Mỗi năm kiều hối về VN xấp xỉ 10 tỷ đô la. Ít nhất một nửa đến 2/3 số tiền này dùng vào việc chi tiêu, mua sắm ở Việt Nam. Gần như một dạng viện trợ không hoàn lại. Đây là tiền gửi cho thân nhân chi tiêu. Nhưng những người nhận tiền chi tiêu ở Việt Nam cũng chính là những người đang giúp nền kinh tế VN. Nhà nước thu thuế qua những sản phẩm, dịch vụ mà những người này chi tiêu.
Thành phần gửi tiền về gồm có người Việt định cư tại nước ngoài, số này phần lớn nằm ở các nước tư bản, chiếm phần lớn trong số người gửi tiền về. Kế đến là những người lao động xuất khẩu chiếm thứ hai, số này đa phần ở các nước như Hàn, Nhật, Đài Loan, Mã Lai, Li By, I rắc...đặc điểm những người này do họ lao đông có thời hạn, nên số tiền gửi về không nhiều, hoặc có gửi về thì số tiền đem ra chi tiêu không nhiều. Bởi họ dành dụm để khi hết hạn lao động về còn có vốn làm ăn. Với mức lương bình quân 700 usd một tháng, phải gánh vác nhiều thứ, họ không rảnh rang như những người định cư.
Số còn lại là cán bộ công tác, du học sinh, những người đầu tư ra nước ngoài để có thẻ xanh. Trong số này thì cán bộ đi công tác là chủ yếu. Còn du học sinh thì tiền lại mang từ VN đi, bố mẹ chu cấp. Các nhà đầu tư ra ngoài cũng mang tiền từ trong nước ra, hầu hết họ chuyển tài sản đến một chỗ an toàn. Tiền họ mang về so với việc họ mang đi chỉ đáng 1/10.
Tóm lại số tiền kiều hối phần lớn do những người định cư, số tiền này gửi về cho thân nhân thường với mục đích chi tiêu. Tương lai không xa nguồn tiền này sẽ không còn.
Hiện nay các nước đã thắt chặt việc nhập cư, tị nạn. Nguồn bổ sung cho nhân tố này sẽ chỉ có giảm chứ không tăng.
Nguồn bổ sung khả dĩ là các thế hệ sau của những người định cư.
Thế hệ sau này sinh ra ở nước sở tại, hầu như những quan hệ thân thiết ở Việt Nam không còn nhiều, những liên kết khác cũng không có. Chỉ mơ hồ là một dòng máu trong người. Nhiều em chả biết tiếng Việt, có em không muốn về VN. Tương lai bố mẹ các em mất đi, các em sẽ chẳng biết về Việt Nam làm gì ngoài việc tò mò xem quê hương của cha mẹ mình thế nào. Thế hệ này sẽ chẳng có lý do gì để phải gửi tiền cho họ hàng xa như bố mẹ của họ gửi cho anh em ruột hay ông bà. Các em gần như gắn bó hoàn toàn với cuộc sống sở tại và tư duy như người sở tại.
Chắc chắn 10 năm nữa, Việt Nam sẽ gần như mất hoàn toàn dòng kiều hối từ người Việt định cư. Những người đi lần cuối từ biến cố năm 1990 đã cần kề tuổi về hưu, 10 năm nữa trong số họ sống bằng lương hưu, không còn dư dả gửi về nhà. Bố mẹ của họ cũng chả còn sống để họ phụng dưỡng. Anh chị em thì gọi là chút quà không đáng kể. May ra nếu họ trở về VN sống những ngày cuối đời thì còn có được nguồn tiền họ mang theo. Nhưng không biết bao nhiêu % trong số này sẽ về VN sống trong những năm tháng nghỉ hưu, khi mà con chaú của họ ở nước ngoài, khi mà an sinh , phúc lợi điều kiện y tế ở VN những điều cần thiết cho người già lại không được tốt bằng.
Hiện nay nợ công của VN ngày một tăng, đã chạm đến giới hạn cuối cùng của sự an toàn mà chưa có dấu hiệu sẽ giảm ngoại trừ những lời hứa của các nhà lãnh đạo. Việc chấp nhận tàn phá thiên nhiên để đào bô xít, thứ quặng rẻ tiền cho thấy tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam trên đất là cạn kiệt. Cho thuê đất dài hạn để làm khu công nghiệp đã mặc cả đến mức bèo bọt, trước kia thì việc cho thuê đất gắn với việc nhận lao động VN. Nhưng gần đây đã thấy dấu hiệu bị bãi bỏ từ phía các nhà đầu tư, chẳng hạn như ở Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Bình Dương các nhà đầu tư nước ngoài khi thuê đất họ mang công nhân cuả họ sang. Họ sinh sống, làm việc trong một khu khép kín như thế giới riêng, đất nước riêng của họ.
Không còn tài nguyên trên cạn, không còn nguồn kiều hối. Chuyện VN trả nợ chỉ trông chờ vào yếu tố con người, sức lao động, hàng hoá xuất khẩu từ trong nước. Nhìn thế mới biết việc gia nhập các hiệp hội, tổ chức thương mại quốc tế cần thiết đến mức cấp bách cho VN thế nào. Có được quan hệ tốt thì mới mong bán được hàng hoá, có đầu tư bên ngoài, có nguồn xuất khẩu lao động.
Thực tế chứng minh , chả có chế độ cộng sản cầm quyền nào đạt quan hệ tốt với các nước tiến bộ trên thế giới cả.
Sau 10 năm nữa kiều hối dứt, tài nguyên sạch nhẵn. Nội lực thì dặt dẹo trong mớ bòng bong ý thức hệ và quản lý hành chánh chồng chéo, cửa quyền, tham nhũng và lãng phí. Kiếm sống còn chả đủ, đừng nói là trả nợ. Riêng cái khoản tiền chữa những căn bệnh do môi trường, thức ăn, nguồn nước, không khí cũng đủ làm cho VN kiệt quệ.
Đến lúc này mà vẫn còn xây dựng những công trình lãng phí thì không biết ai là thế lực thù địch. Những công trình như nhà văn hoá trụ sở hành chánh, nhà quốc hội, trụ sở đảng, đền thờ lãnh tụ, lãnh đạo...liệu những thứ ấy có sinh ra được lợi nhuận để trả nợ công hay không.?
Điều an ủi là 10 năm nữa sẽ không còn thế lực thù địch bên ngoài, tôi đã gặp nhiều chàng trai , cô gái tuổi đôi mươi ở Mỹ, Âu. Chẳng có hy vọng gì 10 năm nữa khi trưởng thành họ sẽ thành thế lực thù địch bên ngoài của nhà cầm quyền Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa họ cũng chẳng thành khúc ruột ngàn dặm để gửi kiều hối về VN.
Thành phần gửi tiền về gồm có người Việt định cư tại nước ngoài, số này phần lớn nằm ở các nước tư bản, chiếm phần lớn trong số người gửi tiền về. Kế đến là những người lao động xuất khẩu chiếm thứ hai, số này đa phần ở các nước như Hàn, Nhật, Đài Loan, Mã Lai, Li By, I rắc...đặc điểm những người này do họ lao đông có thời hạn, nên số tiền gửi về không nhiều, hoặc có gửi về thì số tiền đem ra chi tiêu không nhiều. Bởi họ dành dụm để khi hết hạn lao động về còn có vốn làm ăn. Với mức lương bình quân 700 usd một tháng, phải gánh vác nhiều thứ, họ không rảnh rang như những người định cư.
Số còn lại là cán bộ công tác, du học sinh, những người đầu tư ra nước ngoài để có thẻ xanh. Trong số này thì cán bộ đi công tác là chủ yếu. Còn du học sinh thì tiền lại mang từ VN đi, bố mẹ chu cấp. Các nhà đầu tư ra ngoài cũng mang tiền từ trong nước ra, hầu hết họ chuyển tài sản đến một chỗ an toàn. Tiền họ mang về so với việc họ mang đi chỉ đáng 1/10.
Tóm lại số tiền kiều hối phần lớn do những người định cư, số tiền này gửi về cho thân nhân thường với mục đích chi tiêu. Tương lai không xa nguồn tiền này sẽ không còn.
Hiện nay các nước đã thắt chặt việc nhập cư, tị nạn. Nguồn bổ sung cho nhân tố này sẽ chỉ có giảm chứ không tăng.
Nguồn bổ sung khả dĩ là các thế hệ sau của những người định cư.
Thế hệ sau này sinh ra ở nước sở tại, hầu như những quan hệ thân thiết ở Việt Nam không còn nhiều, những liên kết khác cũng không có. Chỉ mơ hồ là một dòng máu trong người. Nhiều em chả biết tiếng Việt, có em không muốn về VN. Tương lai bố mẹ các em mất đi, các em sẽ chẳng biết về Việt Nam làm gì ngoài việc tò mò xem quê hương của cha mẹ mình thế nào. Thế hệ này sẽ chẳng có lý do gì để phải gửi tiền cho họ hàng xa như bố mẹ của họ gửi cho anh em ruột hay ông bà. Các em gần như gắn bó hoàn toàn với cuộc sống sở tại và tư duy như người sở tại.
Chắc chắn 10 năm nữa, Việt Nam sẽ gần như mất hoàn toàn dòng kiều hối từ người Việt định cư. Những người đi lần cuối từ biến cố năm 1990 đã cần kề tuổi về hưu, 10 năm nữa trong số họ sống bằng lương hưu, không còn dư dả gửi về nhà. Bố mẹ của họ cũng chả còn sống để họ phụng dưỡng. Anh chị em thì gọi là chút quà không đáng kể. May ra nếu họ trở về VN sống những ngày cuối đời thì còn có được nguồn tiền họ mang theo. Nhưng không biết bao nhiêu % trong số này sẽ về VN sống trong những năm tháng nghỉ hưu, khi mà con chaú của họ ở nước ngoài, khi mà an sinh , phúc lợi điều kiện y tế ở VN những điều cần thiết cho người già lại không được tốt bằng.
Hiện nay nợ công của VN ngày một tăng, đã chạm đến giới hạn cuối cùng của sự an toàn mà chưa có dấu hiệu sẽ giảm ngoại trừ những lời hứa của các nhà lãnh đạo. Việc chấp nhận tàn phá thiên nhiên để đào bô xít, thứ quặng rẻ tiền cho thấy tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam trên đất là cạn kiệt. Cho thuê đất dài hạn để làm khu công nghiệp đã mặc cả đến mức bèo bọt, trước kia thì việc cho thuê đất gắn với việc nhận lao động VN. Nhưng gần đây đã thấy dấu hiệu bị bãi bỏ từ phía các nhà đầu tư, chẳng hạn như ở Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Bình Dương các nhà đầu tư nước ngoài khi thuê đất họ mang công nhân cuả họ sang. Họ sinh sống, làm việc trong một khu khép kín như thế giới riêng, đất nước riêng của họ.
Không còn tài nguyên trên cạn, không còn nguồn kiều hối. Chuyện VN trả nợ chỉ trông chờ vào yếu tố con người, sức lao động, hàng hoá xuất khẩu từ trong nước. Nhìn thế mới biết việc gia nhập các hiệp hội, tổ chức thương mại quốc tế cần thiết đến mức cấp bách cho VN thế nào. Có được quan hệ tốt thì mới mong bán được hàng hoá, có đầu tư bên ngoài, có nguồn xuất khẩu lao động.
Thực tế chứng minh , chả có chế độ cộng sản cầm quyền nào đạt quan hệ tốt với các nước tiến bộ trên thế giới cả.
Sau 10 năm nữa kiều hối dứt, tài nguyên sạch nhẵn. Nội lực thì dặt dẹo trong mớ bòng bong ý thức hệ và quản lý hành chánh chồng chéo, cửa quyền, tham nhũng và lãng phí. Kiếm sống còn chả đủ, đừng nói là trả nợ. Riêng cái khoản tiền chữa những căn bệnh do môi trường, thức ăn, nguồn nước, không khí cũng đủ làm cho VN kiệt quệ.
Đến lúc này mà vẫn còn xây dựng những công trình lãng phí thì không biết ai là thế lực thù địch. Những công trình như nhà văn hoá trụ sở hành chánh, nhà quốc hội, trụ sở đảng, đền thờ lãnh tụ, lãnh đạo...liệu những thứ ấy có sinh ra được lợi nhuận để trả nợ công hay không.?
Điều an ủi là 10 năm nữa sẽ không còn thế lực thù địch bên ngoài, tôi đã gặp nhiều chàng trai , cô gái tuổi đôi mươi ở Mỹ, Âu. Chẳng có hy vọng gì 10 năm nữa khi trưởng thành họ sẽ thành thế lực thù địch bên ngoài của nhà cầm quyền Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa họ cũng chẳng thành khúc ruột ngàn dặm để gửi kiều hối về VN.
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.blogspot.be/2014/10/kieu-hoi-se-suy-giam-trong-10-nam-nua.html
Ngày đăng 30/10/2014 [kieu-hoi-se-suy-giam-trong-10-nam-nua-nguoi-buon-gio]
_______________________
Bài viết liên quan:
Tài liệu tối mật của VC bị đánh cắp
Việt Nam, Ngôi Sao Sắp Tắt
Đăng nhận xét