Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Làm thế nào sống qua cơn suy thoái với ít nhất ảnh hưởng có thể?

Posted By Đoàn Hữu Long on Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012 | 09:40

Như tôi đã viết trong bài trước về suy thoái rằng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm sống qua suy thoái và tại sao chúng ta phải làm như thế. Tôi sẽ định nghĩa lại suy thoái, suy thoái là hậu quả của siết chặt tín dụng bằng cách nâng cao lãi suất hay giới hạn tín dụng hay cả hai.

Sau một thời gian giới hạn tín dụng (thường thì 3 tháng hay 6 tháng tùy từng độ nhạy (responses) của từng nền kinh tế), (chúng ta đang ở giai đoạn đó) thì doanh nghiệp sẽ cảm thấy khó tiếp cận tín dụng, rồi doanh nghiệp sẽ tìm cách đối phó bằng cách là không vay tiền để sản xuất một thời gian tùy độ sâu của suy thoái, hay chỉ sản xuất cầm chừng để qua cơn bĩ cực và giữ thương hiệu vì càng vay kinh doanh thì càng lỗ vì tiền lời không đủ bù đấp cho tiền lãi vay ngân hàng (hiện nay là 22 hay 25%/năm).

Khi siết chặt tín dụng thì 2 ngành “bể” trước nhất là thị trường chứng khoán và Bất Động sản như chúng ta đã thấy diễn biến. Tín dụng siết chặt, lãi nhà băng quá cao nên buôn bán cổ phiếu thời hưng thịnh còn khó kiếm 20 -25% thì thời suy thoái càng khó hơn vì tất cả không ai muốn vay tiền nhà băng hay Cty chứng khoán nên thanh khoản không có. Những người còn kẹt, ôm quá nhiều cổ phiếu thì dĩ nhiên họ muốn bán phắt đi cho xong vì họ còn nợ nhà băng để mua số cổ phiếu này lúc trước suy thoái. Vì lãi suất tăng nên áp lực bán cổ phiếu càng nhiều, vì lý do đó, nếu lạm phát lâu dài như tình trạng hiện nay (khoảng 12 tháng nữa mới có cơ hội giảm) thì lãi suất phải 1 năm rưởi hay 2 năm mới hy vọng sụt, thì lúc đó cổ phiếu mới có cơ may không sụt giảm thêm. Vì vậy đừng nghe lời một ai nói là TTCK đang ở đáy vì đáy hay không tùy thuộc độ sâu của suy thoái, tình hình này thì đáy còn xa lắm. Đừng nghe ai nói là thời buổi này lướt sóng ngắn có lời vì lướt sóng có lời khi TTCK lúc lên lúc xuống chứ tuột một lèo không phanh như thế này thì không có lời được trong bối cảnh này. Họ chỉ dụ dỗ bạn để bạn ôm cổ phiếu, bạn trả tiền lời thay vì họ phải làm chuyện đó.

Với BĐS cũng tương tự nhưng BĐS thì khó bán khó mua hơn (không phải vài phút là bùm, xong như cổ phiếu) và số tiền cao hơn rất nhiều, mỗi căn nhà là hàng tỷ, hàng chục tỷ chứ không phải cổ phiếu rẻ như cọng rau đâu. Chính vì thế nếu kẹt nắm BĐS giờ phút này thì cơ hội bán được là zero phần trăm to tướng (rất nhiều người đọc blog tôi từ 1 hay 2 năm trước họ biết tôi khuyên là không nên mua BĐS (tôi nhìn thấy lạm phát và suy thoái này 2 năm nay rồi, vào đây đọc sẽ thấy.

Những xe hơi, xe gắn máy, càng xa xỉ bao nhiêu càng nhanh sụt giá bấy nhiêu vì nhà nhập cảng mượn tiền nhà băng nhập về, hy vọng là tất cả bình thường họ sẽ bán xe lấy lời, nhưng đùng một cái, suy thoái đến, họ không bán được và vì áp lực ngân hàng nên họ buộc lòng phải giảm giá.

Tóm lại, khi suy thoái bắt đầu như hôm nay thì đây là những việc nên:

— Tránh bằng mọi giá không đụng vào TTCK.
— Tránh bằng mọi giá không mua BĐS (bán được thì tốt, người nào ngu mua thì ráng chịu vì sau suy thoái (18 tháng từ tháng 6.2011 này) nhà và cổ phiếu sẽ là đáy. Khi bắt đầu chu kỳ mới, kinh tế sẽ phát triển nhanh thì giá BĐS và TTCK sẽ tăng (nếu còn CS thì sẽ không tăng vì người dân và doanh nghiệp mất lòng tin (thường sau suy thoái là chính phủ thất cử), nếu có chính phủ hậu CS với sự giúp đỡ của Tây Âu như Ai Cập được giúp 40 tỉ usd để tái thiết từ Mubarak tham nhũng).
— Không mua xe hơi, xe gắn máy, TV, tủ lạnh..v.v..nói chung là những món giá trị cao vì gần cuối suy thoái là giá rẻ nhất.
— Không mua đồ xa xỉ, hàng hiệu vì hàng hiệu sẽ là những món hàng hạ giá nhiều nhất vì không còn nhiều khách nữa.
— Người người mất việc thê thảm nên chúng ta phải cần kiệm trong miếng ăn, quần áo thì hãy đợi qua suy thoái hãy mua vì sau suy thoái là những nhà sản xuất sẽ hữu hiệu hơn, hàng đẹp hơn mà rẻ hơn.
— Thanh lý những khoản vay nếu có thể vì tiền lãi sẽ bất ngờ tăng cao ngay giữa hợp đồng (cty tài chính có quyền điều chỉnh lãi suất ngang hợp đồng)
— Chung quanh bạn sẽ có những siêu thị điện máy phá sản, xe gắn máy cũng vậy, những hãng sản xuất đồ tiêu dùng xa xỉ phải đóng cửa bớt (làm 3 ngày/tuần), những hãng, tập đoàn tổng công ty không hữu hiệu sẽ bị đào thải, cty sẽ sát nhập lẫn nhau vì có economy of scales (số lượng sản xuất tăng khi sát nhập). Nạn thất nghiệp đầy dãy, doanh nghiệp vì bớt sản xuất nên không trả tiền định kỳ cho nhà băng được nên nhà băng phá sản hay sát nhập, những món nợ sẽ không bao giờ trả và hiệu ứng dây chuyền sẽ lan tỏa rộng.

Chuyện đáng buồn nhất là vì ĐCS tạo lạm phát quá cao qua tham nhũng, bất tài của tập đoàn và tổng công ty, nợ công quá cao nên suy thoái dần dần tiến tới, chúng ta chỉ ngồi đây như con vịt đẹt chờ bị bắn tỉa chứ không ai giải cứu được vì độ trễ của hậu quả của lãi suất 22 tới 25% và lạm phát vẫn còn tăng cao ngay khi tôi viết bài này.

Tôi sẽ ứng trực và giải thích nếu ai có thắc mắc và tôi sẽ trả lời trong thời gian suy thoái này.

Châu Xuân Nguyễn
Melbourne, 11/07/2011
[lam-the-nao-song-qua-con-suy-thoai-voi-it-anh-huong-nhat-cxn]

Đăng nhận xét