Một trong những vấn nạn nghiêm trọng tại Việt Nam ngày hôm nay mà ai cũng có thể thấy được, cảm nhận được và thậm chí từng là nạn nhân của nó: Nạn bạo lực. Chưa bao giờ nạn bạo lực lại lan tràn nhanh đến như vậy và nó đã trở thành phương châm sống và hành xử của rất nhiều người Việt Nam. Chỉ trong những ngày nghĩ lễ Tết Ất Mùi vừa qua đã có 800 người chết vì tai nạn giao thông và do đánh nhau. Trong đó số người chết do đánh nhau cao gần gấp đôi tai nạn giao thông 500/300.
Các hành vi bạo lực diễn ra khắp nơi khắp chốn. Từ các lễ hội nhân danh truyền thống mang nặng màu sắc bạo lực như: Lễ hội Chém lợn tại làng Ném Thượng, Bắc Ninh. Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội dùng búa đập vào đầu trâu đến chết tại Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ… cho đến hành vi cướp hoa tre, trầu cau tại lễ hội đền Gióng ở Sóc Sơn hay lễ hội “cướp chiếu” ở Vĩnh Phúc.
Bạo lực không chỉ xảy ra trong những ngày lễ “truyền thống” mà nó còn xảy ra hàng ngày, mỗi lúc mỗi nơi. Chỉ cần một xô xát nhẹ hay va chạm giao thông là người ta có thể rút dao đâm chết nhau. Cô giáo thì đánh học sinh đến gây thương tích, bảo mẫu thì dùng băng dính dán miệng trẻ con. Người dân thì sẵn sàng giết người hội đồng, khi đó là một kẻ ăn trộm chó. Công an nhà nước thì tha hồ dùng bạo lực tra tấn người dân đến chết chỉ vì tình nghi. Báo chí cách mạng thì luôn sử dụng tối đa ngôn ngữ bạo lực, kết án thay tòa án, moi móc đời tư của người dân đem ra bêu riếu, kích động sự thù hận…
Đâu ra nguyên nhân của tình trạng gia tăng bạo lực một cách đáng lo ngại như vậy tại Việt Nam thời gian qua? Theo chúng tôi thì có mấy lý do chính sau:
-Do người dân mất niềm tin vào công lý. Khi người dân không còn tin vào hệ thống pháp lý, tức là không tin vào chính quyền thì đương nhiên họ sẽ tìm cách tự xử. Khi pháp luật không tồn tại thì sẽ xuất hiện “luật rừng”, kẻ nào mạnh kẻ đó sẽ chiến thắng và dành được công lý.
-Do người dân bị đè nén và áp bức lâu ngày nên giống như cái lò xo bị nén quá lâu, khi bật sẽ rất mạnh. Chúng ta còn nhớ những trường hợp phản kháng bằng bạo lực trong tuyệt vọng như trường hợp anh Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng) hay Đặng Ngọc Viết (Thái Bình)...
-Do bản chất của chế độ cộng sản là “cướp và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng” nên chính nhà nước Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là những người cổ vũ hăng hái nhất cho việc dùng bạo lực để giải quyết các bất đồng. Cũng chính nhà nước Việt Nam là người thường xuyên sử dụng bạo lực nhiều nhất, thông qua các loại công an trùng trùng điệp điệp, có mặt khắp nơi khắp chốn và lúc nào cũng sẵn sàng ra tay trấn áp người dân. Thậm chí Việt Nam còn có cả công an quản lý về tư tưởng như văn hóa văn nghệ và báo chí. Báo chí cách mạng, con đẻ của chính quyền cộng sản là những nơi sử dụng “ngôn ngữ bạo lực” nhiều nhất, vô văn hóa nhất. Các cơ quan báo chí này sẵn sàng “đánh hội đồng”, vu cáo, chụp mũ, kết tội… những người bất đồng chính kiến mà không cần đợi đến lúc Tòa tuyên án. Người dân vì sống lâu dưới chế độ cộng sản nên bị ảnh hưởng cách hành xử dựa trên sức mạnh và bạo lực của chính quyền. Môi trường bạo lực sinh ra những con người bạo lực.
-Do chính quyền Việt Nam khủng hoảng về lĩnh vực tuyên truyền và mị dân. Nên nhớ bất cứ một chính quyền nào cũng tồn tại trên hai chân (hai trụ cột) chính: Thuyết phục và đàn áp, trong đó thuyết phục là chính, đàn áp chỉ là phụ. Hiện tại chính quyền Việt Nam gặp nhiều thất bại trong việc tuyên truyền nên phải sử dụng vũ lực thường xuyên để đàn áp người dân. Cũng vì chính quyền biết thuyết phục không còn hiệu nghiệm nên đành phải ra sức đàn áp bằng bạo lực để người dân sợ không dám phản kháng. Chính vì vậy mà lực lượng công an và quân đội đang từ lúc khốn khó “đầu đường đại tá vá xe, cuối đường trung tá bán chè đậu đen…” bỗng nhiên được “đảng và nhà nước” quan tâm đặc biệt. Lương bổng và các chế độ của họ được tăng rất cao và nhiệm vụ duy nhất của họ là làm “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ chế độ. “Bạo lực cách mạng” không chỉ áp dụng với người dân mà còn áp dụng cho cả trong nội bộ đảng. Những cái chết đầy nghi vấn của ông tướng công an Phạm Quí Ngọ hay Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh là một ví dụ…
-Các giá trị nhân bản của xã hội văn minh như hòa bình, dân chủ, tự do, bao dung, đối thoại, hợp tác và liên đới… không tồn tại trong xã hội Việt Nam. Vai trò của giới nhà báo tự do và giới luật sư hầu như không có và nếu có thì cũng rất mờ nhạt. Luật sư Võ An Đôn, Tuy Hòa, Phú Yên vì bênh vực người dân (anh Ngô Thanh Kiều) và lẽ phải nên bị chính quyền đòi xử tội. Nhà báo Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào chỉ vì những “góc nhìn khác” với chính quyền nên phải “nhập kho” bóc lịch. Một trường hợp “nóng hổi” là việc cô người mẫu Trang Trần bị “bắt khẩn cấp” vì chống người thi hành công vụ. Vụ việc “nhỏ như móng tay” nhưng đã trở thành chuyện lớn vì cách hành xử dựa trên bạo lực của lực lượng công an. Thay vì phạt người lái xe taxi hay nhắc nhở cảnh cáo thì cảnh sát dứt khoát đòi bắt bằng được lái xe về đồn để giải quyết, cô Trang Trần vì say rượi và bức xúc (kiếm đâu ra xe khác để về khách sạn lúc đêm khuya) nên đã có những lời lẽ lăng mạ cảnh sát và thế là bị đánh và dọa truy tố… Nhân câu chuyện này chúng tôi cũng cực lực phản đối chuyện công an thu giữ xe của người vi phạm luật giao thông. Đây là những lỗi nhỏ và thuộc vi phạm hành chính, có thể giữ giấy tờ xe hoặc chứng minh thư, để buộc người vi phạm nộp phạt rồi mới trả giấy tờ lại là được. Tuyệt đối không được thu giữ phương tiện của người dân vì đó là phương tiện để họ đi lại hoặc kiếm sống, trừ khi người vi phạm quá say xỉn hoặc phương tiện đó liên quan đến các vụ án hình sự.
Giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bạo lực tràn lan như hiện nay tại Việt Nam?
Muốn hay không thì giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề bạo lực là nằm ở cái gốc: Dân chủ. Phải có dân chủ thì hệ thống chính trị dựa trên nguyên tắc “tam quyền phân lập” mới được thực thi và có đất sống. Chỉ khi đó thì hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát mới làm đúng chức năng của mình. Không thể để lực lượng công an “còn đảng còn mình” vừa bắt giữ, vừa điều tra, vừa kết tội một người nào đó. Lệnh bắt giữ phải do Viện kiểm sát phê chuẩn. Kết án là việc của Tòa án. Công an chỉ có chức năng là điều tra. Tuy nhiên để tránh trường hợp công an dùng nhục hình tra tấn người dân và lạm quyền thì vai trò của giới luật sư phải được tôn trọng trên thực tế. Người vi phạm phải được tiếp xúc với luật sư ngay từ những phút đầu tiên, khi xảy ra sự việc.
Muốn hạn chế việc chính quyền sử dụng bạo lực và lạm quyền thì phải có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Phải thừa nhận xã hội dân sự và các hội đoàn độc lập để các hội đoàn này có thể bảo vệ cho các thành viên của mình khi nạn nhân không có điều kiện để thuê luật sư hay theo đuổi các vụ kiện lâu dài và tốn kém.
Muốn người dân hành xử đúng luật thì luật pháp phải nghiêm minh và công bằng. Luật pháp không thể tùy tiện khi với người này thì đúng nhưng với người khác lại sai. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả quan chức nhà nước các cấp. Pháp luật được diễn giải (hay chuyện giải thích pháp luật) là do một cơ quan “lập pháp” hoặc “tư pháp” xác định và quyết định độc lập chứ không thể để cơ quan “hành pháp” diễn giải tùy tiện theo hướng bao biện và có lợi cho chính quyền như trường hợp Trang Trần.
Giáo dục ý thức công dân và kỹ năng sống cho mọi người từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường là điều bắt buộc. Mà muốn như thế thì phải bỏ những môn học mang tính áp đặt và nhồi sọ như tư tưởng Mác-Lênin và chủ nghĩa cộng sản. Thay thế nó bằng nền giáo dục khai phóng, dựa trên nền tảng của các giá trị tiến bộ như hòa bình, dân chủ, bao dung, đối thoại…
Tẩy chay và lên án mạnh mẽ các hành động cổ vũ bạo lực, tuyên truyền bạo lực và hành xử bạo lực… Tẩy chay dứt khoát các tác giả và các tờ báo suốt ngày đăng tin cướp, giết, hiếp để câu khách một cách hạ tiện.
Là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập của người Việt Nam, chúng tôi có một điều quan trọng muốn chuyển tải đến người dân Việt Nam rằng: Chưa bao giờ người Việt chúng ta mất niềm tin vào tương lai và mất phương hướng trong hiện tại như bây giờ, nguyên nhân của mọi sự bất hạnh đó là do con người gây ra chứ không phải do ông trời hay một thế lực siêu nhiên nào đó gây ra. Thủ phạm gây ra mọi chuyện bất công và vô lý cho người dân Việt Nam chính là đảng cộng sản Việt Nam, là một đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam suốt 70 năm nay. Chính họ phải chịu trách nhiệm cho sự xuống cấp về đạo đức và làm băng hoại xã hội, chính họ là người gây ra bao nhiêu đau thương cho dân tộc và làm đất nước tụt hậu nghèo đói, thê thảm như ngày hôm nay. Vậy, thay vì chìm đắm trong bia rượi, tửu sắc và trông chờ, cầu nguyện nơi thánh thần… Hãy ủng hộ cho chúng tôi nói riêng và cho phong trào dân chủ Việt Nam nói chung. Chính chúng ta mới có thể làm thay đổi vận mệnh và cuộc đời của chính chúng ta. Thánh thần nằm trong tâm hồn của mỗi người chúng ta. Tổ tiên ông bà sẽ phù hộ, độ trì cho những việc làm tốt và đúng đắn của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ ngồi đợi, than thân trách phận và chờ người khác làm thay cho mình thì không thánh thần nào có thể giúp đỡ được chúng ta. Điều chúng ta cần làm nhất trong lúc này đó là hãy tìm đến nhau, tập hợp lại với nhau thành một lực lượng có tầm vóc và uy tín để tạo ra sự thay đổi tích cực về phía dân chủ cho Việt Nam.
Chúng ta cần dân chủ hóa đất nước. Dân chủ là chìa khóa để chúng ta loại trừ bạo lực và xây dựng lại một xã hội tốt đẹp hơn, nhân bản hơn cho chính chúng ta và cho tương lai con cháu của chúng ta.
Các hành vi bạo lực diễn ra khắp nơi khắp chốn. Từ các lễ hội nhân danh truyền thống mang nặng màu sắc bạo lực như: Lễ hội Chém lợn tại làng Ném Thượng, Bắc Ninh. Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội dùng búa đập vào đầu trâu đến chết tại Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ… cho đến hành vi cướp hoa tre, trầu cau tại lễ hội đền Gióng ở Sóc Sơn hay lễ hội “cướp chiếu” ở Vĩnh Phúc.
Bạo lực không chỉ xảy ra trong những ngày lễ “truyền thống” mà nó còn xảy ra hàng ngày, mỗi lúc mỗi nơi. Chỉ cần một xô xát nhẹ hay va chạm giao thông là người ta có thể rút dao đâm chết nhau. Cô giáo thì đánh học sinh đến gây thương tích, bảo mẫu thì dùng băng dính dán miệng trẻ con. Người dân thì sẵn sàng giết người hội đồng, khi đó là một kẻ ăn trộm chó. Công an nhà nước thì tha hồ dùng bạo lực tra tấn người dân đến chết chỉ vì tình nghi. Báo chí cách mạng thì luôn sử dụng tối đa ngôn ngữ bạo lực, kết án thay tòa án, moi móc đời tư của người dân đem ra bêu riếu, kích động sự thù hận…
Đâu ra nguyên nhân của tình trạng gia tăng bạo lực một cách đáng lo ngại như vậy tại Việt Nam thời gian qua? Theo chúng tôi thì có mấy lý do chính sau:
Lễ hội 13/1/Ât Mùi tại Hiền Quan, Phú Thọ. |
-Do người dân bị đè nén và áp bức lâu ngày nên giống như cái lò xo bị nén quá lâu, khi bật sẽ rất mạnh. Chúng ta còn nhớ những trường hợp phản kháng bằng bạo lực trong tuyệt vọng như trường hợp anh Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng) hay Đặng Ngọc Viết (Thái Bình)...
-Do bản chất của chế độ cộng sản là “cướp và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng” nên chính nhà nước Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là những người cổ vũ hăng hái nhất cho việc dùng bạo lực để giải quyết các bất đồng. Cũng chính nhà nước Việt Nam là người thường xuyên sử dụng bạo lực nhiều nhất, thông qua các loại công an trùng trùng điệp điệp, có mặt khắp nơi khắp chốn và lúc nào cũng sẵn sàng ra tay trấn áp người dân. Thậm chí Việt Nam còn có cả công an quản lý về tư tưởng như văn hóa văn nghệ và báo chí. Báo chí cách mạng, con đẻ của chính quyền cộng sản là những nơi sử dụng “ngôn ngữ bạo lực” nhiều nhất, vô văn hóa nhất. Các cơ quan báo chí này sẵn sàng “đánh hội đồng”, vu cáo, chụp mũ, kết tội… những người bất đồng chính kiến mà không cần đợi đến lúc Tòa tuyên án. Người dân vì sống lâu dưới chế độ cộng sản nên bị ảnh hưởng cách hành xử dựa trên sức mạnh và bạo lực của chính quyền. Môi trường bạo lực sinh ra những con người bạo lực.
-Do chính quyền Việt Nam khủng hoảng về lĩnh vực tuyên truyền và mị dân. Nên nhớ bất cứ một chính quyền nào cũng tồn tại trên hai chân (hai trụ cột) chính: Thuyết phục và đàn áp, trong đó thuyết phục là chính, đàn áp chỉ là phụ. Hiện tại chính quyền Việt Nam gặp nhiều thất bại trong việc tuyên truyền nên phải sử dụng vũ lực thường xuyên để đàn áp người dân. Cũng vì chính quyền biết thuyết phục không còn hiệu nghiệm nên đành phải ra sức đàn áp bằng bạo lực để người dân sợ không dám phản kháng. Chính vì vậy mà lực lượng công an và quân đội đang từ lúc khốn khó “đầu đường đại tá vá xe, cuối đường trung tá bán chè đậu đen…” bỗng nhiên được “đảng và nhà nước” quan tâm đặc biệt. Lương bổng và các chế độ của họ được tăng rất cao và nhiệm vụ duy nhất của họ là làm “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ chế độ. “Bạo lực cách mạng” không chỉ áp dụng với người dân mà còn áp dụng cho cả trong nội bộ đảng. Những cái chết đầy nghi vấn của ông tướng công an Phạm Quí Ngọ hay Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh là một ví dụ…
-Các giá trị nhân bản của xã hội văn minh như hòa bình, dân chủ, tự do, bao dung, đối thoại, hợp tác và liên đới… không tồn tại trong xã hội Việt Nam. Vai trò của giới nhà báo tự do và giới luật sư hầu như không có và nếu có thì cũng rất mờ nhạt. Luật sư Võ An Đôn, Tuy Hòa, Phú Yên vì bênh vực người dân (anh Ngô Thanh Kiều) và lẽ phải nên bị chính quyền đòi xử tội. Nhà báo Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào chỉ vì những “góc nhìn khác” với chính quyền nên phải “nhập kho” bóc lịch. Một trường hợp “nóng hổi” là việc cô người mẫu Trang Trần bị “bắt khẩn cấp” vì chống người thi hành công vụ. Vụ việc “nhỏ như móng tay” nhưng đã trở thành chuyện lớn vì cách hành xử dựa trên bạo lực của lực lượng công an. Thay vì phạt người lái xe taxi hay nhắc nhở cảnh cáo thì cảnh sát dứt khoát đòi bắt bằng được lái xe về đồn để giải quyết, cô Trang Trần vì say rượi và bức xúc (kiếm đâu ra xe khác để về khách sạn lúc đêm khuya) nên đã có những lời lẽ lăng mạ cảnh sát và thế là bị đánh và dọa truy tố… Nhân câu chuyện này chúng tôi cũng cực lực phản đối chuyện công an thu giữ xe của người vi phạm luật giao thông. Đây là những lỗi nhỏ và thuộc vi phạm hành chính, có thể giữ giấy tờ xe hoặc chứng minh thư, để buộc người vi phạm nộp phạt rồi mới trả giấy tờ lại là được. Tuyệt đối không được thu giữ phương tiện của người dân vì đó là phương tiện để họ đi lại hoặc kiếm sống, trừ khi người vi phạm quá say xỉn hoặc phương tiện đó liên quan đến các vụ án hình sự.
Giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bạo lực tràn lan như hiện nay tại Việt Nam?
Muốn hay không thì giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề bạo lực là nằm ở cái gốc: Dân chủ. Phải có dân chủ thì hệ thống chính trị dựa trên nguyên tắc “tam quyền phân lập” mới được thực thi và có đất sống. Chỉ khi đó thì hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát mới làm đúng chức năng của mình. Không thể để lực lượng công an “còn đảng còn mình” vừa bắt giữ, vừa điều tra, vừa kết tội một người nào đó. Lệnh bắt giữ phải do Viện kiểm sát phê chuẩn. Kết án là việc của Tòa án. Công an chỉ có chức năng là điều tra. Tuy nhiên để tránh trường hợp công an dùng nhục hình tra tấn người dân và lạm quyền thì vai trò của giới luật sư phải được tôn trọng trên thực tế. Người vi phạm phải được tiếp xúc với luật sư ngay từ những phút đầu tiên, khi xảy ra sự việc.
Muốn hạn chế việc chính quyền sử dụng bạo lực và lạm quyền thì phải có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Phải thừa nhận xã hội dân sự và các hội đoàn độc lập để các hội đoàn này có thể bảo vệ cho các thành viên của mình khi nạn nhân không có điều kiện để thuê luật sư hay theo đuổi các vụ kiện lâu dài và tốn kém.
Muốn người dân hành xử đúng luật thì luật pháp phải nghiêm minh và công bằng. Luật pháp không thể tùy tiện khi với người này thì đúng nhưng với người khác lại sai. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, kể cả quan chức nhà nước các cấp. Pháp luật được diễn giải (hay chuyện giải thích pháp luật) là do một cơ quan “lập pháp” hoặc “tư pháp” xác định và quyết định độc lập chứ không thể để cơ quan “hành pháp” diễn giải tùy tiện theo hướng bao biện và có lợi cho chính quyền như trường hợp Trang Trần.
Giáo dục ý thức công dân và kỹ năng sống cho mọi người từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường là điều bắt buộc. Mà muốn như thế thì phải bỏ những môn học mang tính áp đặt và nhồi sọ như tư tưởng Mác-Lênin và chủ nghĩa cộng sản. Thay thế nó bằng nền giáo dục khai phóng, dựa trên nền tảng của các giá trị tiến bộ như hòa bình, dân chủ, bao dung, đối thoại…
Tẩy chay và lên án mạnh mẽ các hành động cổ vũ bạo lực, tuyên truyền bạo lực và hành xử bạo lực… Tẩy chay dứt khoát các tác giả và các tờ báo suốt ngày đăng tin cướp, giết, hiếp để câu khách một cách hạ tiện.
Là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập của người Việt Nam, chúng tôi có một điều quan trọng muốn chuyển tải đến người dân Việt Nam rằng: Chưa bao giờ người Việt chúng ta mất niềm tin vào tương lai và mất phương hướng trong hiện tại như bây giờ, nguyên nhân của mọi sự bất hạnh đó là do con người gây ra chứ không phải do ông trời hay một thế lực siêu nhiên nào đó gây ra. Thủ phạm gây ra mọi chuyện bất công và vô lý cho người dân Việt Nam chính là đảng cộng sản Việt Nam, là một đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam suốt 70 năm nay. Chính họ phải chịu trách nhiệm cho sự xuống cấp về đạo đức và làm băng hoại xã hội, chính họ là người gây ra bao nhiêu đau thương cho dân tộc và làm đất nước tụt hậu nghèo đói, thê thảm như ngày hôm nay. Vậy, thay vì chìm đắm trong bia rượi, tửu sắc và trông chờ, cầu nguyện nơi thánh thần… Hãy ủng hộ cho chúng tôi nói riêng và cho phong trào dân chủ Việt Nam nói chung. Chính chúng ta mới có thể làm thay đổi vận mệnh và cuộc đời của chính chúng ta. Thánh thần nằm trong tâm hồn của mỗi người chúng ta. Tổ tiên ông bà sẽ phù hộ, độ trì cho những việc làm tốt và đúng đắn của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ ngồi đợi, than thân trách phận và chờ người khác làm thay cho mình thì không thánh thần nào có thể giúp đỡ được chúng ta. Điều chúng ta cần làm nhất trong lúc này đó là hãy tìm đến nhau, tập hợp lại với nhau thành một lực lượng có tầm vóc và uy tín để tạo ra sự thay đổi tích cực về phía dân chủ cho Việt Nam.
Chúng ta cần dân chủ hóa đất nước. Dân chủ là chìa khóa để chúng ta loại trừ bạo lực và xây dựng lại một xã hội tốt đẹp hơn, nhân bản hơn cho chính chúng ta và cho tương lai con cháu của chúng ta.
Việt Hoàng
Nguồn: http://ethongluan.org
[bao-luc-tu-dau-ma-ra-viet-hoang].
Ngày đăng 05/03/2015
________________________________
Không có cái gọi là “văn hóa bạo động” (FB Trương Nhân Tuấn) 3-3-2015
Văn hoá bạo động (Nguyễn Hưng Quốc) (2-3-2015)
________________________________
Clip Nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng tới u não, tai điếc:
Đăng nhận xét