Mới đây, một bộ ảnh đồ họa có tên “The Difference Between Hanoi and Saigon” (Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất (27 tuổi) đã gây ấn tượng lớn với cư dân mạng Việt Nam. Dù mới ra mắt vào ngày 15/4 vừa qua nhưng bộ ảnh đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem.
Bạn đã bao giờ đến Hà Nội?Bạn đã bao giờ đến Sài Gòn?
Mình hãy cùng tìm hiểu.
Có rất nhiều quán hàng rong trên đường phố, Hà Nội đặc trưng với những “gánh gánh gồng gồng”. Sài Gòn có nhiều chiếc xe đẩy.
Hà Nội có những “cửa hàng hoa di động” là những mẹt hoa đặt trên yên xe đạp. Người Sài Gòn thường tìm ra các cửa hàng hoa để mua.
Mâm ngũ quả ngày Tết của người dân hai miền cũng rất khác nhau. Người Hà Nội chuộng chuối, bưởi, đào, hồng, quất. Người Sài Gòn ưa mãng cầu, dừa, đủ, xoài, sung.
Mùa xuân, Hà Nội rực hồng sắc đào, Sài Gòn rạng rỡ sắc mai.
Người Hà Nội thích ăn ở những quán vỉa hè với bàn ghế nhựa rất “cơ động”. Người Sài Gòn thường vào quán.
Bữa sáng của người Hà Nội khá đầy đặn, no nê. Người Sài Gòn đôi khi một tách cà phê cũng xong một bữa sáng.
Ngồi xuống mâm cơm của người Hà Nội, khách sẽ thấy rộn rã tiếng mời cơm. Người Sài Gòn không quy định phép tắc này trong gia đình.
Một bữa trưa nhanh gọn? Hà Nội có món bún chả, Sài Gòn có món cơm tấm.
Người Hà Nội ưa các vị mặn, chua và đắng hơn người Sài Gòn. Người Sài Gòn hảo ngọt và cay hơn người Hà Nội.
Hà Nội và ly trà nóng. Sài Gòn và ly cà phê sữa đá.
Người Hà Nội thích trà chanh “chém gió”. Người Sài Gòn thích cà phê bệt “buôn dưa”. Đặc biệt, người Sài Gòn rất yêu văn nghệ, nếu ngồi ở một quán cà phê bệt và tình cờ bắt gặp một anh chàng mang ghita ra đệm hát, đừng ngạc nhiên, đó là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Người Hà Nội tiếp khách quý bằng trà ngon. Người Sài Gòn đãi khách nước khoáng hoặc nước ngọt.
Ở Hà Nội, có những cơn mưa kéo dài cả ngày, thậm chí từ ngày này sang ngày khác. Ở Sài Gòn, mưa đấy rồi lại nắng ngay.
Người Hà Nội khá quan trọng lễ nghi phép tắc cũng như địa vị xã hội, “cấp trên – cấp dưới”.
Sự khác biệt trong giọng nói của người Hà Nội và người Sài Gòn? Hãy hình dung sự khác biệt giữa dương cầm và vĩ cầm.
Trong tư duy cũng như cách ứng xử, người Hà Nội đề cao sự khéo léo, mềm mại. Người Sài Gòn coi trọng sự thẳng thắn, dễ hiểu.
Mũ của các chiến sĩ cảnh sát giao thông tại Hà Nội và Sài Gòn rất khác nhau.
Cỗ cưới ở Hà Nội thường vào buổi trưa. Ăn cưới ở Sài Gòn thường vào buổi tối.
Người Hà Nội thường hẹn hò, ăn nhậu từ sau khi tan làm và sẽ về nhà trước giờ đi ngủ. Người Sài Gòn có thể ăn nhậu thâu đêm bởi nơi đây là “thành phố không bao giờ ngủ”.
Người Hà Nội dường như thức dậy sớm hơn người Sài Gòn.
Taxi 4 chỗ thông dụng ở Hà Nội, taxi 7 chỗ thông dụng ở Sài Gòn.
Người Hà Nội vốn nổi tiếng quan trọng hình thức. Vì vậy, họ rất coi trọng chiếc xe mình đi. Người Sài Gòn khá xuề xòa trong chuyện này.
Người Hà Nội khi ra đường áo quần phải chỉn chu, lịch sự. Người Sài Gòn đề cao sự tiện lợi, thoải mái.
Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm. Sài Gòn có hồ Con Rùa.
Tắc đường là điểm chung của cả hai thành phố nhưng người Hà Nội có vẻ len lách giỏi hơn và ô tô ở Hà Nội cũng thích rình rang ra làn giữa nhiều hơn.
Đôi khi, sự nhộn nhịp, hối hả, sự chen lấn, xô đẩy khiến tôi như phát điên. Nhưng cứ để ý mà xem, cùng vội vã nhưng người Hà Nội vẫn có nét gì đó thong dong, đủng đỉnh.
Những món đồ khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau.
Trong bộ ảnh này, tác giả Lê Duy Nhất đã mô tả sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn một cách ấn tượng, cô đọng, xúc tích nhất dựa trên những cảm nhận và trải nghiệm của bản thân.
Theo Behance
Ngày 23/04/2013
_______________________
Bài viết liên quan
So sánh thú vị bằng hình giữa Hà Nội và Sài Gòn
Hà Nội & Sài Gòn - Sự Khác Biệt!!!
Đăng nhận xét