(Việt Hoàng) Tin tức về các cuộc đình công của giới công nhân Việt Nam đang được cập nhật hàng ngày nóng hổi trên các trang báo và mạng xã hội, trong đó đặc biệt là cuộc đình công của 90.000 công nhân của công ty PouYuen (quận Bình Tân, TP HCM) bắt đầu từ ngày 26/3/2015. Lý do dẫn đến việc đình công hàng loạt này là do người lao động phản đối các qui định mới của Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, trong đó qui định người lao động chỉ được nhận tiền BHXH khi đến tuổi về hưu (Nam 60, nữ 55) chứ không được nhận sớm (và một lần sau khi thôi việc) như trước đây.
Thật ra việc luật qui định chỉ cho công nhân rút tiền BHXH (lương hưu) lúc về hưu là hoàn toàn đúng, tất cả các nước phát triển đều làm như vậy. Đây là số tiền tiết kiệm của người lao động trong suốt quá trình làm việc của mình và họ sẽ nhận lại khi tuổi già. Tuy nhiên với xã hội Việt Nam thì hoàn toàn khác, nó đúng như người lao động phản ánh. Họ (người công nhân) không có ý định làm việc tại các công ty này suốt đời. Họ có thể về quê sinh sống sau một thời gian và họ không thể chờ đến lúc đủ tuổi hưu. Họ lo đồng tiền mất giá, sau vài chục năm nữa số tiền của họ sẽ mất hết giá trị. Họ lo các quĩ BHXH sẽ vỡ nợ… Lý do quan trọng nhất khiến họ không đồng tình với luật BHXH mới là họ mất niềm tin vào chính quyền Việt Nam.
Trên thế giới quĩ BHXH được quản lý một cách nghiêm túc. Quĩ này hoàn toàn độc lập với các công ty và cả nhà nước. Các quĩ BHXH và hưu bổng không được quyền chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh mà chúng chỉ được mua công trái và trái phiếu có thời hạn nhất định của một số công ty có uy tín để tăng tiền lãi mà thôi. Điều này có nghĩa là các quĩ BHXH phải đảm bảo an toàn 100%, chúng không có quyền mạo hiểm và thất thoát.
Trong khi đó tại Việt Nam các quĩ bảo hiểm này được quản lý rất chung chung và thiếu trách nhiệm khi luật qui định rằng: “việc quản lý và sử dụng Quĩ BHXH là trách nhiệm của tổ chức… bảo hiểm xã hội”? Các tổ chức BHXH này do ai quản lý và khi làm thất thoát tiền BHXH thì chịu trách nhiệm như thế nào?.. .Các câu hỏi này không có câu trả lời. Nguy cơ các quĩ BHXH vỡ nợ đã nhãn tiền. Trước mắt là khoản tiền 1052 tỉ đồng thất thoát thì ai phải chịu trách nhiệm? Thực ra các quĩ BHXH này đều do nhà nước quản lý, sử dụng và điều hành cho nên trách nhiệm thuộc về nhà nước. Số tiền BHXH của người lao động, theo ông Bùi Sỹ Lợi phó chủ nhiệm ủy ban về các vấn đề xã hội của quốc hội là “chủ yếu cho ngân sách nhà nước vay và mua trái phiếu chính phủ (73,41%) còn lại cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay (24,72%)”.
Như vậy, qui định mới về BHXH tự nó không sai, vấn đề là chính quyền Việt Nam không minh bạch và lương thiện vì vậy đã không có được lòng tin của người công nhân. Các chính sách của nhà nước thay đổi liên tục và luôn chậm trễ. Các bộ luật ban hành đều đặt quyền lợi của nhà nước lên trên hết. Đúng ra Luật mới về BHXH 2014 có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động vì vậy họ phải có tiếng nói của mình trong quá trình làm luật, đằng này luật ban hành từ lâu mà người lao động không hề hay biết. Một lý do nữa khiến người công nhân phẫn nộ là đến bây giờ họ vẫn chưa có một công đoàn độc lập của riêng mình, là những người thật sự đại diện cho quyền lợi của họ. Công đoàn lao động và các tổ chức đang có đều là tổ chức của nhà nước, ăn lương của nhà nước và bảo vệ quyền lợi cho nhà nước. Các tổ chức này không hề đại diện cho giới công nhân.
Việc nhà nước Việt Nam vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian, khi nào thì công bố chính thức mà thôi. Chúng tôi đã cảnh báo chuyện này từ rất lâu, ví dụ qua bài viết “Ba tháng mất 1 tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?” . Hiện tại mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gần 10 tỉ đôla chứ không phải là 4 tỉ như thông tin cũ. Các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phá sản hàng loạt, kinh tế trì trệ và một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra trong một tương lai rất gần. Nhất là khi nguồn “tiếp tế” từ Trung Quốc không còn nữa vì chính họ cũng đang gặp khủng hoảng. Không phải tự nhiên lại có một loạt các cuộc thăm viếng Hoa Kỳ từ các nhân vật bảo thủ nhất trong đảng như ông Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang và cả ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng không phải tự nhiên mà các việc làm “thường ngày ở huyện” như vụ đốn chặt 6700 cây xanh giữa lòng thủ đô Hà Nội hay vụ lấp sông Đồng Nai để làm dự án… được đình chỉ. Ngay cả vụ công nhân PouYuen đình công cũng được chính phủ… lắng nghe. Chúng ta cần nhớ rằng trước đây đã có nhiều vụ khủng khiếp hơn rất nhiều như vụ bô-xít Tây Nguyên, vụ cho thuê rừng đầu nguồn biên giới, vụ formosa… có ai ngăn cản được chính quyền Việt Nam đâu?
Hiện tại chính quyền Việt Nam đang rối như canh hẹ, họ không thể nào điều hành được một đất nước 90 triệu dân chỉ bằng khẩu hiệu và những lời hứa. Qui luật thị trường tuy vô hình nhưng có sức mạnh của nó. Cái kim trong túi không sớm thì muộn cũng phải lòi ra. Ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận là tư nhân làm kinh tế tốt hơn nhưng chính phủ của ông vẫn kiên quyết theo đuổi nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy các doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo. Những điều vô lý và trái ngược với qui luật thị trường đang dần dần đi tới hồi kết. Những sự vô lý này không thể kéo dài lâu hơn được nữa. Người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức Việt Nam cần thức tỉnh và chuẩn bị cho những thay đổi đang và sắp xảy ra tại Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đã chín muồi để mở sang một trang mới.
Vấn đề về quĩ BHXH của người lao động thì chúng tôi đã đưa ra đề nghị: “Quĩ Hưu trí (Quĩ bảo hiểm xã hội) là một vấn đề rất quan trọng cho sự ổn định của đất nước vì nó liên quan đến lương hưu của hàng triệu người …hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự quan trọng đó mà không thể để “việc quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của tổ chức …bảo hiểm xã hội”. Quĩ Hưu trí phải do một Ủy ban độc lập của Quốc hội quản lý và giám sát. Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư phải rất thận trọng, công khai và đảm bảo an toàn một cách cao nhất…”. Một chính quyền dân chủ trong tương lai phải tôn trọng tuyệt đối vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. Người lao động phải có các công đoàn độc lập của riêng mình, bất cứ một chính sách này nào liên quan đến người lao động thì họ đều phải được tham gia và có tiếng nói.
Thật ra việc luật qui định chỉ cho công nhân rút tiền BHXH (lương hưu) lúc về hưu là hoàn toàn đúng, tất cả các nước phát triển đều làm như vậy. Đây là số tiền tiết kiệm của người lao động trong suốt quá trình làm việc của mình và họ sẽ nhận lại khi tuổi già. Tuy nhiên với xã hội Việt Nam thì hoàn toàn khác, nó đúng như người lao động phản ánh. Họ (người công nhân) không có ý định làm việc tại các công ty này suốt đời. Họ có thể về quê sinh sống sau một thời gian và họ không thể chờ đến lúc đủ tuổi hưu. Họ lo đồng tiền mất giá, sau vài chục năm nữa số tiền của họ sẽ mất hết giá trị. Họ lo các quĩ BHXH sẽ vỡ nợ… Lý do quan trọng nhất khiến họ không đồng tình với luật BHXH mới là họ mất niềm tin vào chính quyền Việt Nam.
Trên thế giới quĩ BHXH được quản lý một cách nghiêm túc. Quĩ này hoàn toàn độc lập với các công ty và cả nhà nước. Các quĩ BHXH và hưu bổng không được quyền chấp nhận những rủi ro trong kinh doanh mà chúng chỉ được mua công trái và trái phiếu có thời hạn nhất định của một số công ty có uy tín để tăng tiền lãi mà thôi. Điều này có nghĩa là các quĩ BHXH phải đảm bảo an toàn 100%, chúng không có quyền mạo hiểm và thất thoát.
Trong khi đó tại Việt Nam các quĩ bảo hiểm này được quản lý rất chung chung và thiếu trách nhiệm khi luật qui định rằng: “việc quản lý và sử dụng Quĩ BHXH là trách nhiệm của tổ chức… bảo hiểm xã hội”? Các tổ chức BHXH này do ai quản lý và khi làm thất thoát tiền BHXH thì chịu trách nhiệm như thế nào?.. .Các câu hỏi này không có câu trả lời. Nguy cơ các quĩ BHXH vỡ nợ đã nhãn tiền. Trước mắt là khoản tiền 1052 tỉ đồng thất thoát thì ai phải chịu trách nhiệm? Thực ra các quĩ BHXH này đều do nhà nước quản lý, sử dụng và điều hành cho nên trách nhiệm thuộc về nhà nước. Số tiền BHXH của người lao động, theo ông Bùi Sỹ Lợi phó chủ nhiệm ủy ban về các vấn đề xã hội của quốc hội là “chủ yếu cho ngân sách nhà nước vay và mua trái phiếu chính phủ (73,41%) còn lại cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay (24,72%)”.
Như vậy, qui định mới về BHXH tự nó không sai, vấn đề là chính quyền Việt Nam không minh bạch và lương thiện vì vậy đã không có được lòng tin của người công nhân. Các chính sách của nhà nước thay đổi liên tục và luôn chậm trễ. Các bộ luật ban hành đều đặt quyền lợi của nhà nước lên trên hết. Đúng ra Luật mới về BHXH 2014 có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động vì vậy họ phải có tiếng nói của mình trong quá trình làm luật, đằng này luật ban hành từ lâu mà người lao động không hề hay biết. Một lý do nữa khiến người công nhân phẫn nộ là đến bây giờ họ vẫn chưa có một công đoàn độc lập của riêng mình, là những người thật sự đại diện cho quyền lợi của họ. Công đoàn lao động và các tổ chức đang có đều là tổ chức của nhà nước, ăn lương của nhà nước và bảo vệ quyền lợi cho nhà nước. Các tổ chức này không hề đại diện cho giới công nhân.
Việc nhà nước Việt Nam vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian, khi nào thì công bố chính thức mà thôi. Chúng tôi đã cảnh báo chuyện này từ rất lâu, ví dụ qua bài viết “Ba tháng mất 1 tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?” . Hiện tại mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gần 10 tỉ đôla chứ không phải là 4 tỉ như thông tin cũ. Các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phá sản hàng loạt, kinh tế trì trệ và một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra trong một tương lai rất gần. Nhất là khi nguồn “tiếp tế” từ Trung Quốc không còn nữa vì chính họ cũng đang gặp khủng hoảng. Không phải tự nhiên lại có một loạt các cuộc thăm viếng Hoa Kỳ từ các nhân vật bảo thủ nhất trong đảng như ông Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang và cả ông Nguyễn Phú Trọng. Cũng không phải tự nhiên mà các việc làm “thường ngày ở huyện” như vụ đốn chặt 6700 cây xanh giữa lòng thủ đô Hà Nội hay vụ lấp sông Đồng Nai để làm dự án… được đình chỉ. Ngay cả vụ công nhân PouYuen đình công cũng được chính phủ… lắng nghe. Chúng ta cần nhớ rằng trước đây đã có nhiều vụ khủng khiếp hơn rất nhiều như vụ bô-xít Tây Nguyên, vụ cho thuê rừng đầu nguồn biên giới, vụ formosa… có ai ngăn cản được chính quyền Việt Nam đâu?
Hiện tại chính quyền Việt Nam đang rối như canh hẹ, họ không thể nào điều hành được một đất nước 90 triệu dân chỉ bằng khẩu hiệu và những lời hứa. Qui luật thị trường tuy vô hình nhưng có sức mạnh của nó. Cái kim trong túi không sớm thì muộn cũng phải lòi ra. Ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận là tư nhân làm kinh tế tốt hơn nhưng chính phủ của ông vẫn kiên quyết theo đuổi nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy các doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo. Những điều vô lý và trái ngược với qui luật thị trường đang dần dần đi tới hồi kết. Những sự vô lý này không thể kéo dài lâu hơn được nữa. Người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức Việt Nam cần thức tỉnh và chuẩn bị cho những thay đổi đang và sắp xảy ra tại Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đã chín muồi để mở sang một trang mới.
Vấn đề về quĩ BHXH của người lao động thì chúng tôi đã đưa ra đề nghị: “Quĩ Hưu trí (Quĩ bảo hiểm xã hội) là một vấn đề rất quan trọng cho sự ổn định của đất nước vì nó liên quan đến lương hưu của hàng triệu người …hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự quan trọng đó mà không thể để “việc quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của tổ chức …bảo hiểm xã hội”. Quĩ Hưu trí phải do một Ủy ban độc lập của Quốc hội quản lý và giám sát. Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư phải rất thận trọng, công khai và đảm bảo an toàn một cách cao nhất…”. Một chính quyền dân chủ trong tương lai phải tôn trọng tuyệt đối vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. Người lao động phải có các công đoàn độc lập của riêng mình, bất cứ một chính sách này nào liên quan đến người lao động thì họ đều phải được tham gia và có tiếng nói.
Việt Hoàng
Nguồn: http://ethongluan.org
[qui-bao-hiem-xa-hoi-da-vo-no].
Ngày đăng 02/04/2015
_______________________________
Liên quan:
Vài nét hiện trạng kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẽ vỡ nợ?
1/4: Làn sóng đình công phản đối chính sách BHXH lan rộng từ Sài Gòn đến Long An
Đăng nhận xét