Cuộc đình công này đã sang ngày thứ 9, và có nhiều dấu hiệu sẽ trở thành cuộc biểu tình qui mô lớn, khi các công nhân của các khu công nghiệp khác như Tân Tạo -Tân Bình, Vĩnh Lộc -Hóc Môn, Ðức Hòa -Long An, Amata -Ðồng Nai,… đều đồng tình hưởng ứng đình công.
Tây Ninh:
+ Toàn bộ hơn 5.000 công nhân công ty POU LI (Tây Ninh) ngưng việc chưa đi làm kéo dài từ 1/4 đến nay (Hình 1). Chỉ có một số cán bộ, nhân viên văn phòng làm việc. Xe CSCĐ, xe chữa cháy đậu gần công ty sẵn sàng làm "nhiệm vụ" (Hình 2).
+ Hơn 15.000 công nhân công ty POU HUNG (Tây Ninh) tạm thời đi làm lại. Các công nhân cho biết chỉ mới có chính phủ lên tiếng, còn luật BHXH Quốc hội vẫn chưa sửa theo nguyện vọng của họ. Nếu QH không sửa luật để cho công nhân được lĩnh BHXH một lần thì công nhân sẽ đình công tiếp. (Ngày 1-2/4 có đến 10.000 công nhân đình công náo động tại công ty này). (Hình 3).
Tiền Giang: Toàn bộ công nhân Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang đang tiếp tục ngưng việc, chưa đi làm lại. (Hình 4).
Long An: Nhiều công ty ở các KCN Tân Đức, KCN Hải Sơn, KCN Hạnh Phúc thuộc huyện Đức Hòa có hàng nghìn công nhân đình công, ngưng việc, bỏ về.
Tây Ninh:
+ Toàn bộ hơn 5.000 công nhân công ty POU LI (Tây Ninh) ngưng việc chưa đi làm kéo dài từ 1/4 đến nay (Hình 1). Chỉ có một số cán bộ, nhân viên văn phòng làm việc. Xe CSCĐ, xe chữa cháy đậu gần công ty sẵn sàng làm "nhiệm vụ" (Hình 2).
+ Hơn 15.000 công nhân công ty POU HUNG (Tây Ninh) tạm thời đi làm lại. Các công nhân cho biết chỉ mới có chính phủ lên tiếng, còn luật BHXH Quốc hội vẫn chưa sửa theo nguyện vọng của họ. Nếu QH không sửa luật để cho công nhân được lĩnh BHXH một lần thì công nhân sẽ đình công tiếp. (Ngày 1-2/4 có đến 10.000 công nhân đình công náo động tại công ty này). (Hình 3).
Tiền Giang: Toàn bộ công nhân Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang đang tiếp tục ngưng việc, chưa đi làm lại. (Hình 4).
Long An: Nhiều công ty ở các KCN Tân Đức, KCN Hải Sơn, KCN Hạnh Phúc thuộc huyện Đức Hòa có hàng nghìn công nhân đình công, ngưng việc, bỏ về.
Các báo trong nước đều không đưa tin về vụ biểu tình của công nhân. Hoặc có đưa, nhưng chỉ đưa theo hướng có lợi cho chính quyền. Như hôm 31 tháng 1 năm 2015, báo điện tử VNExpress đã chạy dòng tin “Ðối thoại với thứ trưởng, công nhân hứa quay lại làm việc.” Tuy nhiên thực tế đến nay, ngày 3 tháng 4, các công nhân vẫn tiếp tục đình công.
-----------------------
Người lao động cần rút tiền bảo hiểm một lần vì:
- Sau một thời gian đi xa ở trọ làm công nhân vất vả, họ cần về quê với số tiền mang theo để thay đổi cuộc sống.
- Khó khăn, đau ốm đột xuất.
- Đồng tiền mất giá khủng khiếp.
Hãy so sánh 100 triệu đồng của 30 năm trước (1985) với 100 triệu hiện nay (2015) xem nó mất giá như thế nào? Con voi đã biến thành con chuột.
Nguồn: Facebook Nguyễn Thiện Nhân
------------------------
Phong trào đấu tranh của công nhân và người lao động Việt Nam chứng kiến diễn biến lịch sử sau khi lần đầu tiên qua nhiều năm, đình công của công nhân Sài Gòn đã làm chính quyền phải thay đổi chính sách ở tầm quốc gia, theo các khách mời của Bàn tròn Giữa tuần của BBC.
"Phóng viên của chúng tôi đã tỏa ra và ghi nhận không chỉ ở Sài Gòn mà vài ngày sau, làn sóng đình công đã lan ra Long An, từ Long An lại lan sang Bình Dương là miền Đông Nam Bộ, và từ miền Đông Nam Bộ lại lan về miền Tây Nam Bộ là Tiền Giang.
"Như vậy hiện nay chúng ta có bốn địa phương, một là Sài Gòn, hai là Bình Dương, ba là Long An và thứ tư là Tiền Giang. Và tôi nghĩ rằng người công nhân họ bức xúc rất chính đáng về vấn đề này, đó là luật Bảo hiểm Xã hội mới năm 2014 đã không đáp ứng được quyền lợi của họ.
"Và theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), đến năm 2021, Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có thể vỡ, và đó là một khả năng khá là cận kề và một số chuyên gia, một số học giả, giới trí thức và những người công nhân, họ đánh giá tình hình còn thê thảm hơn, gần hơn.
"Có nghĩa là nếu mà không cẩn thận thì chỉ trong vòng 3-4 năm nữa thôi, thậm chí là 2-3 năm nữa thôi là Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể vỡ," ông Dũng nói với Bàn tròn.
-----------------------
Người lao động cần rút tiền bảo hiểm một lần vì:
- Sau một thời gian đi xa ở trọ làm công nhân vất vả, họ cần về quê với số tiền mang theo để thay đổi cuộc sống.
- Khó khăn, đau ốm đột xuất.
- Đồng tiền mất giá khủng khiếp.
Hãy so sánh 100 triệu đồng của 30 năm trước (1985) với 100 triệu hiện nay (2015) xem nó mất giá như thế nào? Con voi đã biến thành con chuột.
Nguồn: Facebook Nguyễn Thiện Nhân
------------------------
Phong trào đấu tranh của công nhân và người lao động Việt Nam chứng kiến diễn biến lịch sử sau khi lần đầu tiên qua nhiều năm, đình công của công nhân Sài Gòn đã làm chính quyền phải thay đổi chính sách ở tầm quốc gia, theo các khách mời của Bàn tròn Giữa tuần của BBC.
"Phóng viên của chúng tôi đã tỏa ra và ghi nhận không chỉ ở Sài Gòn mà vài ngày sau, làn sóng đình công đã lan ra Long An, từ Long An lại lan sang Bình Dương là miền Đông Nam Bộ, và từ miền Đông Nam Bộ lại lan về miền Tây Nam Bộ là Tiền Giang.
"Như vậy hiện nay chúng ta có bốn địa phương, một là Sài Gòn, hai là Bình Dương, ba là Long An và thứ tư là Tiền Giang. Và tôi nghĩ rằng người công nhân họ bức xúc rất chính đáng về vấn đề này, đó là luật Bảo hiểm Xã hội mới năm 2014 đã không đáp ứng được quyền lợi của họ.
"Và theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), đến năm 2021, Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có thể vỡ, và đó là một khả năng khá là cận kề và một số chuyên gia, một số học giả, giới trí thức và những người công nhân, họ đánh giá tình hình còn thê thảm hơn, gần hơn.
"Có nghĩa là nếu mà không cẩn thận thì chỉ trong vòng 3-4 năm nữa thôi, thậm chí là 2-3 năm nữa thôi là Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể vỡ," ông Dũng nói với Bàn tròn.
[3-4-dinh-cong-phan-doi-luat-bhxh].
Ngày đăng 03/04/2015
_______________________________
Liên quan:
Đình công ngày 2/4: Tiền Giang nóng bỏng, Tp.HCM hạ nhiệt
Quĩ bảo hiểm xã hội đã vỡ nợ?
1/4: Làn sóng đình công phản đối chính sách BHXH lan rộng từ Sài Gòn đến Long An
Đăng nhận xét