Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 4 tháng 11 vừa qua tại Mỹ đảng Dân Chủ của tổng thống Barack Obama đã mất 7 ghế nghị sĩ và 13 ghế dân biểu. Trong chính trị nước Mỹ đây là một thảm bại. Đảng Cộng Hòa từ nay kiểm soát thượng viện, đồng thời tăng cường đa số tại hạ viện.
Tổng thống Obama sẽ không thể có một sáng kiến đáng kể nào trong hai năm cầm quyền cuối cùng của ông. Ông sẽ là một tổng thống suy yếu, không khác một xử lý thường vụ. Uy tín của ông trên thế giới cũng sẽ sút giảm nặng.
Đây không phải lần đâu tiên mà một tổng thống Mỹ phải sống chung với một quốc hội đối nghịch, cả bốn vị tổng thống tiền nhiệm của ông đều đã trải qua kinh nghiệm này, nhưng thất bại của Obama bẽ bàng ở tầm vóc và nhất là ở lý do của nó. Bình thường các tổng thống Mỹ thua trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vì khó khăn kinh tế. Lần này Obama thất bại nặng vào giữa lúc kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng trên 3,5% mỗi năm, hơn hẳn mọi nước dân chủ phát triển khác. Cử tri Mỹ đã phản bác chính con người Obama. Ông bị đánh giá là thiển cận, nhu nhược và thiếu bản lĩnh, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. Trong một cuộc thăm dò dư luận ông còn bị coi là vị tổng thống Mỹ tồi nhất từ sau Thế Chiến II.
Sự đánh giá này không oan. Obama đã sai lầm lớn tại Trung Đông với những hậu quả thảm khốc. Khi ông nhận chức tống thống, đầu năm 2009, cuộc chiến Iraq gần như đã kết thúc trong thắng lợi, dù đã khiến Hoa Kỳ phải trả giá rất đắt. Loạn quân Hồi Giáo Daesh gần như đã tan rã và chính quyền dân chủ Iraq đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ. Chỉ cần một cố gắng vừa phải Hoa Kỳ có thể giúp chính quyền Iraq củng cố và trở thành đồng minh cột trụ tại Trung Đông của Hoa Kỳ và thế giới dân chủ.
Dù không đồng ý với quyết định của người tiền nhiệm đi nữa một người lãnh đạo quốc gia vẫn có bổn phận phải quản lý di sản mà mình thừa kế. Iraq là một di sản rất đắt giá nhưng đã sắp hoàn tất và đầy hứa hẹn. Tuy vậy Obama vẫn triệt thoái bất chấp mọi hậu quả. Và hậu quả đã kinh khủng. Loạn quân Daesh đã hồi phục, chiếm được nhiều mỏ dầu và nhiều vũ khí tối tân do Hoa Kỳ để lại sau khi đánh bại quân đội của chính quyền Iraq. Daesh đã thắng chủ yếu vì chính quyền Iraq chưa thành lập xong một quân đội đúng nghĩa. Trong suốt hai năm qua, mặc dù những cảnh báo liên tục, Obama đã không dám nhận diện mối nguy đang tới, cho đến khi phải bắt buộc nhìn nhận sự thực. Hàng chục ngàn người đã thiệt mạng, hàng trăm ngàn người đã phải di tản; cuối cùng Mỹ và đồng minh đã phải can thiệp trở lại để ngăn chặn một thảm kịch nhiều lần lớn hơn cho Trung Đông và thế giới, nghĩa là cả Hoa Kỳ.
Obama cũng đã tỏ ra rất nghiệp dư trong cuộc nội chiến tại Syria. Ông hùng hổ kêu gọi lật đổ chính quyền Bachar al Assad vì tưởng nó sắp sụp đổ nhưng rồi lại không dám quả quyết trợ giúp lực lượng dân chủ. Cùng một sự thiển cận và nhu nhược của Obama đã góp phần quyết định khiến chính quyền Putin gây chiến tại Ukraine và Trung Quốc lộng hành tại vùng Thái Bình Dương. Chính sách đối ngoại của Obama đã hoàn toàn phá sản.
Đây là lần đầu tiên mà một tổng thống Mỹ thất bại trong một cuộc bầu cử vì nhu nhược trong chính sách đối ngoại. Người Mỹ sau cùng đã nhận ra rằng dù muốn hay không họ cũng cần đóng góp cho một thế giới dân chủ và ổn vững. Đó là một thay đổi lớn và đáng mừng.
Tổng thống Obama sẽ không thể có một sáng kiến đáng kể nào trong hai năm cầm quyền cuối cùng của ông. Ông sẽ là một tổng thống suy yếu, không khác một xử lý thường vụ. Uy tín của ông trên thế giới cũng sẽ sút giảm nặng.
Đây không phải lần đâu tiên mà một tổng thống Mỹ phải sống chung với một quốc hội đối nghịch, cả bốn vị tổng thống tiền nhiệm của ông đều đã trải qua kinh nghiệm này, nhưng thất bại của Obama bẽ bàng ở tầm vóc và nhất là ở lý do của nó. Bình thường các tổng thống Mỹ thua trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vì khó khăn kinh tế. Lần này Obama thất bại nặng vào giữa lúc kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi ngoạn mục, tăng trưởng trên 3,5% mỗi năm, hơn hẳn mọi nước dân chủ phát triển khác. Cử tri Mỹ đã phản bác chính con người Obama. Ông bị đánh giá là thiển cận, nhu nhược và thiếu bản lĩnh, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. Trong một cuộc thăm dò dư luận ông còn bị coi là vị tổng thống Mỹ tồi nhất từ sau Thế Chiến II.
Sự đánh giá này không oan. Obama đã sai lầm lớn tại Trung Đông với những hậu quả thảm khốc. Khi ông nhận chức tống thống, đầu năm 2009, cuộc chiến Iraq gần như đã kết thúc trong thắng lợi, dù đã khiến Hoa Kỳ phải trả giá rất đắt. Loạn quân Hồi Giáo Daesh gần như đã tan rã và chính quyền dân chủ Iraq đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ. Chỉ cần một cố gắng vừa phải Hoa Kỳ có thể giúp chính quyền Iraq củng cố và trở thành đồng minh cột trụ tại Trung Đông của Hoa Kỳ và thế giới dân chủ.
Dù không đồng ý với quyết định của người tiền nhiệm đi nữa một người lãnh đạo quốc gia vẫn có bổn phận phải quản lý di sản mà mình thừa kế. Iraq là một di sản rất đắt giá nhưng đã sắp hoàn tất và đầy hứa hẹn. Tuy vậy Obama vẫn triệt thoái bất chấp mọi hậu quả. Và hậu quả đã kinh khủng. Loạn quân Daesh đã hồi phục, chiếm được nhiều mỏ dầu và nhiều vũ khí tối tân do Hoa Kỳ để lại sau khi đánh bại quân đội của chính quyền Iraq. Daesh đã thắng chủ yếu vì chính quyền Iraq chưa thành lập xong một quân đội đúng nghĩa. Trong suốt hai năm qua, mặc dù những cảnh báo liên tục, Obama đã không dám nhận diện mối nguy đang tới, cho đến khi phải bắt buộc nhìn nhận sự thực. Hàng chục ngàn người đã thiệt mạng, hàng trăm ngàn người đã phải di tản; cuối cùng Mỹ và đồng minh đã phải can thiệp trở lại để ngăn chặn một thảm kịch nhiều lần lớn hơn cho Trung Đông và thế giới, nghĩa là cả Hoa Kỳ.
Obama cũng đã tỏ ra rất nghiệp dư trong cuộc nội chiến tại Syria. Ông hùng hổ kêu gọi lật đổ chính quyền Bachar al Assad vì tưởng nó sắp sụp đổ nhưng rồi lại không dám quả quyết trợ giúp lực lượng dân chủ. Cùng một sự thiển cận và nhu nhược của Obama đã góp phần quyết định khiến chính quyền Putin gây chiến tại Ukraine và Trung Quốc lộng hành tại vùng Thái Bình Dương. Chính sách đối ngoại của Obama đã hoàn toàn phá sản.
Đây là lần đầu tiên mà một tổng thống Mỹ thất bại trong một cuộc bầu cử vì nhu nhược trong chính sách đối ngoại. Người Mỹ sau cùng đã nhận ra rằng dù muốn hay không họ cũng cần đóng góp cho một thế giới dân chủ và ổn vững. Đó là một thay đổi lớn và đáng mừng.
Ban biên tập Tổ Quốc
Nguồn: http://ethongluan.org
Ngày 16/11/2014 [Obama-ly-do-cua-mot-tham-bai-tq-192]
Đăng nhận xét