra phương thức tiết kiệm. Phe tự do (đảng MR và Open VLD) thì không chịu tăng thuế trên những người thuộc hạng trung cấp và muốn xét lại tiền thất nghiệp (lúc đầu cho thêm tiền nhưng sau đó sẽ giảm nhanh), xét lại chỉ số lương, các phiếu dịch vụ (Titre-service). Họ đòi hỏi phải xét lại và giảm phần chi tiêu thay vì đánh thuế mới. Họ đòi phải lập tức gia tăng tuổi về hưu
Trong khi phe Xã Hội thì đòi tăng thuế trên tài sản (chẳng hạn 5% thuế trên những lợi tức trên 100.000 Eur/năm). Cho đến giờ, Elio Di Rupo, người trách nhiệm thành lập chính phủ đã đưa ra con số sẽ giảm thêm 37% tiền chi tiêu nhưng phe Tự Do vẫn chưa hài lòng. Phe tả thì cho rằng không thể nào giảm chi tiêu trong những lãnh vực y tế, sức khỏe, cũng như chi phí hoạt động trong các Bộ và công sở.
Áp lực ngay trong đảng Xã Hội (PS) trên Elio Di Rupo rất nặng, chưa kể các nghiệp đoàn đã lên tiếng sẽ không chịu ngồi yên nếu những quyền lợi kinh tế của giới công nhân bị giảm đi. Họ hăm dọa sẽ tổ chức biểu tình phô trương thực lực vào đầu tháng 12.
Chúng ta thấy xuất hiện sự xung đột muôn đời của 2 luồng giáo điều tả, hữu.
Nhưng thật tình mà nói, muốn tìm cho ra 11,3 tỷ (số tiền quá lớn) thì không có cách nào khác : phải áp dụng đủ mọi biện pháp, không phân biệt tả hữu, thì mới mong giải quyết được vấn đề. Có nghĩa là phải xét lại mọi chi tiêu và tìm cách giảm đi, trong khi phải tìm cách tăng phần thu bằng những thuế mới ở những nơi có thể thu được.
Cho đến giờ, tất cả cũng chỉ là ‘màu mè’ mang tính chất ‘vận động tranh cử’, lôi cuốn cử tri và tôi hy vọng chỉ là những thủ thuật thương thuyết, đọ sức kéo tay, trước khi hai bên sẽ tương nhượng nhau.
Có một nơi có thể đánh thuế mà sao không thấy ai nói tới : đó là lãnh vực ngân hàng. Và có thể kể thêm lãnh vực năng lượng : điện, gaz do tài phiệt Pháp nắm giữ (Electrabel). Mỗi năm Electrabel chỉ phải đóng thuế 250 triệu trong khi các lò nguyên tử đã hoàn toàn khấu trừ và tiền lời của họ quá lớn. Mới đây khi có nguồn tin sẽ tăng số tiền thuế trên Electrabel (550 triệu) thì lập tức họ đã cực lực phản đối ! Chính vì vậy, nước Bỉ cần phải có sớm 1 chính phủ toàn quyền, mạnh và dám làm trước những khiêu khích của tài phiệt ngoại quốc. Đau lòng nhận định tại Bỉ, các lãnh vực chiến lược như điện, gaz, ngân hàng đều nằm gọn trong tay tài phiệt ngoại quốc. Chúng ta vẫn chưa quên bài học Dexia.
Vào tháng 10, sau khi giải quyết xong vấn nạn to lớn BHV và cải tổ quốc gia, ai cũng hy vọng là tình hình sẽ sớm đi đến hồi kết thúc để cho ra đời một chính phủ, nhưng than ôi, cho đến nay, tình hình vẫn không sáng sủa.
Thêm một điều : hiện nay, áp lực của LHAC và của thị trường chứng khoán rất nặng. Đó có thể là động lực thúc đẩy các đảng chính trị phải tương nhượng nhau và sớm tìm cho ra giải pháp kinh tế tài chính, nếu không nước Bỉ sẽ lâm vào tình trạng nguy khốn.
Người làm chính trị, thật tình yêu nước, đôi lúc phải dám đảm nhận trách nhiệm : hy sinh giáo điều, chủ nghĩa của đảng mình để cứu nguy quốc gia. Và mọi đảng đều phải làm như vậy.
Trong khi đó thì đảng NVA đã tuyên bố sẵn sàng nhảy vào vòng chiến nếu cuộc thương thuyết cần đến họ. A ha ... lại thêm trò ngoạn mục mỵ dân tiếp!
Cũng chỉ là phiếm luận.
Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn hy vọng sẽ giải quyết vấn đề ngân sách 2012 và thành lập chính phủ trước 15/12/2011.
NTT (Bruxelles), 20/11/2011
Nguồn: http://ethongluan.org/
Đăng nhận xét