VNTB: “Theo giám sát của Ngân hàng nhà nước, đến tháng 9/2012 tỷ lệ nợ xấu của các TCTD lên đến 17%” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc báo cáo trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội vào chiều ngày 19/11/2014.
Con số 17% trên, nếu không phải do Văn phòng chính phủ tự nghĩ ra, hẳn phải được khởi thảo từ cơ quan chuyên môn đắc lực là Ngân hàng nhà nước.
Nhưng dù là cơ quan nào, lần đầu tiên trong lịch sử công bố nợ xấu của lãnh đạo Chính phủ đã xuất hiện con số 17%. Cần nhắc lại, trong tất cả những lần công bố trước của Ngân hàng nhà nước - cơ quan có biệt tài “nhảy múa” về số liệu - chưa bao giờ nợ xấu được “minh bạch” trên 10%.
Từ năm 2011 khi bắt đầu xuất hiện khái niệm nợ xấu cho đến tận gần đây, có ít nhất 10 lần Thống đốc Nguyễn Văn Bình và cấp phó của ông “múa” số liệu tỷ lệ nợ xấu. Nợ xấu liên tục bị “điều chỉnh” chóng mặt. Chẳng hạn vào tháng 8/2011 chỉ mới 3%, nhưng đến tháng 6/2012 vọt lên 10%, sau đó lại “chìm” về 4-5%.
Đầu năm 2014, khi hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 13%, Nguyễn Văn Bình mới ấp úng thừa nhận “9% là hợp lý”.
Ngay trước kỳ họp quốc hội lần này, phiên họp Thường vụ quốc hội đã chứng kiến lần đầu tiên Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiết lộ nợ xấu lên đến 500.000 tỷ đồng.
Nhưng chi tiết rất đáng nghi ngờ về động cơ là “tỷ lệ nợ xấu lên đến 17% vào tháng 9/2012” vừa công bố trước Quốc hội lại không phải do lãnh đạo của Ngân hàng nhà nước báo cáo, mà được phát ra từ chính miệng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Phải chăng đó là thủ pháp đầy tiểu xảo và lọc lõi để Thống đốc Nguyễn Văn Bình vừa thoát trách nhiệm phải tự làm xấu mặt mình trước 500 đại biểu quốc hội và bàn dân thiên hạ, nhưng lại đạt được mục đích hợp thức hóa một sự thật quá khó để bào chữa lẫn cứu vãn về nợ xấu bằng cách “mượn” vai trò Thủ tướng phát ngôn?
Ngay lập tức, phóng viên trang Infonet đã không bỏ qua con số 17% nằm trong báo cáo khá dài để làm đậm đà tin tức cũ mà hoàn toàn mới mẻ này.
Điều hết sức đáng tiếc và cũng thật đáng buồn là rất có thể chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không hề biết 17% là số liệu tỷ lệ nợ xấu lần đầu tiên được cấp dưới của ông “gài” vào báo cáo. Và ông lại càng không biết vào tháng 9/2012, một cấp dưới của ông - Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước - đã công bố tỷ lệ nợ xấu là 8,82%!
Chưa bao giờ thói dối trá chính trị của Ngân hàng nhà nước làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Thủ tướng như hiện thời.
http://www.ijavn.org/2014/11/phat-hien-ngan-hang-nha-nuoc-gai-thu.html
Ngày 19/11/2014 [phat-hien-ngan-hang-nha-nuoc-gai-thu-tuong-bang-no-sau-17]
____________________________________________________________
Tỷ lệ nợ xấu cuối năm còn khoảng 3,7 - 4,2%
19/11/2014,
Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014 khoảng 5,4% và ước đến cuối năm 2014 còn 3,7-4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012.
Sau thời gian chất vấn 4 Bộ trưởng, nửa buổi chiều hôm nay 19/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có phần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo do Thủ tướng trình bày trước Quốc hội, tại kỳ họp này có 149 phiếu chất vấn các thành viên Chính phủ trong đó có 17 phiếu chất vấn Thủ tướng Chính phủ. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo một số vấn đề mà đại biểu, cử tri, đồng bào cả nước quan tâm.
(1) Về tình hình KT – XH tháng 10-11/2014 và triển khai kế hoạch năm 2015.
Trong tháng 10 và tháng 11 tình hình KT- XH tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô tốt hơn, lạm phát được kiểm soát.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,2%; 11 tháng tăng 2,16%, cả nước dự báo tăng dưới 3%. Tăng trưởng tín dụng 11 tháng khoảng 10%, cả năm tăng trên 12%; mặt bằng lãi suất giảm khoảng 1,5% - 2% so với cuối năm 2013. Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định.
Xuất khẩu 11 tháng đạt khoảng 130 tỷ USD, tăng 13,7%; nhập khẩu tăng 12,6%; xuất siêu 2 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 11,2 tỷ USD, tăng 6,16%; vốn ODA giải ngân đạt 4,96 tỷ USD, tăng 5%; thu NSNN ước đạt dự toán tăng 13,9%; chi NS đạt 92,5% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng khoảng 7% trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,5%; chỉ số hàng tồn hàng trở lại bình thường.
Sản xuất nông lâm thủy ổn định, sản lượng thủy sản 11 tháng đạt 5,74 triệu tấn, tăng 4,8%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,2%; thị trường bất động sản phục hồi; khách du lịch quốc tế tăng.
Trên 67.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký bình quân đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; có trên 23.700 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 7,8%.
An sinh xã hội tiếp tục bảo đảm, cải cách hành chính.... tiếp tục chuyển biến tích cực.
Tuy còn không ít khó khăn, nhưng với kết quả đạt được nêu trên có cơ sở để chúng ta đạt được mục tiêu nhiệm vụ năm 2014 mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội.
Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo nỗ lực đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP đạt trên 5,8%; chủ động cân đối cung cầu, không để biến động thị trường giá cả.
Chính phủ sẽ khẩn trương triển khai KT-XH và dự toán NS 2015. Tập trung quản lý điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; cải thiện đời sống nhân dân; phòng chống thiên tai. Phòng chống tham nhũng lãng phí; trật tự án toàn xã hội.
(2) Về quản lý nợ công, điều chỉnh cơ cấu NSNN: Nợ công là vấn đề hệ trọng của Quốc gia. Vấn đề này các đại biểu đã nêu ý kiến và gửi chất vấn. Thủ tướng Chính phủ xin trân trọng báo cáo với đại biểu và đồng bào cả nước về tình hình sử nợ công đến nay và định hướng kế hoạch đến năm 2020:
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu cũng những yếu kém nội tại kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, từ bình quân giai đoạn 2006 – 2010 tăng 7%/năm xuống còn khoảng 5,8%/năm giai đoạn 2011 – 2015. Nghị quyết của Đảng và Quốc hội đề ra chủ trương giảm thu để nuôi dưỡng nguồn thu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng chi cho đảm bảo xã hội.
Tỷ lệ thu NSNN trên GDP giảm tương ứng từ 24,8% giảm còn 21%. Trong khi đó nhu cầu chi tăng mạnh để bảo đảm an sinh xã hội, chi lương tăng lương theo lộ trình, tăng cường quốc phòng, ...chi trả nợ đến hạn.
Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN tăng từ 55% lên 64,8% trong đó chi cho con người (trong chi thường xuyên) tăng từ 62,2% lên 68,2%; chi cho an sinh xã hội tăng khoảng 18%/năm cao hơn tốc độ tăng khoảng 10%/năm của thu NS và 12%của chi NS.
Từ năm 2011 đến nay đã 3 lần điều chỉnh tăng lương, 2 lần tăng phụ cấp công vụ. Tại kỳ họp này Chính phủ đã trình xin Quốc hội phê duyệt tăng lương cho một số đối tượng với 6,3 triệu người được hưởng từ ngày 1/1/2015.
Chi cho đầu tư phát triển giảm mạnh, từ 25% tổng chi NSNN giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 18% giai đoạn 2011 – 2015.
Trước thực trạng này để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT- HX đã đề ra trên cơ sở đảm bảo an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chủ chỉ đạo tăng vay trả nợ, tăng vay nợ cả trong và ngoài nước, chuyển sang vay nợ trong nước cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng.
Quốc hội đã ban hành Luật quản lý nợ công quy định Nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh, và nợ chính quyền địa phương. Quốc hội đã có nghị quyết số 10 năm 2011 quy định trần nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP; Chính phủ đã ban hành Chiến lược quản lý nợ công đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 quy định trần nợ công đến 2020 không quá 65%GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của CP không kể khoản vay về cho vay lại không quá 25% tổng thu NS.
Giai đoạn 2011 – 2015 kế hoạch phát hành TPCP là 335.000 tỷ đồng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006 – 2010.
Nước ta đã trở thành nước thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ưu đãi, vay ODA giảm dần với kỳ hạn dài trong nợ công giảm dần. Cùng với chủ trương thực hiện chuyển dần sang vay trong nước tỷ trọng vay trong nước tăng từ 40,3% tổng số nợ vay năm 2010 lên 54,5% năm 2014.
Nợ nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi thời hạn vay trên 20 năm, lãi suất khoảng 1,6%/năm; nợ trong nước chủ yếu là phát hành TPCP kỳ hạn ngắn lãi suất cao do chỉ số CPI năm 2011 – 2012 tăng mạnh dẫn đến áp lực và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của CHính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.
Trong bối cảnh đó chúng ta đã có kế hoạch và trả nợ đầy đủ đúng hạn đảm bảo an toàn tài chính quốc gia; tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2014 là 14,2% tổng thu NSNN (không quá 25%). Ngoài ra trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn chúng ta còn sử dụng một phần vay mới với kỳ hạn dài hơn lãi suất thấp hơn để đảo nợ góp phần làm giảm áp lực trả nợ. Việc đảo nợ không làm tăng số nợ công.
Năm 2012 phát hành TPCP 144.000 tỷ đồng , kỳ hạn 2,97 năm lãi suất 9,8%/năm; Năm 2013 phát hành TPCP gần 182.000 tỷ đồng trong đó dành 40.000 tỷ đồng đảo nợ kỳ hạn bình quân 3,21 năm lãi suất 7,79%/năm; Năm 2014 phát hành TPCP trên 330.000 tỷ trong dành 77.000 tỷ đồng đảo nợ, kỳ hạn 4,85 năm, lãi suất bình quân 6,62%/nam
Ngày 7/11/2014 chúng ta đã phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD kỳ hạn 10 năm với lãu suất 4,8%/năm để đảo nợ các khoản TPCP đã phát hành trước đây 2005 – 2010 với lãi suất 6,8%/năm làm giảm đánh kể chi phí lãi vay, xác lập chuẩn lãi suất mới có lợi hơn.
(3) Về xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD
Sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng – nguồn vốn chủ yếu cho phát triển kinh doanh tăng nhanh, dư nợ tín dụng tăng bình quân trên 30%/năm trong giai đoạn 2001-2010.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP tăng từ 40% năm 2000 lên 125% năm 2010. Quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, năng lực quản trị của một số tổ chức còn nhiều yếu kém; nhiều trường hợp vi phạm pháp luật.
Cùng với tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều DN thua lỗ, không trả được nợ dẫn đến nợ xấu gia tăng.
Theo giám sát của Ngân hàng nhà nước, đến tháng 9/2012 tỷ lệ nợ xấu của các TCTD lên đến 17%. Nợ xấu làm cho nhiều DN không vay được vốn, sản xuất kinh doanh khó khăn, đình trệ ảnh hưởng đến việc làm, đời sống và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, nợ xấu còn làm cho tình hình tài chính của các TCTD không lành mạnh, thanh khoản khó khăn; một số ngân hành thương mại đứng trước nguy cơ đổ vỡ; đe dọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước thực trạng đó, Chính phủ đã phê duyệt các đề án cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Mục tiêu của xử lý nợ xấu là cải thiện thanh khoản tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD, đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an toàn hệ thống; phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa nợ xấu về mức an toàn trong kinh tế thị trường.
Triển khai thực hiện đề án, Ngân hàng nhà nước cùng các bộ ngành liên quan và địa phương đã tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định về an toàn hoạt động, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD; đồng thời hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, thiết lập và sử dụng dự phòng rủi ro, bảo đảm chặt chẽ minh bạch và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Theo Thủ tướng, nhờ sự nỗ lực chung, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 chủ yếu bằng các giải pháp: thu hồ nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tải sản bảo đảm …
Theo báo cáo của các TCTD, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 là 3,8% và có xu hướng giảm; tháng 6 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%; tháng 8 là 3,9%; ước cuối năm 2014 còn khoảng 2,5-2,7%.
Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014 khoảng 5,4% và ước đến cuối năm 2014 còn 3,7-4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012. NHNN đánh giá nợ xấu cao hơn là do việc đánh giá phân loại chặt chẽ hơn.
Thủ tướng cũng cho biết, kết quả xử lý nợ xấu chưa được như mong muốn do khuôn khổ pháp luật, chức năng của VAMC còn hạn chế. Bên cạnh đó, do một số TCTD còn yếu kém, tình trạng sở hữu chưa minh bạch, nên nhiệm vụ còn rất khó khăn.
Về giải pháp xử lý nợ xấu trong thời gian tới, Thủ tướng đưa ra các nhóm giải pháp sau:
(i) Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu, nhất là việc mua bán nợ.
(ii) Hoàn thiên chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính nâng cao vai trò của công ty VAMC.
(iii) Phát triển lành mạnh thị trường mua bán nợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
(iv) Tăng cường kiểm tra giám sát thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng, phân loại nợ và dự phòng rủi ro, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong kiểm soát nợ xấu.
(v) Tăng cường phối hợp NHNN và các Bộ ngành, địa phương; đặc biệt là các TCTD và VAMC.
(vi) Đẩy mạnh cơ cấu TCTD, công khai minh bạch sở hữu, kiểm soát chất lượng tín dụng; lập dự phòng rủi ro. Hoàn thiện thể chế, cơ cấu các TCTD yếu kém. Đồng thời đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, cơ cấu các TCTD, phấn đấu năm 2015 đưa nợ xấu xuống dưới 3% đảm bảo an toàn TCTD.
4) Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Thủ tướng cho biết, trong thời gian qua, môi trường kinh doanh của VN còn nhiều hạn chế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư.
Theo xếp hạng của World Bank về môi trường đầu tư, năm 2014 VN xếp thứ 72 về môi trường kinh doanh hiệu quả. Trong đó, các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của VN còn thấp như: khởi đầu môi trường kinh doanh xếp thứ 125; bảo vệ nhà đầu tư thiểu số xếp thứ 117; kết nối điện xếp thứ 135; giải quyết tình trạng phá sản xếp thứ 104; nộp thuế xếp thứ 173 …
Để cải thiện môi trường kinh doanh, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành một số nghị quyết cải cách thủ tục hành chính; đặc biệt là cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, thành lập, giải thể DN ... và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong năm 2014, đưa số DN thực hiện kê khai thuế điện tử từ 65% lên 95%; thời gian nộp thuế giảm, thời gian thông quan giảm, thời gian nộp BHXH giảm khoảng 100 giờ; thời gian thành lập DN giảm từ 34 ngày xuống còn 17 ngày.
Đồng thời, theo xếp loại của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh toàn cầu của VN năm 2014 đã tăng 2 bậc từ 70 lên 68 . Trong thời gian qua, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đều nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của VN từ B2 lên B1; Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm của VN từ B+ lên BB.
Tuy nhiên, Thủ tướng thừa nhận, so với các nước trong khu vực thì xếp hạng môi trường đầu tư của VN còn thấp. Mặc dù thời gian qua đã có nhiều cố gắng nhưng trong cơ chế chính sách vẫn còn nhiều bất cập, một số bộ ngành chưa quan tâm đúng mức, chưa coi việc cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ thiết yếu.
Theo Thủ tướng, để cải thiện môi trường đầu tư, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp chính sau:
(i) Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng nhanh các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; nâng cao năng suất lao động; hình thành chuỗi giá trị sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm.
(ii) Hiện đại hóa công nghệ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.Huy động các nguồn lực vào phát triển công nghệ hiện đại.
(iii) Phát triển mạnh và toàn diện nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo đại học, đẩy nhanh đào tạo nghề có chất lượng cao, khuyến khích DN đào tạo nghề cho người lao động.
(iv) Rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ. Thực hiện hiệu quả luật sở hữu trí tuệ, khuyến khích DN đổi mới công nghệ. Thực hiện nhất quán cơ chế thị trường, đẩy nhanh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động.
(v) Chủ động hội nhập quốc tế, tích cực đàm phán ký kêt các hiệp định, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, nâng cao năng suất lao động hiệu quả.
(vi) Thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, nhất là giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau phần báo cáo của Thủ tướng là đến phần chất vấn
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Kiên Giang chất vấn, năm 2009 Thủ tướng đã ban hành quyết định 429 về phê duyệt quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Hiện nay, từng vùng phát triển theo quy mô nội bộ gây khó khăn trong kết nối sản xuất tiệu thụ. Xin Thủ tướng cho biết giải pháp phát triển kinh tế vùng ĐBSCL trên cơ sở liên kết vùng, đầu tư trọng điểm, tạo bước đột phá mạnh mẽ hơn phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng?
Đại biểu Danh Út: Hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào) có hơn 300.000 hộ không hoặc thiếu đất sản xuất và đất ở. Nhưng đất đai của nông lâm trường quản lý khá nhiều có tình trạng sử dụng kém kém hiệu quả, lãng phí, chưa sử dụng. Xin đề nghị Chính phủ giảm bớt đất của nông lâm trường để giao lại chính quyền địa phương cấp cho Đồng bào đã giao khoán. Xin ý kiến của Thủ tướng về chủ trương và giải pháp?
Đại biểu Đỗ Văn Đương: Xin hỏi Thủ tướng về kinh tế biển. Cụ thể: Trong năm gần đây chúng ta đã có bước đầu tư đáng kể gì để phát triển kinh tế biển đảo? Thời gian tới cần bớt đầu tư công trong bờ dành nguồn lực, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế biển. Theo đó, nên thành lập Bộ kinh tế biển trên cơ sở tách một phần chức năng bộ TN – MT và bộ NNPTNT để có bộ chuyên tâm tham mưu. Ý kiến của Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Thân Đức Nam: Đề nghị Thủ tướng cần làm rõ hơn nợ xấu của NHTM. Thủ tướng có dùng NSNN hỗ trợ giải quyết nợ xấu của ngành ngân hàng không?
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương: Những giải pháp nào là quan trọng và mang tính quyết định, nhiệm tập trung thực hiện trong năm 2015 để đảm bảo nước ta đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa?
Thanh Giang - Nguyệt Quế
Theo Infonet
__________________________________
Xem lại:
Phó Thống đốc NHNN: Tỷ lệ nợ xấu đã giảm
30/01/2013
So với mức 8,82% cuối tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết.
Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/1, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng xong đề án công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) và đã được Chính phủ thông qua, hiện đang được trình Bộ Chính trị duyệt và có những sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên, không chỉ đợi công ty khi VAMC ra đời thì nợ xấu mới được xử lý mà thời gian qua, các ngân hàng đã có hướng xử lý qua việc trích lập dự phòng, cơ cấu lại nợ và xử lý tài sản đảm bảo..., nhờ đó tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cũng cho hay, so với tỷ lệ nợ xấu 8,82% (tương đương gần 240 nghìn tỷ đồng) được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước công bố đến hết tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm.
Mục tiêu lập ra VAMC là nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống về mức hợp lý 3%, ông Tiến nói.
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước về xử lý nợ xấu trong năm 2012, các tổ chức tín dụng đã xử lý được 45 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu đến từ việc các ngân hàng đã trích lập dự phòng. Trong đó, dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 đạt 78,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 58,31% nợ xấu), tăng 33% so với cuối năm 2011.
Tốc độ gia tăng của nợ xấu từng bước được kiểm soát. Trong 4 tháng đầu năm, nợ xấu tăng khoảng 8-9% mỗi tháng, đến cuối năm tốc độ tăng còn 3% mỗi tháng, đặc biệt tháng 10 nợ xấu giảm 0,95%, chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết tại cuộc họp báo tổng kết cuối năm.
Con số 17% trên, nếu không phải do Văn phòng chính phủ tự nghĩ ra, hẳn phải được khởi thảo từ cơ quan chuyên môn đắc lực là Ngân hàng nhà nước.
Nhưng dù là cơ quan nào, lần đầu tiên trong lịch sử công bố nợ xấu của lãnh đạo Chính phủ đã xuất hiện con số 17%. Cần nhắc lại, trong tất cả những lần công bố trước của Ngân hàng nhà nước - cơ quan có biệt tài “nhảy múa” về số liệu - chưa bao giờ nợ xấu được “minh bạch” trên 10%.
Từ năm 2011 khi bắt đầu xuất hiện khái niệm nợ xấu cho đến tận gần đây, có ít nhất 10 lần Thống đốc Nguyễn Văn Bình và cấp phó của ông “múa” số liệu tỷ lệ nợ xấu. Nợ xấu liên tục bị “điều chỉnh” chóng mặt. Chẳng hạn vào tháng 8/2011 chỉ mới 3%, nhưng đến tháng 6/2012 vọt lên 10%, sau đó lại “chìm” về 4-5%.
Đầu năm 2014, khi hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 13%, Nguyễn Văn Bình mới ấp úng thừa nhận “9% là hợp lý”.
Ngay trước kỳ họp quốc hội lần này, phiên họp Thường vụ quốc hội đã chứng kiến lần đầu tiên Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiết lộ nợ xấu lên đến 500.000 tỷ đồng.
Nhưng chi tiết rất đáng nghi ngờ về động cơ là “tỷ lệ nợ xấu lên đến 17% vào tháng 9/2012” vừa công bố trước Quốc hội lại không phải do lãnh đạo của Ngân hàng nhà nước báo cáo, mà được phát ra từ chính miệng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Phải chăng đó là thủ pháp đầy tiểu xảo và lọc lõi để Thống đốc Nguyễn Văn Bình vừa thoát trách nhiệm phải tự làm xấu mặt mình trước 500 đại biểu quốc hội và bàn dân thiên hạ, nhưng lại đạt được mục đích hợp thức hóa một sự thật quá khó để bào chữa lẫn cứu vãn về nợ xấu bằng cách “mượn” vai trò Thủ tướng phát ngôn?
Ngay lập tức, phóng viên trang Infonet đã không bỏ qua con số 17% nằm trong báo cáo khá dài để làm đậm đà tin tức cũ mà hoàn toàn mới mẻ này.
Điều hết sức đáng tiếc và cũng thật đáng buồn là rất có thể chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không hề biết 17% là số liệu tỷ lệ nợ xấu lần đầu tiên được cấp dưới của ông “gài” vào báo cáo. Và ông lại càng không biết vào tháng 9/2012, một cấp dưới của ông - Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước - đã công bố tỷ lệ nợ xấu là 8,82%!
Chưa bao giờ thói dối trá chính trị của Ngân hàng nhà nước làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Thủ tướng như hiện thời.
http://www.ijavn.org/2014/11/phat-hien-ngan-hang-nha-nuoc-gai-thu.html
Ngày 19/11/2014 [phat-hien-ngan-hang-nha-nuoc-gai-thu-tuong-bang-no-sau-17]
____________________________________________________________
Tỷ lệ nợ xấu cuối năm còn khoảng 3,7 - 4,2%
19/11/2014,
Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014 khoảng 5,4% và ước đến cuối năm 2014 còn 3,7-4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012.
Sau thời gian chất vấn 4 Bộ trưởng, nửa buổi chiều hôm nay 19/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có phần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Theo báo cáo do Thủ tướng trình bày trước Quốc hội, tại kỳ họp này có 149 phiếu chất vấn các thành viên Chính phủ trong đó có 17 phiếu chất vấn Thủ tướng Chính phủ. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo một số vấn đề mà đại biểu, cử tri, đồng bào cả nước quan tâm.
(1) Về tình hình KT – XH tháng 10-11/2014 và triển khai kế hoạch năm 2015.
Trong tháng 10 và tháng 11 tình hình KT- XH tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô tốt hơn, lạm phát được kiểm soát.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,2%; 11 tháng tăng 2,16%, cả nước dự báo tăng dưới 3%. Tăng trưởng tín dụng 11 tháng khoảng 10%, cả năm tăng trên 12%; mặt bằng lãi suất giảm khoảng 1,5% - 2% so với cuối năm 2013. Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định.
Xuất khẩu 11 tháng đạt khoảng 130 tỷ USD, tăng 13,7%; nhập khẩu tăng 12,6%; xuất siêu 2 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 11,2 tỷ USD, tăng 6,16%; vốn ODA giải ngân đạt 4,96 tỷ USD, tăng 5%; thu NSNN ước đạt dự toán tăng 13,9%; chi NS đạt 92,5% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng khoảng 7% trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,5%; chỉ số hàng tồn hàng trở lại bình thường.
Sản xuất nông lâm thủy ổn định, sản lượng thủy sản 11 tháng đạt 5,74 triệu tấn, tăng 4,8%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,2%; thị trường bất động sản phục hồi; khách du lịch quốc tế tăng.
Trên 67.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký bình quân đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; có trên 23.700 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 7,8%.
An sinh xã hội tiếp tục bảo đảm, cải cách hành chính.... tiếp tục chuyển biến tích cực.
Tuy còn không ít khó khăn, nhưng với kết quả đạt được nêu trên có cơ sở để chúng ta đạt được mục tiêu nhiệm vụ năm 2014 mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội.
Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo nỗ lực đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP đạt trên 5,8%; chủ động cân đối cung cầu, không để biến động thị trường giá cả.
Chính phủ sẽ khẩn trương triển khai KT-XH và dự toán NS 2015. Tập trung quản lý điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; cải thiện đời sống nhân dân; phòng chống thiên tai. Phòng chống tham nhũng lãng phí; trật tự án toàn xã hội.
(2) Về quản lý nợ công, điều chỉnh cơ cấu NSNN: Nợ công là vấn đề hệ trọng của Quốc gia. Vấn đề này các đại biểu đã nêu ý kiến và gửi chất vấn. Thủ tướng Chính phủ xin trân trọng báo cáo với đại biểu và đồng bào cả nước về tình hình sử nợ công đến nay và định hướng kế hoạch đến năm 2020:
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế toàn cầu cũng những yếu kém nội tại kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, từ bình quân giai đoạn 2006 – 2010 tăng 7%/năm xuống còn khoảng 5,8%/năm giai đoạn 2011 – 2015. Nghị quyết của Đảng và Quốc hội đề ra chủ trương giảm thu để nuôi dưỡng nguồn thu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng chi cho đảm bảo xã hội.
Tỷ lệ thu NSNN trên GDP giảm tương ứng từ 24,8% giảm còn 21%. Trong khi đó nhu cầu chi tăng mạnh để bảo đảm an sinh xã hội, chi lương tăng lương theo lộ trình, tăng cường quốc phòng, ...chi trả nợ đến hạn.
Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN tăng từ 55% lên 64,8% trong đó chi cho con người (trong chi thường xuyên) tăng từ 62,2% lên 68,2%; chi cho an sinh xã hội tăng khoảng 18%/năm cao hơn tốc độ tăng khoảng 10%/năm của thu NS và 12%của chi NS.
Từ năm 2011 đến nay đã 3 lần điều chỉnh tăng lương, 2 lần tăng phụ cấp công vụ. Tại kỳ họp này Chính phủ đã trình xin Quốc hội phê duyệt tăng lương cho một số đối tượng với 6,3 triệu người được hưởng từ ngày 1/1/2015.
Chi cho đầu tư phát triển giảm mạnh, từ 25% tổng chi NSNN giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 18% giai đoạn 2011 – 2015.
Trước thực trạng này để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển KT- HX đã đề ra trên cơ sở đảm bảo an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chủ chỉ đạo tăng vay trả nợ, tăng vay nợ cả trong và ngoài nước, chuyển sang vay nợ trong nước cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng.
Quốc hội đã ban hành Luật quản lý nợ công quy định Nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh, và nợ chính quyền địa phương. Quốc hội đã có nghị quyết số 10 năm 2011 quy định trần nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP; Chính phủ đã ban hành Chiến lược quản lý nợ công đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 quy định trần nợ công đến 2020 không quá 65%GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của CP không kể khoản vay về cho vay lại không quá 25% tổng thu NS.
Giai đoạn 2011 – 2015 kế hoạch phát hành TPCP là 335.000 tỷ đồng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006 – 2010.
Nước ta đã trở thành nước thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ưu đãi, vay ODA giảm dần với kỳ hạn dài trong nợ công giảm dần. Cùng với chủ trương thực hiện chuyển dần sang vay trong nước tỷ trọng vay trong nước tăng từ 40,3% tổng số nợ vay năm 2010 lên 54,5% năm 2014.
Nợ nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi thời hạn vay trên 20 năm, lãi suất khoảng 1,6%/năm; nợ trong nước chủ yếu là phát hành TPCP kỳ hạn ngắn lãi suất cao do chỉ số CPI năm 2011 – 2012 tăng mạnh dẫn đến áp lực và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của CHính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.
Trong bối cảnh đó chúng ta đã có kế hoạch và trả nợ đầy đủ đúng hạn đảm bảo an toàn tài chính quốc gia; tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2014 là 14,2% tổng thu NSNN (không quá 25%). Ngoài ra trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn chúng ta còn sử dụng một phần vay mới với kỳ hạn dài hơn lãi suất thấp hơn để đảo nợ góp phần làm giảm áp lực trả nợ. Việc đảo nợ không làm tăng số nợ công.
Năm 2012 phát hành TPCP 144.000 tỷ đồng , kỳ hạn 2,97 năm lãi suất 9,8%/năm; Năm 2013 phát hành TPCP gần 182.000 tỷ đồng trong đó dành 40.000 tỷ đồng đảo nợ kỳ hạn bình quân 3,21 năm lãi suất 7,79%/năm; Năm 2014 phát hành TPCP trên 330.000 tỷ trong dành 77.000 tỷ đồng đảo nợ, kỳ hạn 4,85 năm, lãi suất bình quân 6,62%/nam
Ngày 7/11/2014 chúng ta đã phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD kỳ hạn 10 năm với lãu suất 4,8%/năm để đảo nợ các khoản TPCP đã phát hành trước đây 2005 – 2010 với lãi suất 6,8%/năm làm giảm đánh kể chi phí lãi vay, xác lập chuẩn lãi suất mới có lợi hơn.
(3) Về xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD
Sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân hàng – nguồn vốn chủ yếu cho phát triển kinh doanh tăng nhanh, dư nợ tín dụng tăng bình quân trên 30%/năm trong giai đoạn 2001-2010.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP tăng từ 40% năm 2000 lên 125% năm 2010. Quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, năng lực quản trị của một số tổ chức còn nhiều yếu kém; nhiều trường hợp vi phạm pháp luật.
Cùng với tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều DN thua lỗ, không trả được nợ dẫn đến nợ xấu gia tăng.
Theo giám sát của Ngân hàng nhà nước, đến tháng 9/2012 tỷ lệ nợ xấu của các TCTD lên đến 17%. Nợ xấu làm cho nhiều DN không vay được vốn, sản xuất kinh doanh khó khăn, đình trệ ảnh hưởng đến việc làm, đời sống và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, nợ xấu còn làm cho tình hình tài chính của các TCTD không lành mạnh, thanh khoản khó khăn; một số ngân hành thương mại đứng trước nguy cơ đổ vỡ; đe dọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước thực trạng đó, Chính phủ đã phê duyệt các đề án cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Mục tiêu của xử lý nợ xấu là cải thiện thanh khoản tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD, đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an toàn hệ thống; phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa nợ xấu về mức an toàn trong kinh tế thị trường.
Triển khai thực hiện đề án, Ngân hàng nhà nước cùng các bộ ngành liên quan và địa phương đã tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định về an toàn hoạt động, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD; đồng thời hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, thiết lập và sử dụng dự phòng rủi ro, bảo đảm chặt chẽ minh bạch và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Theo Thủ tướng, nhờ sự nỗ lực chung, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 chủ yếu bằng các giải pháp: thu hồ nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tải sản bảo đảm …
Theo báo cáo của các TCTD, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 là 3,8% và có xu hướng giảm; tháng 6 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%; tháng 8 là 3,9%; ước cuối năm 2014 còn khoảng 2,5-2,7%.
Theo đánh giá của NHNN, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9/2014 khoảng 5,4% và ước đến cuối năm 2014 còn 3,7-4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012. NHNN đánh giá nợ xấu cao hơn là do việc đánh giá phân loại chặt chẽ hơn.
Thủ tướng cũng cho biết, kết quả xử lý nợ xấu chưa được như mong muốn do khuôn khổ pháp luật, chức năng của VAMC còn hạn chế. Bên cạnh đó, do một số TCTD còn yếu kém, tình trạng sở hữu chưa minh bạch, nên nhiệm vụ còn rất khó khăn.
Về giải pháp xử lý nợ xấu trong thời gian tới, Thủ tướng đưa ra các nhóm giải pháp sau:
(i) Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu, nhất là việc mua bán nợ.
(ii) Hoàn thiên chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính nâng cao vai trò của công ty VAMC.
(iii) Phát triển lành mạnh thị trường mua bán nợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
(iv) Tăng cường kiểm tra giám sát thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng, phân loại nợ và dự phòng rủi ro, nâng cao hiệu lực hiệu quả trong kiểm soát nợ xấu.
(v) Tăng cường phối hợp NHNN và các Bộ ngành, địa phương; đặc biệt là các TCTD và VAMC.
(vi) Đẩy mạnh cơ cấu TCTD, công khai minh bạch sở hữu, kiểm soát chất lượng tín dụng; lập dự phòng rủi ro. Hoàn thiện thể chế, cơ cấu các TCTD yếu kém. Đồng thời đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, cơ cấu các TCTD, phấn đấu năm 2015 đưa nợ xấu xuống dưới 3% đảm bảo an toàn TCTD.
4) Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Thủ tướng cho biết, trong thời gian qua, môi trường kinh doanh của VN còn nhiều hạn chế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư.
Theo xếp hạng của World Bank về môi trường đầu tư, năm 2014 VN xếp thứ 72 về môi trường kinh doanh hiệu quả. Trong đó, các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của VN còn thấp như: khởi đầu môi trường kinh doanh xếp thứ 125; bảo vệ nhà đầu tư thiểu số xếp thứ 117; kết nối điện xếp thứ 135; giải quyết tình trạng phá sản xếp thứ 104; nộp thuế xếp thứ 173 …
Để cải thiện môi trường kinh doanh, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành một số nghị quyết cải cách thủ tục hành chính; đặc biệt là cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, thành lập, giải thể DN ... và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong năm 2014, đưa số DN thực hiện kê khai thuế điện tử từ 65% lên 95%; thời gian nộp thuế giảm, thời gian thông quan giảm, thời gian nộp BHXH giảm khoảng 100 giờ; thời gian thành lập DN giảm từ 34 ngày xuống còn 17 ngày.
Đồng thời, theo xếp loại của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh toàn cầu của VN năm 2014 đã tăng 2 bậc từ 70 lên 68 . Trong thời gian qua, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đều nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của VN từ B2 lên B1; Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm của VN từ B+ lên BB.
Tuy nhiên, Thủ tướng thừa nhận, so với các nước trong khu vực thì xếp hạng môi trường đầu tư của VN còn thấp. Mặc dù thời gian qua đã có nhiều cố gắng nhưng trong cơ chế chính sách vẫn còn nhiều bất cập, một số bộ ngành chưa quan tâm đúng mức, chưa coi việc cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ thiết yếu.
Theo Thủ tướng, để cải thiện môi trường đầu tư, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp chính sau:
(i) Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng nhanh các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; nâng cao năng suất lao động; hình thành chuỗi giá trị sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm.
(ii) Hiện đại hóa công nghệ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.Huy động các nguồn lực vào phát triển công nghệ hiện đại.
(iii) Phát triển mạnh và toàn diện nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo đại học, đẩy nhanh đào tạo nghề có chất lượng cao, khuyến khích DN đào tạo nghề cho người lao động.
(iv) Rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ. Thực hiện hiệu quả luật sở hữu trí tuệ, khuyến khích DN đổi mới công nghệ. Thực hiện nhất quán cơ chế thị trường, đẩy nhanh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động.
(v) Chủ động hội nhập quốc tế, tích cực đàm phán ký kêt các hiệp định, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, nâng cao năng suất lao động hiệu quả.
(vi) Thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững, nhất là giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau phần báo cáo của Thủ tướng là đến phần chất vấn
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Kiên Giang chất vấn, năm 2009 Thủ tướng đã ban hành quyết định 429 về phê duyệt quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Hiện nay, từng vùng phát triển theo quy mô nội bộ gây khó khăn trong kết nối sản xuất tiệu thụ. Xin Thủ tướng cho biết giải pháp phát triển kinh tế vùng ĐBSCL trên cơ sở liên kết vùng, đầu tư trọng điểm, tạo bước đột phá mạnh mẽ hơn phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng?
Đại biểu Danh Út: Hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào) có hơn 300.000 hộ không hoặc thiếu đất sản xuất và đất ở. Nhưng đất đai của nông lâm trường quản lý khá nhiều có tình trạng sử dụng kém kém hiệu quả, lãng phí, chưa sử dụng. Xin đề nghị Chính phủ giảm bớt đất của nông lâm trường để giao lại chính quyền địa phương cấp cho Đồng bào đã giao khoán. Xin ý kiến của Thủ tướng về chủ trương và giải pháp?
Đại biểu Đỗ Văn Đương: Xin hỏi Thủ tướng về kinh tế biển. Cụ thể: Trong năm gần đây chúng ta đã có bước đầu tư đáng kể gì để phát triển kinh tế biển đảo? Thời gian tới cần bớt đầu tư công trong bờ dành nguồn lực, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế biển. Theo đó, nên thành lập Bộ kinh tế biển trên cơ sở tách một phần chức năng bộ TN – MT và bộ NNPTNT để có bộ chuyên tâm tham mưu. Ý kiến của Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Thân Đức Nam: Đề nghị Thủ tướng cần làm rõ hơn nợ xấu của NHTM. Thủ tướng có dùng NSNN hỗ trợ giải quyết nợ xấu của ngành ngân hàng không?
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương: Những giải pháp nào là quan trọng và mang tính quyết định, nhiệm tập trung thực hiện trong năm 2015 để đảm bảo nước ta đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa?
Thanh Giang - Nguyệt Quế
Theo Infonet
__________________________________
Xem lại:
Phó Thống đốc NHNN: Tỷ lệ nợ xấu đã giảm
30/01/2013
So với mức 8,82% cuối tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết.
Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 29/1, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng xong đề án công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) và đã được Chính phủ thông qua, hiện đang được trình Bộ Chính trị duyệt và có những sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên, không chỉ đợi công ty khi VAMC ra đời thì nợ xấu mới được xử lý mà thời gian qua, các ngân hàng đã có hướng xử lý qua việc trích lập dự phòng, cơ cấu lại nợ và xử lý tài sản đảm bảo..., nhờ đó tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cũng cho hay, so với tỷ lệ nợ xấu 8,82% (tương đương gần 240 nghìn tỷ đồng) được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước công bố đến hết tháng 9/2012, tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm.
Mục tiêu lập ra VAMC là nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống về mức hợp lý 3%, ông Tiến nói.
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước về xử lý nợ xấu trong năm 2012, các tổ chức tín dụng đã xử lý được 45 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu đến từ việc các ngân hàng đã trích lập dự phòng. Trong đó, dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 đạt 78,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 58,31% nợ xấu), tăng 33% so với cuối năm 2011.
Tốc độ gia tăng của nợ xấu từng bước được kiểm soát. Trong 4 tháng đầu năm, nợ xấu tăng khoảng 8-9% mỗi tháng, đến cuối năm tốc độ tăng còn 3% mỗi tháng, đặc biệt tháng 10 nợ xấu giảm 0,95%, chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết tại cuộc họp báo tổng kết cuối năm.
Tia Sáng
Đăng nhận xét