Khó có thể có ai theo dõi sự sụp đổ của Bức tường Berlin với nhiều cảm xúc hơn tôi. Lý do là đối với tôi nó là sự đảo ngược của một biến cố khác mà tôi vẫn coi là biến cố mãnh liệt và bi thảm nhất trong đời mình: ngày 30/4/1975.
Trong cả hai trường hợp, trong vòng hai tháng các diễn biến dồn dập xẩy tới, kết thúc nhanh chóng một cuộc xung đột dài, với sự sụp đổ hoàn toàn của môt bên và sự toàn thắng của bên kia. Hai tháng 3 và 4/1975 đã là giai đoạn đen tối và tuyệt vọng mà tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi chứng kiến một cách bất lực sự sụp đổ trong hoảng loạn của một chế độ mà tôi đã cố bảo vệ dù thấy nó tồi dở, để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản mà tôi tin sẽ đưa đất nước đến đại họa nếu được thiết lập. Nhưng lịch sử đã quyết định một cách khác và tôi thấy như đời mình sụp đổ. Ngày 9/11/1989, ngược lại, tôi hân hoan chứng kiến một kết thúc mà mình đã ao ước, mong đợi và dự đoán. Lẽ phải đã thắng, sự tệ hại sau cùng đã được nhận diện đúng như là một sự tê hại và bị vất bỏ.
Pierre rủ tôi tới lâu đài của gia đình hắn ở Le Touquet, trên bờ biển Normandie miền Tây nước Pháp. Hắn là hậu duệ của một nguyên soái, bố mẹ hắn để lại cho anh em hắn một lâu đài và một trang trại rất lớn chung quanh. Chỉ có người em út, François, ở đó để coi lâu đài và khai thác trang trại. Pierre và Jean, người anh lớn, giáo sư kinh tế đại học Lille, lâu lâu mới về để nghỉ ngơi. Pierre học cùng trường với tôi và năm 1982 đã cho tôi việc làm trong công ty của hắn khi tôi từ Việt Nam sang Pháp mới được vài ngày. Tôi làm việc với Pierre ba năm rồi sang làm một công ty khác. Tuy vậy chúng tôi vẫn là bạn rất thân và gặp nhau thường xuyên bởi vì chúng tôi đều thích nói chuyện chính trị. Pierre thuộc cánh tả, theo đảng Xã Hội và trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam ủng hộ phe cộng sản. Sau này hắn vẫn thuộc đảng Xã Hội nhưng thái độ đối với chủ nghĩa cộng sản đã thay đổi hẳn. Tôi chỉ có thể chấp nhận lời mời của Pierre vì ý định của hắn là để kỷ niệm sinh nhật của tôi và để cùng theo dõi những gì sắp xảy ra tại Berlin. Hắn nói: "Nhất định chế độ cộng sản Đông Đức sẽ sụp đổ trong một hai ngày nữa, tao nghỉ trọn một tuần để theo dõi biến cố này, Jean cũng sẽ có mặt". Thế là tôi cũng nghỉ một tuần để đem vợ con tới Le Touquet.
(Ảnh: chào đón dòng người từ Đông Berlin tràn về phía Tây hôm 09/11/1989)
Lúc đó, đầu tháng 11/1989, tình hình ở Đức đang biến động lớn, bức tường Berlin không còn lý do tồn tại nữa. Mục đính của nó là để ngăn chặn làn sóng người Đông Đức muốn bỏ sang Tây Đức nhưng từ mùa hè 1989 nó không còn công dụng này nữa. Bằng một quyết định lịch sử chính quyền Hungary (Hung Gia Lợi) đã mở cửa biên giới với nước Áo từ tháng 5, và đến tháng 9 chính thức tuyên bố cho phép người Đông Đức có mặt tại Hung được sang Tây Đức. Ngay sau đó hàng ngàn người Đông Đức dùng đường sắt từ Hung qua Tây Đức mỗi ngày. Lúc đó khối cộng sản Đông Âu đang tan vỡ. Ba Lan đã trở thành một nước dân chủ từ tháng 8 với một chính quyền xuất phát từ công đoàn Solidarnosc; Hungary dưới sự lãnh đạo của tân tổng bí thư Karoly Gosz từ tháng 2 đã tuyên bố chấp nhận dân chủ đa nguyên và từ ngày 23 tháng 10 chính thức tuyên bố chấm dứt chế độ cộng sản. Tuy vậy người ta vẫn chờ đợi sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức vì sự sụp đổ này có một ý nghĩa đặc biệt, nó đánh dấu sự sụp đổ không phải chỉ của một chế độ cộng sản, như trường hợp Ba Lan và Hung, mà của chính chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản thế giới nói chung.
Trái với các nước Đông Âu khác, Đông Đức, với tên chính thức Cộng Hòa Dân Chủ Đức, không phải là một nước vẫn có từ trước mà là một nước hoàn toàn do chủ nghĩa cộng sản mà có. Nó được thành lập trên phần lãnh thổ Đức do Liên Xô chiếm đóng sau thế chiến II, với các lãnh tụ là những người cộng sản Đức lưu vong tại Liên Xô được Liên Xô đem về và trên nhiều khía cạnh còn kiên trì với chủ nghĩa Mác-Lênin hơn cả các lãnh tụ Liên Xô. Đông Đức không những chỉ là đứa con chính thống mà còn là niềm hãnh diện của phong trào cộng sản thế giới, nó được khoe khoang như là một mẫu mực thành công của chủ nghĩa cộng sản. Sự sụp đổ của nó vì thế cũng là sự sụp đổ của chính chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản thế giới.
Nếu Đông Đức là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản thì bức tường Berlin là biểu tượng của Đông Đức. Nó không phải chỉ là một bức tường mà là cả một công trình phòng thủ kiên cố dài 155 km bao quanh thành phố Tây Berlin với hai lớp tường cao 3,6 mét, trên 300 trạm canh, 14.000 lính biên phòng và hàng ngàn chó nghiệp vụ. Nó đã được khởi sự xây dựng từ ngày 12/8/1961 để ngăn chặn là sóng người bỏ sang Tây Đức và như một biểu tượng của quyết tâm thử sức với khối tư bản.
Berlin đã là một trận tuyến cốt lõi của cuộc tranh hùng giữa hai phe tư bản và cộng sản. Nằm sâu trong lãnh thổ Đông Đức, Tây Berlin đã là một biểu tượng của tự do và dân chủ ngay trong lòng khối cộng sản. Nó đã thành công mỹ mãn và cho đến khi bức tường được dựng lên đã thu hút hơn ba triệu người Đông Đức, đa số thuộc thành phần tinh nhuệ có học thức và tay nghề cao. Dư luận gọi đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân. Đông Đức mất máu và phong trào cộng sản thế giới bị lố bịch hóa. Mỗi ngày hàng trăm người kéo nhau sang Tây Berlin với những chuyện kể như nhau về thực trạng bi đát trong thiên đường cộng sản. Tình trạng không thể tiếp tục. Khối cộng sản đã bối rối và phản ứng một cách dữ tợn. Khruschev có lúc đã đe dọa chiến tranh nguyên tử nếu Hoa Kỳ và đồng minh không chịu rút lui khỏi Tây Berlin. Thế giới đã sống những giờ phút rất căng thẳng và hồi hộp. Khi bức tường Berlin được dựng lên người ta biểu tình phản đối khắp nơi, gọi nó là bức tường ô nhục, nhưng trong thâm tâm thế giới đã thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát được một cuộc thế chiến. Bức tường Berlin có nghĩa là Liên Xô đã lùi bước, chấp nhận sự tồn tại của thành phố Tây Berlin ngay giữa lòng khối cộng sản và chỉ cố gắng cô lập nó mà thôi. Từ đó Tây Berlin bị cô lập với Đông Đức, những cố gắng vượt tường trở thành vô cùng hiểm nghèo. Trong 28 năm đã có hơn 5000 người đủ mưu trí và may mắn sang được Tây Berlin nhưng số người thất bại và phải trả giá bằng tù tội và trù dập sau đó, có khi bằng tính mạng, còn cao hơn nhiều và số người thiệt mạng trong lúc vượt tường đã lên tới trên một ngàn người. Xây xong bức tường, Liên Xô đã dồn sức lực và của cải giúp Đông Đức vươn lên tranh đua với Tây Đức; bộ máy tuyên truyền của cả khối cộng sản được huy động để mô tả Cộng Hòa Dân Chủ Đức như là bằng chứng của sự hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản. Berlin vẫn là một mặt trận lớn và một điểm nóng của chiến tranh lạnh. Quả thực là Đông Đức đã thành công hơn các nước cộng sản khác nhưng nó vẫn còn thua rất xa Tây Đức và sau cùng thì sự thua kém này không thể che đạy được nữa vì hai ly do, một là không có tuyên truyền dối trá nào có thể kéo dài mãi mãi, hai là từ cuối thập niên 1960 trở đi các kỹ thuật truyền thông đột ngột phát triển mạnh mẽ, chọc thủng mọi bức tường bưng bít dù kiên cố đến đâu, kể cả bức tường Berlin. Sang thập niên 1980 các cố gắng phá sóng trở thành vô hiệu quả, phần lớn các gia đình Đông Đức đều đã có thể bắt được các được các đài truyền hình Tây Đức. Chính quyền Đông Đức đã phải chấp nhận để dân chúng tự do bắt các đài truyền thanh và truyền hình Tây Đức. Đây là cuộc đầu hàng đầu tiên dọn đường cho một cuộc đầu hàng toàn bộ.
Ngày 7/10/1989 khi Gorbachev tới Berlin để dự lễ quốc khánh thứ 40 của Cộng Hòa Dân Chủ Đức ông đã xung đột ngay với ban lãnh đạo ngoan cố của đảng cộng sản Đông Đức và được những đoàn biểu tình đông đảo đòi dân chủ hoan hô như một ân nhân. Hai ngày sau, tại Leibzig, hơn 70.000 người Đông Đức biểu tình đòi dân chủ, một lực lượng cảnh sát võ trang hùng hậu được huy động tới. Thế giới nín thở, một cuộc tắm máu có thể xảy ra, nhất là người lãnh đạo Đông Đức lúc đó lại là một nhân vật cực kỳ hắc ám, Erich Honecker, chính con người đã chỉ huy việc xây dựng bức tuờng Berlin 28 năm về trước. Nhưng cảnh sát đã nhận hoa của đoàn người biểu tình thay vì đàn áp và Honecker đã phải nhượng bộ. Tình hình từ đó thay đổi nhanh chóng, dồn dập, từng ngày. Ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức nhường chỗ cho Egon Krenz.
(Ảnh: Đêm 09/11/1989, người dân Berlin tưng bừng chào mừng ngày sụp đổ của chế độ cộng sản)
Khi tôi tới Le Touquet gặp anh em của Pierre ngày 4 tháng 11 sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Pierre khoe rằng hắn đã dự trữ đầy đủ champagne để mừng biến cố này. Hắn còn nghĩ là nó có thể xảy tới đúng ngày mùng 8, ngày sinh của tôi. Lúc đó tình hình Đông Đức đang sục sôi, hàng ngày, hàng giờ các đài truyền hình liên tục đưa lên những cảnh dân chúng tụ tập khắp nơi, càng lúc càng đông với khí thế càng lúc càng lên. Các ký giả và các nhà bình luận liên tục phân tích tình hình dưới mọi khía cạnh để đi tới cùng một kết luận: Chế độ cộng sản Đông Đức và chủ nghĩa cộng sản đang sống những giờ phút chót. Chúng tôi chỉ không đồng ý trên một điểm: Jean và tôi hoàn toàn tin tưởng là chính quyền Đông Đức sẽ đầu hàng êm thắm trong khi Pierre vẫn còn lo ngại một phản ứng điên khùng gây đổ máu. Hắn cho rằng chúng tôi quá lạc quan vì không ai có thể tiên đoán hành động của bọn ác ôn. Jean vẫn giữ nguyên lập trường: "Nếu muốn đàn áp thì Honecker đã không từ chức. Egon Krenz thừa biết ông ta được đưa lên để đầu hàng chứ không phải chống trả, sẽ không có đàn áp". Pierre không hoàn toàn tin, dù hắn cũng hy vọng là như thế; có những trường hợp mà người ta đưa ra một giả thuyết chỉ để hy vọng rằng mình sai. Tôi kết luận: "Chắc chắn sẽ không có đổ máu vì một lý do giản dị là nếu có đổ máu thì chúng ta sẽ không thể uống rượu mừng và những chai Champagne của Pierre sẽ chẳng dùng vào việc gì". Lập luận này được cả Jean và Pierre coi là rất thuyết phục.
Trong suốt ba ngày Jean, Pierre và tôi, ngoài những giờ chạy bộ cho dãn gân cốt, ngồi dán mắt vào màn ảnh truyền hình tới tận đêm khuya theo dõi và bình luận các diễn biến. Tình hình liên tục thay đổi nhanh chóng nhưng biến cố mà chúng tôi chờ đợi, nghĩa là sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức, vẫn chưa tới. Đến ngày mùng 8, các đài loan tin chính phủ Đông Đức từ chức và chưa có chính phủ mới. Chúng tôi đều tự hỏi như vậy có thể coi là chế độ cộng sản đã sụp đổ hay chưa, ý kiến chung là "gần như thế nhưng chưa hẳn là thế". Lúc đó chúng tôi mới ý thức rằng chúng tôi đều nói tới sự sụp đổ của một chế độ mà không định nghĩa những tiêu chuẩn cho phép kết luận rằng chế độ đó đã sụp đổ. Sau một cuộc tranh cãi lý thuyết chúng tôi đồng ý trên một định nghĩa: một chế độ được coi là đã sụp đổ khi nó không còn kiểm soát được dân chúng nữa hay khi, dưới áp lực từ bên ngoài, những điều khoản cốt lõi trong bản hiến pháp của nó bị hủy bỏ. Dầu vậy đối với chúng tôi ngày 8/11 vẫn là ngày mà chế độ cộng sản Đông Đức coi như đã chết và tối hôm đó chúng tôi cùng nâng ly chúc mừng nhân dân Đức.
Hôm sau, 9/11, đến lượt bộ chính trị đảng cộng sản Đông Đức (tên chính thức là Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất) từ chức tập thể. Thế là sau nhà nước đến lượt đảng cầm quyền không còn lãnh đạo. Chế độ Đông Đức không khác một người đã chết về mặt lâm sàng, vẫn còn thở nhưng đã mất hết nhận thức và phản xạ. Dầu vậy vẫn có một cái gì đó chưa trọn vẹn khiến chúng tôi không thể hoàn toàn thỏa mãn.
Buổi tối hôm đó sau khi thị trưởng Đông Berlin tuyên bố từ nay không còn giới hạn nào cho sự di chuyển giữa Đông và Tây Berlin nữa hàng chục nghìn người Đông Đức đổ về trạm biên giới. Khi các bà đã sang phòng khác hoặc đi ngủ, Jean, Pierre và tôi vẫn còn hồi hộp theo dõi những cãi cọ càng lúc càng gay go giữa đám đông đòi vượt biên càng lúc càng bạo dạn và toán công an biên phòng càng lúc càng bối rối. Rồi Biến Cố tới. Đúng nửa đêm viên sĩ quan trạm trưởng biên giới bơ vơ không biết phải làm gì và cũng không còn thượng cấp nào để nhận chỉ thị ra lệnh mở cửa biên giới. Bức tường Berlin đã sụp đổ!
Pierre la lên: "Ça y est, c'est fait!" (rồi, xong rồi!), và Jean: "Le mur est tombé!" (bức tường đã sụp đổ!). Rồi cả ba chúng tôi đều im lặng, sững sờ trước cảnh một làn sóng người đổ qua biên giới trong khi một làn sóng người từ phía Tây tràn tới đón họ. Người ta ôm nhau la hét, cười và khóc vì sung sướng, nhiều người hát và nhẩy múa, có người quỳ xuống trong một cảnh hạnh phúc điên loạn. Người phóng viên CNN nói như hét với giọng run vì súc động nhưng tôi đã choáng váng chẳng còn nghe anh ta nói gì. Tôi chăm chú nhìn màn ảnh nhưng cũng chẳng ghi nhận đươc gì trong những hình ảnh và âm thanh tưng bừng cuồng nhiệt đó. Tôi thấy cay mắt. Jean và Pierre chắc cũng không khác tôi vì họ cũng ngồi trơ ra đó như bị thôi miên. Chúng tôi hồi tỉnh dần dần nhưng không ai lên tiếng. Có những lúc không có gì để nói. Tự nhiên tôi hiểu thế nào là xúc động. Trong suốt bốn ngày thảo luận về sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức không ai trong chúng tôi chú ý đến bức tường Berlin. Ngay cả khi tìm cách định nghĩa những tiêu chuẩn để có thể nói chế độ này đã sụp đổ chúng tôi cũng không hề nghĩ đến nó. Bây giờ thì chúng tôi hiểu sự sụp đổ bức tường Berlin có nghĩa là cả chế độ Đông Đức lẫn chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ và thế giới đã thay đổi. Lịch sử nhân loại sang trang ngay trước mắt chúng tôi trong một cảnh hân hoan cuồng nhiệt, làm chúng tôi điếng người, tê tái như bị sét đánh.
Sự im lặng chỉ chấm dứt khi François xông vào. François đẹp trai và vui sống một cách vô tư. Hắn la lớn: "Alors, qu'attendez-vous? Où est le champagne? Le mur est tombé!" (Các anh còn đợi gì? Rượu đâu? Bức tường đã đổ rồi). Sự im lặng bỗng nhiên nhường chỗ cho tiếng cười nói và tiếng nút chai champagne nổ. Các bà ở phòng bên cũng sang nhập bọn, trừ vợ tôi đã đi ngủ sớm vì có con nhỏ. Pierre vội vã rót rượu cho mọi người. Đến lượt chúng tôi cũng la hét, chia vui với nhau, chúc mừng mọi người, chúc mừng nhân dân Đức, chúc mừng nhân loại. Rồi Jean và Pierre, có lẽ đã hội ý với nhau giữa lúc tôi không để ý, yêu cầu mọi người im lặng và trịnh trọng nâng ly: "A la démocratie au Vietnam!" (Chúc dân chủ cho Việt Nam).
Đêm hôm đó Jean, Pierre và tôi thức rất khuya để xem cảnh thanh niên đập phá bức tường, để bàn về Đông Âu và thế giới, về chủ nghĩa cộng sản và về phong trào cộng sản thế giới. Khi chúng tôi chia tay đi ngủ vì đã quá mệt tôi mới nhận ra rằng trong suốt năm ngày tôi đã ngủ rất ít.
Tuy vậy tôi vẫn không ngủ được và thao thức suốt đêm như tôi đã không ngủ trong những ngày trước và sau 30/4/1975. Cảm xúc vẫn còn quá mạnh. Tôi suy nghĩ miên man về hai biến cố. Trên nhiều điểm chúng rất giống nhau. Quyết định mở cửa biên giới của chính phủ Hung đã có tác dụng của một sự sụp đổ bắt đầu đối với chế độ Đông Đức tương tự như việc thất thủ Phước Long tháng 1/1975, cuộc biểu tình Leibzig như việc thất thủ Buôn Mê Thuột. Vai trò của Egon Krenz không khác Dương Văn Minh. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản thế giới đối với tôi không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tôi đã tiên liệu nó ngay từ đầu thập niên 1980, đã trình bày nó trong nhóm sáng lập Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên như là một nhận định nền tảng của tổ chức và đã viết ra trong bài "Ta có thể thắng" đăng trên báo Tự Do năm 1986 (*). Các biến cố đã xảy ra không khác những tiên liệu của tôi, điều làm tôi trằn trọc là câu hỏi tại sao chúng ta lại sa vào ách cộng sản và chừng nào chúng ta mới ra khỏi. Càng suy nghĩ niềm hân hoan càng nhường chỗ cho sự băn khoăn.
Trong lịch sử thế giới chưa có chủ nghĩa nào gây nhiều thảm kịch bằng chủ nghĩa cộng sản. Nó đã làm hàng trăm triệu người chết và đã gây những tác hại ghê gớm cho môi trường, đạo đức và con người. Nhưng điều vô lý và đáng buồn nhất là nó đã thành công rất lâu sau khi sự sai lầm của nó đã được chứng tỏ. Chế độ cộng sản đầu tiên được thiết lập tại Nga năm 1917 gần một nửa thế kỷ sau khi chủ nghĩa Marx đã bị vất bỏ tại Tây Âu, quê hương của nó. Và nó đã được du nhập vào Việt Nam gần 30 năm sau khi đã gây ra những tội ác kinh khủng tại Liên Xô. Càng thiếu tư tưởng các dân tộc càng là mồi ngon cho các sai lầm kinh khủng. Trái với huyền thoại được tạo ra và nuôi dưỡng, các đảng cộng sản không phải là những phong trào quần chúng. Chúng không được thành lập để tranh thủ hậu thuẫn quần chúng mà để lợi dụng một tình trạng khủng hoảng để cướp chính quyền. Trong suốt lịch sử của phong trào cộng sản thế giới chưa hề có một đảng cộng sản nào thắng một cuộc bầu cử lương thiện nào. Cũng chưa hề có một đảng cộng sản nào đem lại phồn vinh cho một quốc gia nào. Ở mọi nơi mà nó được thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố và tội ác. Sư kiện một chế độ cộng sản được thiết lập tại Việt Nam và tiếp tục tồn tại sau khi phong trào cộng sản thế giới đã tan rã và chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ là một điều rất không bình thường và phải chất vấn mọi người Việt Nam. Chúng ta là một dân tộc suy nhược tâm thần.
Bức tường Berlin sụp đổ đã là một cơ hội quý báu để người Việt xây dựng một nhà nước dân chủ nhưng chúng ta đã để lỡ cơ hội vì một bức tường dày đặc khác vẫn còn đó: di sản văn hóa và tâm lý của chính chúng ta, nó khiến chúng ta quan niệm một cách bệnh hoạn về đất nước, về chính trị và về hoạt động chính trị.
Trong bài viết năm 1986 đã nhắc tới ở phần trên, khi dự đoán sự sụp đổ của chủ nghĩa và phong trào cộng sản tôi đã không mấy lạc quan về hạn kỳ dân chủ. Tôi cho rằng chúng ta sẽ có dân chủ sớm nhất là sau mười năm, nhưng cũng có thể là 25 năm. Hôm nay, khi tôi viết những dòng này, hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày bức tường Berlin sụp đổ, dự đoán bi quan nhất trở thành quá lạc quan, gần như không tưởng. Vì tâm lý và văn hóa của chúng ta vẫn chưa thay đổi, những cố gắng nghiêm túc vẫn bị chìm đắm trong khối xô bồ của những động vọng vô nghĩa. Các thế hệ Việt Nam mai sau chắc chắn sẽ đánh giá rất thấp trí thức Việt Nam hôm nay. Trừ khi, nhờ một sự tỉnh ngộ và một sức bật mới, chúng ta đạp đổ được bức tường văn hóa và tâm lý cho đến nay đã giam hãm chúng ta trong sự bất lực.
Trong cả hai trường hợp, trong vòng hai tháng các diễn biến dồn dập xẩy tới, kết thúc nhanh chóng một cuộc xung đột dài, với sự sụp đổ hoàn toàn của môt bên và sự toàn thắng của bên kia. Hai tháng 3 và 4/1975 đã là giai đoạn đen tối và tuyệt vọng mà tôi sẽ không bao giờ quên được. Tôi chứng kiến một cách bất lực sự sụp đổ trong hoảng loạn của một chế độ mà tôi đã cố bảo vệ dù thấy nó tồi dở, để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản mà tôi tin sẽ đưa đất nước đến đại họa nếu được thiết lập. Nhưng lịch sử đã quyết định một cách khác và tôi thấy như đời mình sụp đổ. Ngày 9/11/1989, ngược lại, tôi hân hoan chứng kiến một kết thúc mà mình đã ao ước, mong đợi và dự đoán. Lẽ phải đã thắng, sự tệ hại sau cùng đã được nhận diện đúng như là một sự tê hại và bị vất bỏ.
Pierre rủ tôi tới lâu đài của gia đình hắn ở Le Touquet, trên bờ biển Normandie miền Tây nước Pháp. Hắn là hậu duệ của một nguyên soái, bố mẹ hắn để lại cho anh em hắn một lâu đài và một trang trại rất lớn chung quanh. Chỉ có người em út, François, ở đó để coi lâu đài và khai thác trang trại. Pierre và Jean, người anh lớn, giáo sư kinh tế đại học Lille, lâu lâu mới về để nghỉ ngơi. Pierre học cùng trường với tôi và năm 1982 đã cho tôi việc làm trong công ty của hắn khi tôi từ Việt Nam sang Pháp mới được vài ngày. Tôi làm việc với Pierre ba năm rồi sang làm một công ty khác. Tuy vậy chúng tôi vẫn là bạn rất thân và gặp nhau thường xuyên bởi vì chúng tôi đều thích nói chuyện chính trị. Pierre thuộc cánh tả, theo đảng Xã Hội và trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam ủng hộ phe cộng sản. Sau này hắn vẫn thuộc đảng Xã Hội nhưng thái độ đối với chủ nghĩa cộng sản đã thay đổi hẳn. Tôi chỉ có thể chấp nhận lời mời của Pierre vì ý định của hắn là để kỷ niệm sinh nhật của tôi và để cùng theo dõi những gì sắp xảy ra tại Berlin. Hắn nói: "Nhất định chế độ cộng sản Đông Đức sẽ sụp đổ trong một hai ngày nữa, tao nghỉ trọn một tuần để theo dõi biến cố này, Jean cũng sẽ có mặt". Thế là tôi cũng nghỉ một tuần để đem vợ con tới Le Touquet.
(Ảnh: chào đón dòng người từ Đông Berlin tràn về phía Tây hôm 09/11/1989)
Lúc đó, đầu tháng 11/1989, tình hình ở Đức đang biến động lớn, bức tường Berlin không còn lý do tồn tại nữa. Mục đính của nó là để ngăn chặn làn sóng người Đông Đức muốn bỏ sang Tây Đức nhưng từ mùa hè 1989 nó không còn công dụng này nữa. Bằng một quyết định lịch sử chính quyền Hungary (Hung Gia Lợi) đã mở cửa biên giới với nước Áo từ tháng 5, và đến tháng 9 chính thức tuyên bố cho phép người Đông Đức có mặt tại Hung được sang Tây Đức. Ngay sau đó hàng ngàn người Đông Đức dùng đường sắt từ Hung qua Tây Đức mỗi ngày. Lúc đó khối cộng sản Đông Âu đang tan vỡ. Ba Lan đã trở thành một nước dân chủ từ tháng 8 với một chính quyền xuất phát từ công đoàn Solidarnosc; Hungary dưới sự lãnh đạo của tân tổng bí thư Karoly Gosz từ tháng 2 đã tuyên bố chấp nhận dân chủ đa nguyên và từ ngày 23 tháng 10 chính thức tuyên bố chấm dứt chế độ cộng sản. Tuy vậy người ta vẫn chờ đợi sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức vì sự sụp đổ này có một ý nghĩa đặc biệt, nó đánh dấu sự sụp đổ không phải chỉ của một chế độ cộng sản, như trường hợp Ba Lan và Hung, mà của chính chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản thế giới nói chung.
Trái với các nước Đông Âu khác, Đông Đức, với tên chính thức Cộng Hòa Dân Chủ Đức, không phải là một nước vẫn có từ trước mà là một nước hoàn toàn do chủ nghĩa cộng sản mà có. Nó được thành lập trên phần lãnh thổ Đức do Liên Xô chiếm đóng sau thế chiến II, với các lãnh tụ là những người cộng sản Đức lưu vong tại Liên Xô được Liên Xô đem về và trên nhiều khía cạnh còn kiên trì với chủ nghĩa Mác-Lênin hơn cả các lãnh tụ Liên Xô. Đông Đức không những chỉ là đứa con chính thống mà còn là niềm hãnh diện của phong trào cộng sản thế giới, nó được khoe khoang như là một mẫu mực thành công của chủ nghĩa cộng sản. Sự sụp đổ của nó vì thế cũng là sự sụp đổ của chính chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản thế giới.
Nếu Đông Đức là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản thì bức tường Berlin là biểu tượng của Đông Đức. Nó không phải chỉ là một bức tường mà là cả một công trình phòng thủ kiên cố dài 155 km bao quanh thành phố Tây Berlin với hai lớp tường cao 3,6 mét, trên 300 trạm canh, 14.000 lính biên phòng và hàng ngàn chó nghiệp vụ. Nó đã được khởi sự xây dựng từ ngày 12/8/1961 để ngăn chặn là sóng người bỏ sang Tây Đức và như một biểu tượng của quyết tâm thử sức với khối tư bản.
Berlin đã là một trận tuyến cốt lõi của cuộc tranh hùng giữa hai phe tư bản và cộng sản. Nằm sâu trong lãnh thổ Đông Đức, Tây Berlin đã là một biểu tượng của tự do và dân chủ ngay trong lòng khối cộng sản. Nó đã thành công mỹ mãn và cho đến khi bức tường được dựng lên đã thu hút hơn ba triệu người Đông Đức, đa số thuộc thành phần tinh nhuệ có học thức và tay nghề cao. Dư luận gọi đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân. Đông Đức mất máu và phong trào cộng sản thế giới bị lố bịch hóa. Mỗi ngày hàng trăm người kéo nhau sang Tây Berlin với những chuyện kể như nhau về thực trạng bi đát trong thiên đường cộng sản. Tình trạng không thể tiếp tục. Khối cộng sản đã bối rối và phản ứng một cách dữ tợn. Khruschev có lúc đã đe dọa chiến tranh nguyên tử nếu Hoa Kỳ và đồng minh không chịu rút lui khỏi Tây Berlin. Thế giới đã sống những giờ phút rất căng thẳng và hồi hộp. Khi bức tường Berlin được dựng lên người ta biểu tình phản đối khắp nơi, gọi nó là bức tường ô nhục, nhưng trong thâm tâm thế giới đã thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát được một cuộc thế chiến. Bức tường Berlin có nghĩa là Liên Xô đã lùi bước, chấp nhận sự tồn tại của thành phố Tây Berlin ngay giữa lòng khối cộng sản và chỉ cố gắng cô lập nó mà thôi. Từ đó Tây Berlin bị cô lập với Đông Đức, những cố gắng vượt tường trở thành vô cùng hiểm nghèo. Trong 28 năm đã có hơn 5000 người đủ mưu trí và may mắn sang được Tây Berlin nhưng số người thất bại và phải trả giá bằng tù tội và trù dập sau đó, có khi bằng tính mạng, còn cao hơn nhiều và số người thiệt mạng trong lúc vượt tường đã lên tới trên một ngàn người. Xây xong bức tường, Liên Xô đã dồn sức lực và của cải giúp Đông Đức vươn lên tranh đua với Tây Đức; bộ máy tuyên truyền của cả khối cộng sản được huy động để mô tả Cộng Hòa Dân Chủ Đức như là bằng chứng của sự hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản. Berlin vẫn là một mặt trận lớn và một điểm nóng của chiến tranh lạnh. Quả thực là Đông Đức đã thành công hơn các nước cộng sản khác nhưng nó vẫn còn thua rất xa Tây Đức và sau cùng thì sự thua kém này không thể che đạy được nữa vì hai ly do, một là không có tuyên truyền dối trá nào có thể kéo dài mãi mãi, hai là từ cuối thập niên 1960 trở đi các kỹ thuật truyền thông đột ngột phát triển mạnh mẽ, chọc thủng mọi bức tường bưng bít dù kiên cố đến đâu, kể cả bức tường Berlin. Sang thập niên 1980 các cố gắng phá sóng trở thành vô hiệu quả, phần lớn các gia đình Đông Đức đều đã có thể bắt được các được các đài truyền hình Tây Đức. Chính quyền Đông Đức đã phải chấp nhận để dân chúng tự do bắt các đài truyền thanh và truyền hình Tây Đức. Đây là cuộc đầu hàng đầu tiên dọn đường cho một cuộc đầu hàng toàn bộ.
Ngày 7/10/1989 khi Gorbachev tới Berlin để dự lễ quốc khánh thứ 40 của Cộng Hòa Dân Chủ Đức ông đã xung đột ngay với ban lãnh đạo ngoan cố của đảng cộng sản Đông Đức và được những đoàn biểu tình đông đảo đòi dân chủ hoan hô như một ân nhân. Hai ngày sau, tại Leibzig, hơn 70.000 người Đông Đức biểu tình đòi dân chủ, một lực lượng cảnh sát võ trang hùng hậu được huy động tới. Thế giới nín thở, một cuộc tắm máu có thể xảy ra, nhất là người lãnh đạo Đông Đức lúc đó lại là một nhân vật cực kỳ hắc ám, Erich Honecker, chính con người đã chỉ huy việc xây dựng bức tuờng Berlin 28 năm về trước. Nhưng cảnh sát đã nhận hoa của đoàn người biểu tình thay vì đàn áp và Honecker đã phải nhượng bộ. Tình hình từ đó thay đổi nhanh chóng, dồn dập, từng ngày. Ngày 18 tháng 10 Honecker từ chức nhường chỗ cho Egon Krenz.
(Ảnh: Đêm 09/11/1989, người dân Berlin tưng bừng chào mừng ngày sụp đổ của chế độ cộng sản)
Khi tôi tới Le Touquet gặp anh em của Pierre ngày 4 tháng 11 sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Pierre khoe rằng hắn đã dự trữ đầy đủ champagne để mừng biến cố này. Hắn còn nghĩ là nó có thể xảy tới đúng ngày mùng 8, ngày sinh của tôi. Lúc đó tình hình Đông Đức đang sục sôi, hàng ngày, hàng giờ các đài truyền hình liên tục đưa lên những cảnh dân chúng tụ tập khắp nơi, càng lúc càng đông với khí thế càng lúc càng lên. Các ký giả và các nhà bình luận liên tục phân tích tình hình dưới mọi khía cạnh để đi tới cùng một kết luận: Chế độ cộng sản Đông Đức và chủ nghĩa cộng sản đang sống những giờ phút chót. Chúng tôi chỉ không đồng ý trên một điểm: Jean và tôi hoàn toàn tin tưởng là chính quyền Đông Đức sẽ đầu hàng êm thắm trong khi Pierre vẫn còn lo ngại một phản ứng điên khùng gây đổ máu. Hắn cho rằng chúng tôi quá lạc quan vì không ai có thể tiên đoán hành động của bọn ác ôn. Jean vẫn giữ nguyên lập trường: "Nếu muốn đàn áp thì Honecker đã không từ chức. Egon Krenz thừa biết ông ta được đưa lên để đầu hàng chứ không phải chống trả, sẽ không có đàn áp". Pierre không hoàn toàn tin, dù hắn cũng hy vọng là như thế; có những trường hợp mà người ta đưa ra một giả thuyết chỉ để hy vọng rằng mình sai. Tôi kết luận: "Chắc chắn sẽ không có đổ máu vì một lý do giản dị là nếu có đổ máu thì chúng ta sẽ không thể uống rượu mừng và những chai Champagne của Pierre sẽ chẳng dùng vào việc gì". Lập luận này được cả Jean và Pierre coi là rất thuyết phục.
Trong suốt ba ngày Jean, Pierre và tôi, ngoài những giờ chạy bộ cho dãn gân cốt, ngồi dán mắt vào màn ảnh truyền hình tới tận đêm khuya theo dõi và bình luận các diễn biến. Tình hình liên tục thay đổi nhanh chóng nhưng biến cố mà chúng tôi chờ đợi, nghĩa là sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức, vẫn chưa tới. Đến ngày mùng 8, các đài loan tin chính phủ Đông Đức từ chức và chưa có chính phủ mới. Chúng tôi đều tự hỏi như vậy có thể coi là chế độ cộng sản đã sụp đổ hay chưa, ý kiến chung là "gần như thế nhưng chưa hẳn là thế". Lúc đó chúng tôi mới ý thức rằng chúng tôi đều nói tới sự sụp đổ của một chế độ mà không định nghĩa những tiêu chuẩn cho phép kết luận rằng chế độ đó đã sụp đổ. Sau một cuộc tranh cãi lý thuyết chúng tôi đồng ý trên một định nghĩa: một chế độ được coi là đã sụp đổ khi nó không còn kiểm soát được dân chúng nữa hay khi, dưới áp lực từ bên ngoài, những điều khoản cốt lõi trong bản hiến pháp của nó bị hủy bỏ. Dầu vậy đối với chúng tôi ngày 8/11 vẫn là ngày mà chế độ cộng sản Đông Đức coi như đã chết và tối hôm đó chúng tôi cùng nâng ly chúc mừng nhân dân Đức.
Hôm sau, 9/11, đến lượt bộ chính trị đảng cộng sản Đông Đức (tên chính thức là Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất) từ chức tập thể. Thế là sau nhà nước đến lượt đảng cầm quyền không còn lãnh đạo. Chế độ Đông Đức không khác một người đã chết về mặt lâm sàng, vẫn còn thở nhưng đã mất hết nhận thức và phản xạ. Dầu vậy vẫn có một cái gì đó chưa trọn vẹn khiến chúng tôi không thể hoàn toàn thỏa mãn.
Buổi tối hôm đó sau khi thị trưởng Đông Berlin tuyên bố từ nay không còn giới hạn nào cho sự di chuyển giữa Đông và Tây Berlin nữa hàng chục nghìn người Đông Đức đổ về trạm biên giới. Khi các bà đã sang phòng khác hoặc đi ngủ, Jean, Pierre và tôi vẫn còn hồi hộp theo dõi những cãi cọ càng lúc càng gay go giữa đám đông đòi vượt biên càng lúc càng bạo dạn và toán công an biên phòng càng lúc càng bối rối. Rồi Biến Cố tới. Đúng nửa đêm viên sĩ quan trạm trưởng biên giới bơ vơ không biết phải làm gì và cũng không còn thượng cấp nào để nhận chỉ thị ra lệnh mở cửa biên giới. Bức tường Berlin đã sụp đổ!
Pierre la lên: "Ça y est, c'est fait!" (rồi, xong rồi!), và Jean: "Le mur est tombé!" (bức tường đã sụp đổ!). Rồi cả ba chúng tôi đều im lặng, sững sờ trước cảnh một làn sóng người đổ qua biên giới trong khi một làn sóng người từ phía Tây tràn tới đón họ. Người ta ôm nhau la hét, cười và khóc vì sung sướng, nhiều người hát và nhẩy múa, có người quỳ xuống trong một cảnh hạnh phúc điên loạn. Người phóng viên CNN nói như hét với giọng run vì súc động nhưng tôi đã choáng váng chẳng còn nghe anh ta nói gì. Tôi chăm chú nhìn màn ảnh nhưng cũng chẳng ghi nhận đươc gì trong những hình ảnh và âm thanh tưng bừng cuồng nhiệt đó. Tôi thấy cay mắt. Jean và Pierre chắc cũng không khác tôi vì họ cũng ngồi trơ ra đó như bị thôi miên. Chúng tôi hồi tỉnh dần dần nhưng không ai lên tiếng. Có những lúc không có gì để nói. Tự nhiên tôi hiểu thế nào là xúc động. Trong suốt bốn ngày thảo luận về sự sụp đổ của chế độ cộng sản Đông Đức không ai trong chúng tôi chú ý đến bức tường Berlin. Ngay cả khi tìm cách định nghĩa những tiêu chuẩn để có thể nói chế độ này đã sụp đổ chúng tôi cũng không hề nghĩ đến nó. Bây giờ thì chúng tôi hiểu sự sụp đổ bức tường Berlin có nghĩa là cả chế độ Đông Đức lẫn chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ và thế giới đã thay đổi. Lịch sử nhân loại sang trang ngay trước mắt chúng tôi trong một cảnh hân hoan cuồng nhiệt, làm chúng tôi điếng người, tê tái như bị sét đánh.
Sự im lặng chỉ chấm dứt khi François xông vào. François đẹp trai và vui sống một cách vô tư. Hắn la lớn: "Alors, qu'attendez-vous? Où est le champagne? Le mur est tombé!" (Các anh còn đợi gì? Rượu đâu? Bức tường đã đổ rồi). Sự im lặng bỗng nhiên nhường chỗ cho tiếng cười nói và tiếng nút chai champagne nổ. Các bà ở phòng bên cũng sang nhập bọn, trừ vợ tôi đã đi ngủ sớm vì có con nhỏ. Pierre vội vã rót rượu cho mọi người. Đến lượt chúng tôi cũng la hét, chia vui với nhau, chúc mừng mọi người, chúc mừng nhân dân Đức, chúc mừng nhân loại. Rồi Jean và Pierre, có lẽ đã hội ý với nhau giữa lúc tôi không để ý, yêu cầu mọi người im lặng và trịnh trọng nâng ly: "A la démocratie au Vietnam!" (Chúc dân chủ cho Việt Nam).
Đêm hôm đó Jean, Pierre và tôi thức rất khuya để xem cảnh thanh niên đập phá bức tường, để bàn về Đông Âu và thế giới, về chủ nghĩa cộng sản và về phong trào cộng sản thế giới. Khi chúng tôi chia tay đi ngủ vì đã quá mệt tôi mới nhận ra rằng trong suốt năm ngày tôi đã ngủ rất ít.
Tuy vậy tôi vẫn không ngủ được và thao thức suốt đêm như tôi đã không ngủ trong những ngày trước và sau 30/4/1975. Cảm xúc vẫn còn quá mạnh. Tôi suy nghĩ miên man về hai biến cố. Trên nhiều điểm chúng rất giống nhau. Quyết định mở cửa biên giới của chính phủ Hung đã có tác dụng của một sự sụp đổ bắt đầu đối với chế độ Đông Đức tương tự như việc thất thủ Phước Long tháng 1/1975, cuộc biểu tình Leibzig như việc thất thủ Buôn Mê Thuột. Vai trò của Egon Krenz không khác Dương Văn Minh. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản thế giới đối với tôi không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tôi đã tiên liệu nó ngay từ đầu thập niên 1980, đã trình bày nó trong nhóm sáng lập Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên như là một nhận định nền tảng của tổ chức và đã viết ra trong bài "Ta có thể thắng" đăng trên báo Tự Do năm 1986 (*). Các biến cố đã xảy ra không khác những tiên liệu của tôi, điều làm tôi trằn trọc là câu hỏi tại sao chúng ta lại sa vào ách cộng sản và chừng nào chúng ta mới ra khỏi. Càng suy nghĩ niềm hân hoan càng nhường chỗ cho sự băn khoăn.
Trong lịch sử thế giới chưa có chủ nghĩa nào gây nhiều thảm kịch bằng chủ nghĩa cộng sản. Nó đã làm hàng trăm triệu người chết và đã gây những tác hại ghê gớm cho môi trường, đạo đức và con người. Nhưng điều vô lý và đáng buồn nhất là nó đã thành công rất lâu sau khi sự sai lầm của nó đã được chứng tỏ. Chế độ cộng sản đầu tiên được thiết lập tại Nga năm 1917 gần một nửa thế kỷ sau khi chủ nghĩa Marx đã bị vất bỏ tại Tây Âu, quê hương của nó. Và nó đã được du nhập vào Việt Nam gần 30 năm sau khi đã gây ra những tội ác kinh khủng tại Liên Xô. Càng thiếu tư tưởng các dân tộc càng là mồi ngon cho các sai lầm kinh khủng. Trái với huyền thoại được tạo ra và nuôi dưỡng, các đảng cộng sản không phải là những phong trào quần chúng. Chúng không được thành lập để tranh thủ hậu thuẫn quần chúng mà để lợi dụng một tình trạng khủng hoảng để cướp chính quyền. Trong suốt lịch sử của phong trào cộng sản thế giới chưa hề có một đảng cộng sản nào thắng một cuộc bầu cử lương thiện nào. Cũng chưa hề có một đảng cộng sản nào đem lại phồn vinh cho một quốc gia nào. Ở mọi nơi mà nó được thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố và tội ác. Sư kiện một chế độ cộng sản được thiết lập tại Việt Nam và tiếp tục tồn tại sau khi phong trào cộng sản thế giới đã tan rã và chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ là một điều rất không bình thường và phải chất vấn mọi người Việt Nam. Chúng ta là một dân tộc suy nhược tâm thần.
Bức tường Berlin sụp đổ đã là một cơ hội quý báu để người Việt xây dựng một nhà nước dân chủ nhưng chúng ta đã để lỡ cơ hội vì một bức tường dày đặc khác vẫn còn đó: di sản văn hóa và tâm lý của chính chúng ta, nó khiến chúng ta quan niệm một cách bệnh hoạn về đất nước, về chính trị và về hoạt động chính trị.
Trong bài viết năm 1986 đã nhắc tới ở phần trên, khi dự đoán sự sụp đổ của chủ nghĩa và phong trào cộng sản tôi đã không mấy lạc quan về hạn kỳ dân chủ. Tôi cho rằng chúng ta sẽ có dân chủ sớm nhất là sau mười năm, nhưng cũng có thể là 25 năm. Hôm nay, khi tôi viết những dòng này, hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày bức tường Berlin sụp đổ, dự đoán bi quan nhất trở thành quá lạc quan, gần như không tưởng. Vì tâm lý và văn hóa của chúng ta vẫn chưa thay đổi, những cố gắng nghiêm túc vẫn bị chìm đắm trong khối xô bồ của những động vọng vô nghĩa. Các thế hệ Việt Nam mai sau chắc chắn sẽ đánh giá rất thấp trí thức Việt Nam hôm nay. Trừ khi, nhờ một sự tỉnh ngộ và một sức bật mới, chúng ta đạp đổ được bức tường văn hóa và tâm lý cho đến nay đã giam hãm chúng ta trong sự bất lực.
Nguyễn Gia Kiểng
Nguồn: http://ethongluan.org
Ngày đăng 11/11/2014 [9-11-89-hoi-uc-mot-dem-lich-su-ngk]
________________________________
(*) "Ta có thể thắng", Nguyễn Gia Kiểng, Tự Do số 44, 16-6-1986. Bán nguyệt san Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ bút xuất bản tại châu Âu từ 1984 đến 1986.
Đăng nhận xét