Thuế nhập khẩu các loại xăng dầu tăng liên tiếp 2 lần trong vòng 1 tháng làm mất cơ hội giảm giá các mặt hàng này sâu hơn nữa. Hiện giá mỗi lít xăng RON 92 cõng tới 6.149 đồng thuế nhập khẩu, 1.757 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt (tương ứng thuế suất 10%), 1.000 đồng phí bảo vệ môi trường. Tổng mức thuế phí một lít xăng phải chịu là gần 9.000 đồng.
Từ 16 giờ 30 phút ngày 6-1, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ: Dầu diesel giảm 360 đồng/lít, xăng RON 92 và 95 giảm 310 đồng/lít, dầu hỏa giảm 290 đồng/lít. Sau khi giảm, giá bán lẻ mới được niêm yết: dầu diesel 16.630 đồng/lít, xăng RON 92 là 17.570 đồng/lít, dầu hỏa là 17.110 đồng/lít. Quỹ bình ổn các mặt hàng cũng được giảm từ mức kỷ lục 800 đồng/lít trong đợt điều hành giá trước xuống còn 500 đồng/lít.
Thuế nhập khẩu gần kịch khung
Tuy nhiên, trong đợt giảm giá này, Bộ Tài chính cũng quyết định tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng thêm 8%, dầu diesel tăng 7% và dầu hỏa tăng 9%. Mức thuế nhập khẩu mới đối với mặt hàng xăng là 35%, dầu hỏa là 35%, dầu diesel là 30%.
Đáng nói là thời điểm đầu tháng 12-2014, Bộ Tài chính đã tăng thêm 9% thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng và dầu diesel, 10% đối với dầu hỏa nhằm bù đắp hụt thu ngân sách. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, thuế nhập khẩu xăng dầu tăng đến gần 20% mỗi loại. Hiện giá mỗi lít xăng RON 92 cõng tới 6.149 đồng thuế nhập khẩu, 1.757 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt (tương ứng thuế suất 10%), 1.000 đồng phí bảo vệ môi trường.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng trong đợt điều chỉnh giá xăng dầu lần này, liên bộ Tài chính - Công Thương có vẻ như tạo sự hài hòa lợi ích của các bên là nhà nước và người tiêu dùng vì vừa điều chỉnh tăng thuế vừa giảm giá bán lẻ. Thực chất không phải như vậy vì so với mức độ lao dốc của giá dầu thô thế giới từ nửa cuối năm 2014 đến nay, mức giảm giá là quá thấp trong khi mức tăng thuế lại quá cao.
“Nhìn vào động thái này có thể thấy Bộ Tài chính vẫn nghiêng về lợi ích của mình khi đặt vấn đề đạt kế hoạch thu ngân sách lên hàng đầu. Đây là góc nhìn phiến diện” - ông Long nhận xét.
GS-TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội), cũng cho rằng tuy tăng thuế được coi là một giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách và giúp hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và nhà nước nhưng thuế nhập khẩu xăng dầu tăng đến 35% là cao so với năng lực của người dân cũng như nền kinh tế.
Khó kích thích sản xuất
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng xu hướng giảm giá dầu thô trên thị trường thế giới đang tạo cơ hội rất lớn cho nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, cơ hội này có đến hay không phụ thuộc phản ứng chính sách về thuế xăng dầu. Nếu không thuận theo thị trường, tiếp tục tăng thêm thuế sẽ ngăn cản tác động tích cực của việc giảm giá dầu đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (đơn vị sản xuất sản phẩm dầu gấc Vinaga), cho biết do phải chịu chi phí vận chuyển gấc từ các tỉnh về sản xuất nên giá dầu tăng, giảm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất.
“Thời gian qua, giá dầu diesel đã giảm đáng kể nhưng thuế suất tăng đến 30% là quá cao. Nếu điều tiết thuế giảm chậm hơn một chút thì cơ hội giảm giá dầu nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội bù đắp lại những giai đoạn giá nhiên liệu tăng quá cao cũng như có thể giảm giá bán sản phẩm” - ông Suất nói.
Trong khi đó, trên cơ sở tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về tỉ trọng của xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trong tổng giá trị công nghiệp, với dự báo giá dầu thế giới trong năm 2015 giảm 33% và giả định giá xăng dầu trong nước giảm tương ứng (trong đó không tăng thuế nhập khẩu xăng dầu) thì tổng chi phí trung gian cho doanh nghiệp giảm được 15%, giá thành sản phẩm sản xuất trong nước giảm 3%. Tuy nhiên, do tăng thuế mạnh nên mức tác động giảm đến sản xuất và giá cả trong nước sẽ không được như tính toán.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, kinh tế vừa nhen nhóm phục hồi, Chính phủ yêu cầu tiếp tục phải có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có việc giảm thuế thì Bộ Tài chính lại tăng thuế nhập khẩu xăng dầu là không hợp lý.
Không tăng thuế sẽ hụt thu 43.000 tỉ đồng
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo nếu giá dầu thanh toán trung bình năm 2015 là 60 USD/thùng thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sẽ hụt 37.000 tỉ đồng so với dự toán (tương đương 4% tổng thu ngân sách) và giảm 47% so với ước thực hiện của năm 2014. Giả định các mức thuế nhập khẩu và phí xăng dầu giữ nguyên như đầu năm 2014, thu ngân sách sẽ hụt thêm khoảng 6.000 tỉ đồng. Tổng mức hụt thu là khoảng 43.000 tỉ đồng, bằng 4,6% tổng thu ngân sách năm 2015.
Từ 16 giờ 30 phút ngày 6-1, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ: Dầu diesel giảm 360 đồng/lít, xăng RON 92 và 95 giảm 310 đồng/lít, dầu hỏa giảm 290 đồng/lít. Sau khi giảm, giá bán lẻ mới được niêm yết: dầu diesel 16.630 đồng/lít, xăng RON 92 là 17.570 đồng/lít, dầu hỏa là 17.110 đồng/lít. Quỹ bình ổn các mặt hàng cũng được giảm từ mức kỷ lục 800 đồng/lít trong đợt điều hành giá trước xuống còn 500 đồng/lít.
Thuế nhập khẩu gần kịch khung
Tuy nhiên, trong đợt giảm giá này, Bộ Tài chính cũng quyết định tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng thêm 8%, dầu diesel tăng 7% và dầu hỏa tăng 9%. Mức thuế nhập khẩu mới đối với mặt hàng xăng là 35%, dầu hỏa là 35%, dầu diesel là 30%.
Đáng nói là thời điểm đầu tháng 12-2014, Bộ Tài chính đã tăng thêm 9% thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng và dầu diesel, 10% đối với dầu hỏa nhằm bù đắp hụt thu ngân sách. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, thuế nhập khẩu xăng dầu tăng đến gần 20% mỗi loại. Hiện giá mỗi lít xăng RON 92 cõng tới 6.149 đồng thuế nhập khẩu, 1.757 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt (tương ứng thuế suất 10%), 1.000 đồng phí bảo vệ môi trường.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng trong đợt điều chỉnh giá xăng dầu lần này, liên bộ Tài chính - Công Thương có vẻ như tạo sự hài hòa lợi ích của các bên là nhà nước và người tiêu dùng vì vừa điều chỉnh tăng thuế vừa giảm giá bán lẻ. Thực chất không phải như vậy vì so với mức độ lao dốc của giá dầu thô thế giới từ nửa cuối năm 2014 đến nay, mức giảm giá là quá thấp trong khi mức tăng thuế lại quá cao.
“Nhìn vào động thái này có thể thấy Bộ Tài chính vẫn nghiêng về lợi ích của mình khi đặt vấn đề đạt kế hoạch thu ngân sách lên hàng đầu. Đây là góc nhìn phiến diện” - ông Long nhận xét.
GS-TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội), cũng cho rằng tuy tăng thuế được coi là một giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách và giúp hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và nhà nước nhưng thuế nhập khẩu xăng dầu tăng đến 35% là cao so với năng lực của người dân cũng như nền kinh tế.
Khó kích thích sản xuất
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng xu hướng giảm giá dầu thô trên thị trường thế giới đang tạo cơ hội rất lớn cho nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, cơ hội này có đến hay không phụ thuộc phản ứng chính sách về thuế xăng dầu. Nếu không thuận theo thị trường, tiếp tục tăng thêm thuế sẽ ngăn cản tác động tích cực của việc giảm giá dầu đối với nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (đơn vị sản xuất sản phẩm dầu gấc Vinaga), cho biết do phải chịu chi phí vận chuyển gấc từ các tỉnh về sản xuất nên giá dầu tăng, giảm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất.
“Thời gian qua, giá dầu diesel đã giảm đáng kể nhưng thuế suất tăng đến 30% là quá cao. Nếu điều tiết thuế giảm chậm hơn một chút thì cơ hội giảm giá dầu nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội bù đắp lại những giai đoạn giá nhiên liệu tăng quá cao cũng như có thể giảm giá bán sản phẩm” - ông Suất nói.
Trong khi đó, trên cơ sở tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về tỉ trọng của xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trong tổng giá trị công nghiệp, với dự báo giá dầu thế giới trong năm 2015 giảm 33% và giả định giá xăng dầu trong nước giảm tương ứng (trong đó không tăng thuế nhập khẩu xăng dầu) thì tổng chi phí trung gian cho doanh nghiệp giảm được 15%, giá thành sản phẩm sản xuất trong nước giảm 3%. Tuy nhiên, do tăng thuế mạnh nên mức tác động giảm đến sản xuất và giá cả trong nước sẽ không được như tính toán.
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, kinh tế vừa nhen nhóm phục hồi, Chính phủ yêu cầu tiếp tục phải có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có việc giảm thuế thì Bộ Tài chính lại tăng thuế nhập khẩu xăng dầu là không hợp lý.
Không tăng thuế sẽ hụt thu 43.000 tỉ đồng
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia dự báo nếu giá dầu thanh toán trung bình năm 2015 là 60 USD/thùng thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sẽ hụt 37.000 tỉ đồng so với dự toán (tương đương 4% tổng thu ngân sách) và giảm 47% so với ước thực hiện của năm 2014. Giả định các mức thuế nhập khẩu và phí xăng dầu giữ nguyên như đầu năm 2014, thu ngân sách sẽ hụt thêm khoảng 6.000 tỉ đồng. Tổng mức hụt thu là khoảng 43.000 tỉ đồng, bằng 4,6% tổng thu ngân sách năm 2015.
Theo Tô Hà - Phương Nhung/Nld.com.vn
[moi-lit-xang-phai-chiu-gan-9-ngan-dong-tien-thue-phi].
Ngày đăng 09/01/2015
______________________________
Đăng nhận xét