Tổ chức là một tập thể với ít nhất năm đặc tính:
- Có một hay nhiều mục tiêu rõ rệt;
- Có quy định một hệ thống không bình đẳng về thẩm quyền quyết định, và hệ thống quyền lực này được thực sự áp dụng (một tập thể trong đó mọi người đều có mọi quyền như nhau không phải là một tổ chức);
- Có sinh hoạt liên tục và kéo dài trong thời gian (một khóa hội thảo cũng có mục tiêu, có chủ tọa, thư ký nhưng không phải là một tổ chức);
- Có một số thành viên tương đối đông đảo, trên 20. Từ 8 người trở xuống là một nhóm nhỏ không cần một cơ chế nào, mọi việc cần làm đều có thể quyết định một cách trực tiếp và dân chủ. Từ 8 đến 20 người là một tổ chức đang thành hình;
- Có một mức độ tự quyết lớn, thí dụ như có quyền lấy quyết định tự giải thể (một tiểu đoàn quân đội không phải là một tổ chức).
Tổ chức chính trị trước hết là một tổ chức với 5 đặc tính trên và được nhìn nhận như là đại diện cho một số giá trị và chọn lựa chính trị. Nó là một căn cước chính trị cho các thành viên và cảm tình viên. Nó chỉ có thể là thành quả của một cố gắng bền bỉ trong nhiều năm.
Một tổ chức chính trị đúng nghĩa phải được quan niệm như một dụng cụ để thực hiện một dự án chính trị. Tổ chức phấn đấu giành chính quyền để thực hiện dự án chính trị của mình. Đấu tranh chính trị cam go và tiêu biểu nhất là đấu tranh để thay đổi chế độ chính trị, nghĩa là một cuộc cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này đối thủ của tổ chức là đảng cầm quyền nhưng cũng có thể là những chính đảng khác, vì khác biệt chính kiến hay chỉ vì tranh giành ảnh hưởng. Điều đầu tiên cần được ghi nhận là đấu tranh chính trị bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức.
Đấu tranh chính trị phải hiểu đúng nghĩa là đấu tranh vì một mục tiêu cao cả; do đó tổ chức phải hiểu thật đúng thế nào là thắng lợi. Cuộc vận động chính trị phải được hiểu là đã thành công khi các thay đổi đã đề ra trong dự án chính trị được thực hiện, dù tổ chức nắm chính quyền, hay chỉ tham gia vào một liên minh cầm quyền, hay dù ở trong vị trí một đảng đối lập. Một tổ chức chính trị chân chính phải sẵn sàng cầm quyền để thực hiện dự án chính trị của mình nhưng cũng không được coi việc nắm chính quyền như một cứu cánh.
- Có một hay nhiều mục tiêu rõ rệt;
- Có quy định một hệ thống không bình đẳng về thẩm quyền quyết định, và hệ thống quyền lực này được thực sự áp dụng (một tập thể trong đó mọi người đều có mọi quyền như nhau không phải là một tổ chức);
- Có sinh hoạt liên tục và kéo dài trong thời gian (một khóa hội thảo cũng có mục tiêu, có chủ tọa, thư ký nhưng không phải là một tổ chức);
- Có một số thành viên tương đối đông đảo, trên 20. Từ 8 người trở xuống là một nhóm nhỏ không cần một cơ chế nào, mọi việc cần làm đều có thể quyết định một cách trực tiếp và dân chủ. Từ 8 đến 20 người là một tổ chức đang thành hình;
- Có một mức độ tự quyết lớn, thí dụ như có quyền lấy quyết định tự giải thể (một tiểu đoàn quân đội không phải là một tổ chức).
Tổ chức chính trị trước hết là một tổ chức với 5 đặc tính trên và được nhìn nhận như là đại diện cho một số giá trị và chọn lựa chính trị. Nó là một căn cước chính trị cho các thành viên và cảm tình viên. Nó chỉ có thể là thành quả của một cố gắng bền bỉ trong nhiều năm.
Một tổ chức chính trị đúng nghĩa phải được quan niệm như một dụng cụ để thực hiện một dự án chính trị. Tổ chức phấn đấu giành chính quyền để thực hiện dự án chính trị của mình. Đấu tranh chính trị cam go và tiêu biểu nhất là đấu tranh để thay đổi chế độ chính trị, nghĩa là một cuộc cách mạng. Trong cuộc đấu tranh này đối thủ của tổ chức là đảng cầm quyền nhưng cũng có thể là những chính đảng khác, vì khác biệt chính kiến hay chỉ vì tranh giành ảnh hưởng. Điều đầu tiên cần được ghi nhận là đấu tranh chính trị bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức.
Đấu tranh chính trị phải hiểu đúng nghĩa là đấu tranh vì một mục tiêu cao cả; do đó tổ chức phải hiểu thật đúng thế nào là thắng lợi. Cuộc vận động chính trị phải được hiểu là đã thành công khi các thay đổi đã đề ra trong dự án chính trị được thực hiện, dù tổ chức nắm chính quyền, hay chỉ tham gia vào một liên minh cầm quyền, hay dù ở trong vị trí một đảng đối lập. Một tổ chức chính trị chân chính phải sẵn sàng cầm quyền để thực hiện dự án chính trị của mình nhưng cũng không được coi việc nắm chính quyền như một cứu cánh.
Nguồn: https://www.facebook.com/thong.luan.1
[to-chuc-chinh-tri-la-gi].
Ngày đăng 11/02/2015
Đăng nhận xét