Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

200 ngàn doanh nghiệp sắp phá sản, ai cứu?

Posted By Đoàn Hữu Long on Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012 | 17:14

Bài báo dưới đây cho thấy những DN sắp phá sản vì mất thanh khoản do nhiều lý do như:

1. Chính sách quản lý kinh tế tồi tệ của ĐCS làm yếu đi sức mua, lạm phát tăng cao, lãi suất ngất ngưởng làm thị trường sụt giảm cho thành phẩm của DN khó khăn.

2. NH mất thanh khoản do nợ xấu khủng khiếp vì phải tiếp vốn cho DNNN tham nhũng, điển hình là Vinashin đang hầu Tòa ở Hải Phòng với thất thoát 86 ngàn tỉ.

3. Lãi suất từ 22 đến 25% từ tháng 03.2011 đến nay là 1 năm. DN chỉ cầm chừng sống được khi lãi suất huy động 10% hay dưới. Nếu vay được LS 19%, chúng tôi sẽ gánh một lượng 1.6 triệu lao động có công ăn việc làm để tiêu thụ và đóng thuế cho CP. Nhưng vì tham nhũng của chú phỉnh và tập đoàn mà lạm phát tăng cao, chúng tôi là những DN đóng thuế, tạo việc làm cho 20 triệu lao động mà lại là những thành phần kinh tế chịu gánh nặng nhất trong cuộc chiến chống lạm phát do tham nhũng, nhóm lợi ích và chính phủ gây ra.

4. Ngày 10.03.2012 lãi suất huy động hạ từ 14% xuống còn 13% nhưng hệ thống NH không còn thanh khoản vì tham nhũng, vì dùng để cho vay tập đoàn tham nhũng như Vinashin 300 tỉ với lãi suất zero%. Chúng tôi hiện không thể tiếp cận vốn với lãi suất dưới 22%

Khi NH thương mại có khó khăn thanh khoản thì NHNN bung tiền ra cứu họ hàng trăm ngàn tỉ đồng.

Chúng tôi, trong 600 ngàn DN cung cấp việc làm cho 20 triệu lao động và hiện nay 200 ngàn DN chúng tôi đang hấp hối vì thiếu vốn để giữ công việc cho 1.6 triệu lao động thì những "chiên da" kinh tế bảo rằng chúng tôi phải “tự bươn chải” trong khi lỗi của khủng hoảng này hoàn toàn về chú phỉnh, hãy đọc trang chauxuannguyen sẽ rõ.

5. Tôi ủng hộ doanh nghiệp trong lời than phiền chính đáng này và kêu gọi chú phỉnh phải đối xử công bằng với tất cả DN đóng thuế vì chúng tôi đóng cùng một tỉ lệ thuế thì chúng tôi không chấp nhận đối xử phân biệt.

Châu Xuân Nguyễn
Melbourne, Ngày đăng lần đầu 28/03/2012 [200-ngan-doanh-nghiep-sap-pha-san-ai-cuu-cxn]. rev


__________________________________________________________

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, ai cứu?
Thứ Ba, 27/03/2012, 18:30 GMT+7

Đối với TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa ổn định hệ thống, NHNN sẽ quyết định lãi suất cho vay đặc biệt trong từng trường hợp.Vậy Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì sao?

Cuối tuần qua, NHNN đã ban hành Thông tư 06 quy định về việc cho vay đặc biệt của NHNN, tổ chức tín dụng (TCTD) khác đối với các TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, tác động đến sự ổn định của hệ thống, hoặc TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.

Đây được xem là hành lang pháp lý đầu tiên cơ cấu các NHTM yếu kém theo Đề án 254 của Chính phủ vừa ban hành.

Theo Thông tư 06, NHNN sẽ quyết định khoản cho vay đặc biệt đối với TCTD hoặc yêu cầu TCTD khác cho vay đặc biệt đối với TCTD. Trong đó, NHNN sẽ quyết định mức cho vay đặc biệt trên cơ sở mất khả năng chi trả của TCTD.

Đối với TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa ổn định của hệ thống, lãi suất cho vay đặc biệt do NHNN quyết định trong từng trường hợp cụ thể. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay. Căn cứ vào đề nghị của TCTD, tình hình khả năng chi trả thực tế của TCTD, NHNN quyết thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ trong từng trường hợp cụ thể, nhưng thời hạn cho vay tối đa là 2 năm.

NHNN có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên khả năng chi trả thực tế của TCTD, nhưng thời gian gia hạn từng lần không vượt quá thời hạn cho vay lần đầu.

Riêng với TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng, lãi suất cho vay là lãi suất tái cấp vốn được NHNN công bố trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay và kỳ hạn cho vay tối đa dưới 1 năm. NHNN cũng có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt nhưng tổng thời hạn cho vay và gia hạn không quá 2 năm.


Căn cứ vào quyết định cho vay, Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân khoản vay, theo dõi và thu hồi nợ vay. Khoản cho vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của TCTD, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm.

TCTD chỉ được sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại TCTD. Việc sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của các đối tượng khác do Thống đốc NHNN quyết định từng trường hợp cụ thể.

Nghiêm cấm TCTD sử dụng khoản cho vay đặc biệt này để chi trả tiền gửi của người có liên quan của TCTD. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định khi có nguồn trả nợ TCTD phải chủ động trả nợ NHNN, TCTD cho vay kể cả trường hợp khoản vay chưa đến thời hạn trả nợ. Đến thời hạn trả nợ, TCTD có trách nhiệm hoàn trả nợ đầy đủ gốc và lãi cho NHNN, TCTD cho vay.

Dư nợ khoản cho vay đặc biệt không hoàn trả đúng hạn sẽ được NHNN, TCTD cho vay chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày quá hạn. TCTD không trả được nợ khi đến thời hạn trả nợ, NHNN hoặc TCTD cho vay đề nghị thực hiện các biện pháp sau đây để thu hồi nợ gốc và lãi: Trích tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHNN để thu nợ; từ các nguồn khác của TCTD; hoặc khoản cho vay đặc biệt được chuyển thành góp vốn, mua cổ phần của NHNN, TCTD khác tại TCTD thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ…

Theo một chuyên gia NH, trong lộ trình xử lý cơ cấu hệ thống TCTD yếu kém đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế cho vay đặc biệt phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng TCTD yếu kém, giúp cho dòng vốn cho vay của NHNN, TCTD khác đến TCTD yếu kém hiệu quả hơn.

Đặc biệt, mở ra cơ chế mới trong việc cơ cấu hệ thống NHTM là cho phép NHNN, TCTD khi cho vay TCTD yếu kém có thể trở thành cổ đông sở hữu cổ phần tương đương với tỷ lệ vốn vay nếu TCTD yếu kém không có khả năng trả nợ.

Một thực trạng hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đi vay vốn tại các ngân hàng để ổn định sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư cho kinh doanh trong những năm qua nhưng khi vay các ngân hàng đều tham gia tư vấn và định hướng cho người vay để mua nhà…., mua ô tô … Phi sản suất để áp mức lãi cao ngất trời ép người vay đến mức tiến thoái đều không được. Do lãi suất đi vay quá cao, các doanh nghiệp cang kinh doanh càng thua lỗ và đang tiến đến tê liệt và phá sản, làm sao còn có thể hoạt động kinh doanh được nữa ? Nợ xấu là do chính các ngân hàng tạo ra, Vì biết rõ không thể làm cái gì ra để có thể thanh toán lãi hàng tháng cao như vậy mà các ngân hàng cứ “nhắm mắt làm ngơ” tìm kiếm ,ép khách hàng vay với hình thức này hình thức khác để thu lợi nhuận trước mắt. Vậy tại sao không giải quyết những vấn đề này một cách rõ ràng, Phải hạ mức lãi suất cho các mọi khoản khách hàng lâu nay về mức thấp nhất để tạo cơ sở và khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Điều đó chính các ngân hàng phải làm ngay vì khi doanh nghiệp chết yểu thì ngân hàng cũng chẳng tồn tại và nếu tồn tại cũng chẳng để làm gì ? Vì người đi vay không có mà có họ cũng chẳng thể vay và không vay vì không có khả năng thanh trả lãi.

Thiết nghĩ không biết dùng đến từ gì nữa để mong các nhà băng hiểu thấu vấn đề? Hãy vì mình, vì người dân, vì doanh nghiệp và vì sự ổn định của nền kinh tế hãy tiến hành cải tổ chính hệ thống ngân hàng và hạ ngay lãi suất cho vay mọi hình thức xuống may ra còn có cơ hội cứu sống mình và doanh nghiệp.

Câu hỏi tại tiêu đề cũng mong các nhà quản lý nhà nước cho câu trả lời?
Theo Tầm Nhìn

Đăng nhận xét