Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Posted By Đoàn Hữu Long on Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014 | 17:38

Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
____________________________
QUYẾT ĐỊNH HẢI PHẬN CỦA NƯỚC CHND TRUNG HOA

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
_____________________________

________________________
Tham khảo: http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Cong-ham-1958-voi-chu-quyen-Hoang-Sa-Truong-Sa-cua-Viet-Nam/20145/21045.vgp
(Bác cháu ta cùng nhau giữ nước)
________________
Công hàm Phạm Văn Đồng: một vấn nạn

Nói thì Hà Nội buồn, nhưng các tài liệu cho thấy năm 1958, để có tài nguyên đủ đánh chiếm miền Nam, Hà Nội đã phải bán Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Do đó, năm 1974, khi Hoa Kỳ vừa rút khỏi miền Nam, Trung Quốc đã vội đem quân chiếm Hoàng Sa để xiết nợ. Chúng tôi đã viết hai bài "Trở lại chuyện bán đất" (15/7/2011) và"Công hàm Phạm Văn Đồng" (2/8/2011) để nói về vấn đề này.

Trong hai bài nói trên, chúng tôi đã bàn về giá trị pháp lý của Công Hàm ngày 14/9/1958. Lúc đầu chúng tôi cho rằng công hàm này không có giá trị pháp lý vì lúc đó hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về miền Nam, và lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề được quốc hội phê chuẩn. Nhưng sau khi nghiên cứu lại các nguyên tắc của quốc tế công pháp, chúng tôi nhận thấy Trung Quốc có thể coi công hàm đó như một lời hứa bán, và dựa vào học thuyết "promissory estoppel" (sự ràng buộc của lời hứa) trong Common Law của hệ thống Anh - Mỹ hay nguyên tắc "Promesse de vente vaut vente" (hứa bán có giá trị như bán) trong Roman Law, để coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường đã được chuyển nhượng cho họ một cách hợp pháp.

Sự tiên đoán đó không sai. Hôm 20/5/2014, ông Lưu Hồng Dương, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia đã viết một bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post xác định rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Trường Sa là "lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc". Ông cáo buộc "Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc "estoppel" khi thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc". Do đó, nếu kiện Trung Quốc, ngoài việc chứng minh về các yêu tố chiếm hữu công khai, hòa bình và liên tục, Việt Nam còn phải đối phó với Công Hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 nữa.

Từ những sự kiện trên, chúng tôi tin rằng kịch bản kiện Trung Quốc sẽ ngừng ở đây. Không thể cãi chày cãi cối hay dùng nón cối để đối phó được. Phải đi tìm các các định chế, các nguyên tắc và các án lệ trong quốc tế công pháp mới có thể nói chuyện được.
Việt Nam sẽ quay về phía Mỹ?

Một câu hỏi được đặt ra : Trước những khó khăn với Trung Quốc và những ve vãn của Mỹ, liệu rồi Đảng Cộng sản Việt Nam có tách xa Trung Quốc và liên kết với Mỹ không ? Câu trả lời là KHÔNG...

..Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, kể cả kiện Trung Quốc, "chiến lược bắp cải" của Trung Quốc cũng sẽ được tiếp tục tiến hành. Không chỉ Việt Nam, mà các nước trong Biển Đông và Biển Hoa Đông đều phải đối phó. Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam mà giữ Việt Nam như một "tiền đồn" của Trung Quốc. Hoa Kỳ đang đứng ở đâu? Lữ Giang (29/05/2014)
__________________
Nguồn: internet
Ngày 26/05/2014
__________________
Bài viết liên quan:
Sách địa lý lớp 9 nói về Trường Sa, Hoàng Sa (1974)
Học giả Trung Quốc phản biện những lập luận của Việt Nam về Công hàm Phạm Văn Đồng?

Đăng nhận xét