Có vẻ như dầu thô xuống 40 usd là chắc chắn trong vài tuần nữa, mốc mới là 31 usd/thùng. Theo cách Mỹ và OPEC găng thế này thì chúng ta không loại trừ khả năng 31 usd/thùng:
Trích:”Thế nhưng theo Forbes, những thành viên OPEC ngày 13.1 kiên quyết “không để Mỹ chiếm lĩnh thị phần, dù giá có tụt trong 2, 3 năm nữa”.
Nghe có vẻ như cuộc chiến một mất một còn và triển vọng mức giá 40 usd /thùng là có thật.
[dau-tho-se-xuong-40-usd-thung].
Châu Xuân Nguyễn
Ngày đăng 19/01/2015
____________________________________
Thế giới hồi hộp chờ kết quả ‘cuộc chiến’ giá dầu giữa Mỹ và OPEC
16/01/2015 14:31
http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/the-gioi-hoi-hop-cho-ket-qua-cuoc-chien-gia-dau-giua-my-va-opec-525920.html
(TNO) Nếu giá dầu thực sự giảm xuống mức 40 USD/thùng, đó sẽ là đòn giáng mạnh nhất vào kinh tế thế giới. Rất nhiều nước đang chuẩn bị tinh thần chờ đợi kết quả “cuộc chiến” giá dầu giữa Mỹ và OPEC.
Theo thông tin từ Bloomberg ngày 14.1, giá dầu thô WTI của Mỹ đã cán mốc 45 USD/thùng, giảm tới hơn 60 USD/thùng tính từ tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn: giá dầu thô WTI sẽ tiếp tục giảm về mốc 40 USD/thùng, theo dự báo của Mike Wittner, người đứng đầu Công ty dịch vụ tài chính – ngân hàng đa quốc gia Societe Generale SA, có trụ sở tại Pháp.
Cơn ”ác mộng” đến rất gần
Viễn cảnh giá dầu tụt dốc không phanh đã được tính từ trước, và lúc này thông tin từ giá dầu thô WTI của Mỹ thực sự đã mang cơn ”ác mộng” đến gần hơn bao giờ.
The Guardian ngày 14.1 dẫn lời Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, cảnh báo rằng nền kinh tế Scotland đã gặp một “cú sốc tiêu cực”. “Giá dầu tại Scotland đã cao hơn 17 nước, và chỉ cần rớt thêm vài USD, nhiều người Scotland sẽ thất nghiệp vì giếng dầu buộc phải cắt giảm”, ông Mark Carney cho biết.
Tại Brazil, Reuters ngày 14.1 đưa tin, cựu giám đốc quốc tế của Công ty dầu quốc doanh Petrobras, Nestor Cervero đã bị bắt cùng 39 người khác vì tham nhũng trong lĩnh vực kinh doanh dầu.
TheoWall Street Journal, cổ phiếu Petrobras đã giảm 55% trong 6 tháng qua. Vụ bê bối của Nestor Cervero cộng thêm mức lỗ từ việc giá dầu hạ đang khiến Petrobras lao đao, với giao dịch cổ phiếu đã ở mức thấp kỷ lục.
Tại Venezuela, quốc gia có tới 96% xuất khẩu là dầu mỏ, đang chuẩn bị có sự thay đổi lớn, theo Financial Times. Tại nước này đã xảy ra các cuộc biểu tình vì tình trạng thiếu lương thực do kinh tế suy sụp theo giá dầu. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro được cho là đang đi khắp nơi tìm kiếm giải pháp hỗ trợ tài chính để đưa giá dầu tại nước này về “mức cân bằng 100 USD/thùng”.
Mỹ và OPEC đọ sức chịu đựng
Câu chuyện về giá dầu đang tập trung quanh thái độ của Mỹ và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Mỹ đang chuẩn bị hạ thêm giá dầu, còn OPEC vẫn kiên quyết không giảm sản lượng, và đó là một “cuộc đấu”.
Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) Suhail Al Mazrouei nhắc lại hôm 13.1 rằng các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ sẽ đầu hàng trước khi OPEC giảm sản lượng. Kết quả từ hơn 10 ý kiến của các thành viên vùng Vịnh đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ trượt giá dầu và hạ nguồn cung ứng cho các khu vực ngoài OPEC. Họ sẽ quyết tâm giữ thị trường trước sự cạnh tranh của Mỹ.
Trong thống kê tuần qua, Mỹ được dự đoán trở lại tư thế dẫn đầu kinh tế thế giới. Đây là kết quả từ việc giá dầu giảm, tạo nên sức mua lớn cho tiêu dùng của người dân nước này. Tuy nhiên trong “cuộc chiến hạ giá” với OPEC, Mỹ không phải không tổn thất.
Washington Post ngày 14.1 cho rằng trong khi Mỹ cũng sản xuất và tiêu thụ dầu, thì họ sẽ bị ảnh hưởng từ việc hạ giá, đặc biệt nếu ở mức 40 USD/thùng như Bloomberg dự báo.
Cụ thể bang Texas và Dakota, những nơi sản xuất và cung cấp dầu mỏ. Một vài công ty năng lượng trong hai khu vực này đã ngừng tuyển dụng và sa thải nhân viên do nhu cầu dầu mỏ giảm. Đồng lương của công nhân tại những nơi này cũng ảnh hưởng, theo Economy Times.
Mức thất nghiệp tại Mỹ đang nằm ở khoảng 5,6%, một con số được xem như “vừa đủ” cho một nền kinh tế khỏe mạnh. Thế nhưng theo Forbes, những thành viên OPEC ngày 13.1 kiên quyết “không để Mỹ chiếm lĩnh thị phần, dù giá có tụt trong 2, 3 năm nữa”.
Trích:”Thế nhưng theo Forbes, những thành viên OPEC ngày 13.1 kiên quyết “không để Mỹ chiếm lĩnh thị phần, dù giá có tụt trong 2, 3 năm nữa”.
Nghe có vẻ như cuộc chiến một mất một còn và triển vọng mức giá 40 usd /thùng là có thật.
[dau-tho-se-xuong-40-usd-thung].
Châu Xuân Nguyễn
Ngày đăng 19/01/2015
____________________________________
Thế giới hồi hộp chờ kết quả ‘cuộc chiến’ giá dầu giữa Mỹ và OPEC
16/01/2015 14:31
http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/the-gioi-hoi-hop-cho-ket-qua-cuoc-chien-gia-dau-giua-my-va-opec-525920.html
(TNO) Nếu giá dầu thực sự giảm xuống mức 40 USD/thùng, đó sẽ là đòn giáng mạnh nhất vào kinh tế thế giới. Rất nhiều nước đang chuẩn bị tinh thần chờ đợi kết quả “cuộc chiến” giá dầu giữa Mỹ và OPEC.
Theo thông tin từ Bloomberg ngày 14.1, giá dầu thô WTI của Mỹ đã cán mốc 45 USD/thùng, giảm tới hơn 60 USD/thùng tính từ tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn: giá dầu thô WTI sẽ tiếp tục giảm về mốc 40 USD/thùng, theo dự báo của Mike Wittner, người đứng đầu Công ty dịch vụ tài chính – ngân hàng đa quốc gia Societe Generale SA, có trụ sở tại Pháp.
Cơn ”ác mộng” đến rất gần
Viễn cảnh giá dầu tụt dốc không phanh đã được tính từ trước, và lúc này thông tin từ giá dầu thô WTI của Mỹ thực sự đã mang cơn ”ác mộng” đến gần hơn bao giờ.
The Guardian ngày 14.1 dẫn lời Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, cảnh báo rằng nền kinh tế Scotland đã gặp một “cú sốc tiêu cực”. “Giá dầu tại Scotland đã cao hơn 17 nước, và chỉ cần rớt thêm vài USD, nhiều người Scotland sẽ thất nghiệp vì giếng dầu buộc phải cắt giảm”, ông Mark Carney cho biết.
Tại Brazil, Reuters ngày 14.1 đưa tin, cựu giám đốc quốc tế của Công ty dầu quốc doanh Petrobras, Nestor Cervero đã bị bắt cùng 39 người khác vì tham nhũng trong lĩnh vực kinh doanh dầu.
TheoWall Street Journal, cổ phiếu Petrobras đã giảm 55% trong 6 tháng qua. Vụ bê bối của Nestor Cervero cộng thêm mức lỗ từ việc giá dầu hạ đang khiến Petrobras lao đao, với giao dịch cổ phiếu đã ở mức thấp kỷ lục.
Tại Venezuela, quốc gia có tới 96% xuất khẩu là dầu mỏ, đang chuẩn bị có sự thay đổi lớn, theo Financial Times. Tại nước này đã xảy ra các cuộc biểu tình vì tình trạng thiếu lương thực do kinh tế suy sụp theo giá dầu. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro được cho là đang đi khắp nơi tìm kiếm giải pháp hỗ trợ tài chính để đưa giá dầu tại nước này về “mức cân bằng 100 USD/thùng”.
Mỹ và OPEC đọ sức chịu đựng
Câu chuyện về giá dầu đang tập trung quanh thái độ của Mỹ và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Mỹ đang chuẩn bị hạ thêm giá dầu, còn OPEC vẫn kiên quyết không giảm sản lượng, và đó là một “cuộc đấu”.
Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) Suhail Al Mazrouei nhắc lại hôm 13.1 rằng các nhà sản xuất dầu từ đá phiến ở Mỹ sẽ đầu hàng trước khi OPEC giảm sản lượng. Kết quả từ hơn 10 ý kiến của các thành viên vùng Vịnh đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ trượt giá dầu và hạ nguồn cung ứng cho các khu vực ngoài OPEC. Họ sẽ quyết tâm giữ thị trường trước sự cạnh tranh của Mỹ.
Trong thống kê tuần qua, Mỹ được dự đoán trở lại tư thế dẫn đầu kinh tế thế giới. Đây là kết quả từ việc giá dầu giảm, tạo nên sức mua lớn cho tiêu dùng của người dân nước này. Tuy nhiên trong “cuộc chiến hạ giá” với OPEC, Mỹ không phải không tổn thất.
Washington Post ngày 14.1 cho rằng trong khi Mỹ cũng sản xuất và tiêu thụ dầu, thì họ sẽ bị ảnh hưởng từ việc hạ giá, đặc biệt nếu ở mức 40 USD/thùng như Bloomberg dự báo.
Cụ thể bang Texas và Dakota, những nơi sản xuất và cung cấp dầu mỏ. Một vài công ty năng lượng trong hai khu vực này đã ngừng tuyển dụng và sa thải nhân viên do nhu cầu dầu mỏ giảm. Đồng lương của công nhân tại những nơi này cũng ảnh hưởng, theo Economy Times.
Mức thất nghiệp tại Mỹ đang nằm ở khoảng 5,6%, một con số được xem như “vừa đủ” cho một nền kinh tế khỏe mạnh. Thế nhưng theo Forbes, những thành viên OPEC ngày 13.1 kiên quyết “không để Mỹ chiếm lĩnh thị phần, dù giá có tụt trong 2, 3 năm nữa”.
Nhật Đăng
Đăng nhận xét