Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Chỉ có trên 30% doanh nghiệp kinh doanh có lãi

Posted By Đoàn Hữu Long on Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014 | 17:36

DNNVV cũ, làm ăn tốt đã đóng cửa 650 ngàn/700 ngàn rồi. DN mới toàn là buôn thúng bán bưng loại shop thịt, shop cá thì làm sao có lãi mà đóng thuế, con số này không ngạc nhiên chút nào.

Chính thức rồi, chỉ còn 150 ngàn/700 ngàn DNNVV hoạt động

Bộ Tài Chính chính thức công nhận là không thể ép DNNVV đóng phạt chậm thuế khi không có lý do chủ quan. Vậy nếu DN nào bị phạt thuế chỉ cần khiếu nại và trong khi khiếu nại thì…ngưng đóng thuế thì họ sẽ không cưỡng chế phạt được. Hãy lấy link của bài báo dưới đây và nêu lý do là tôi bị DN ABC gì gì đó phá sản nên họ không trả nợ cho tôi nên tôi ko có tiền đóng thuế, huề cả làng chứ sao.

Châu Xuân Nguyễn
http://chauxuannguyen.org/2014/11/18/222997/
Melbourne, [Chi-co-tren-30-doanh-nghiep-kinh-doanh-co-lai]
Ngày đăng 19/11/2014

________________________________________________

Chỉ có trên 30% doanh nghiệp kinh doanh có lãi

Thứ Sáu, 31/10/2014, 20:19 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/122123/Chi-co-tren-30-doanh-nghiep-kinh-doanh-co-lai.html

(TBKTSG Online) – Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay chỉ có khoảng trên 30% doanh nghiệp kinh doanh có lãi.

Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội 2014-2015 diễn ra vào ngày 31- 10 tại hội trường Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại biểu tỉnh Thái Bình cho biết, trong 485.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam tính đến hết tháng 10-2014, chỉ có trên 30% doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Trong 10 tháng đầu năm đã có gần 54.000 doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thế.

Tuy nhiên ông Lộc cũng cho biết, trong 10 tháng qua có 60.000 doanh nghiệp mới đăng ký. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cũng đăng ký tăng vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Có 13.000 doanh nghiệp sau một thời gian khó khăn ngừng hoạt động nay đã trở lại thương trường. Quy mô hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đã có tín hiệu cải thiện. Tỉ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi tăng lên.

Doanh nghiệp cần gì?

Để vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, theo ông Lộc, các doanh nghiệp không có cách nào khác phải định vị lại mình, tập trung vào những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, tăng cường quản trị, công nghệ. Nhưng doanh nghiệp cần nhà nước tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thuận lợi, an toàn, nền hành chính tận tâm, chuyên nghiệp.

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay doanh nghiệp cũng cần nhà nước có những giải pháp trợ giúp đủ liều lượng để các họ, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể vượt qua được khó khăn, trụ vững và phát triển.

Ông Lộc đề nghị Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ 6 tháng một lần tổng rà soát các luật chuyên ngành và các quy định liên quan đến doanh nghiệp, để đến các kì họp tiếp theo có thể trình những phương án tháo gỡ khó khăn.

Thêm nữa, ông Lộc còn cho rằng cần thoái sức của nhà nước ra khỏi lĩnh vực dịch vụ công, thoái vốn nhà nước ra khỏi lĩnh vực kinh doanh, để tập trung sức lực nhà nước vào tạo lập môi trường, kiến tạo phát triển, không bao biện làm thay.

Bên cạnh đó theo ông Lộc cần tiếp tục triển khai những biện pháp hỗ trợ thiết thực, đồng bộ về công nghệ, thị trường, vốn, đào tạo nhân lực, cơ sở hạ tầng để tái khởi động ở khu vực doanh nghiệp trong nước; đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa có liên quan trực tiếp tới khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân để họ có thể bắt kịp xu thế hội nhập.

Chưa cần thêm những chính sách đột phá

Cũng tại phiên thảo luận trên, ông Nguyễn Đức Kiên, đại biểu tỉnh Sóc Trăng nói: “Sau nhiều năm chúng ta phê bình nhau về tính dự báo trung hạn trong các báo cáo không đạt yêu cầu. Thì năm 2014 là năm đầu tiên dự báo Chính phủ dự báo 14 chỉ tiêu thì đạt được 13 – như vậy khả năng dự báo của Chính phủ được nâng lên một bước.”

Tuy nhiên, ông Kiên cho rằng về kế hoạch kinh tế xã hội 2015 đã vào đường ray, khó có thể dùng biện pháp cấp bách. Ông Kiên cho rằng năm 2015 Chính phủ, Quốc hội không nên đề ra những chính sách có tính đột phá hay làm hài lòng các đối tượng khác để điều hành. Vì đã có nhiều chính sách chưa có đủ thời gian để đi vào cuộc sống.

Trong phần phát biểu của mình, ông Kiên còn bày tỏ lo ngại, trong khi các báo cáo của ADB, IMF, WB đều nói các nước thế giới hạ chỉ tiêu tăng trưởng, nhưng ta vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 5,8% thì cái gì trong cơ cấu điều hành giúp ta vượt qua dược khó khăn mà cả thế giới đang khắc phục để giữ được tốc độ tăng trưởng.

“Đối với kế hoạch 5 năm thì 11 chỉ tiêu về tiêu tiền thì đạt. Còn 7 chỉ tiêu về sản xuất và làm ra tiền thì không đạt. Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó thế mà cứ đưa ra chỉ tiêu tiêu tiền để đảm bảo các thứ khác thì liệu có nuôi được nguồn thu cho ngân sách hay đây là nguyên nhân làm cho nợ công tăng lên, phát hành trái phiếu tăng lên,” ông Kiên nói.

Vân Ly

Đăng nhận xét