(VNTB) - Điều gì phải đến đã đến, dành cho cơ thể ngân hàng đang dần thối rữa.
Không thật ngạc nhiên khi sau cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2014 về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, một vài tờ báo nhà nước bình luận: Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về "Kiên quyết thực hiện tái cơ cấu ngân hàng vì an toàn của hệ thống, vì lợi ích của người dân. Dứt khoát các ngân hàng yếu kém phải kiểm soát chặt chẽ, cần thiết thì sáp nhập, giải thể theo đúng pháp luật" cho thấy triển vọng trong tương lai sẽ có ngân hàng bị cho phá sản nếu không thể vực dậy dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước.
Một lãnh đạo ngân hàng thương mại tại Hà Nội cũng cho rằng thông điệp của Thủ tướng đưa ra thời điểm này có thể xem là hàn thử biểu cho một sự việc sắp xảy ra.
“Sự việc sắp xảy ra”
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) rất có thể sẽ đóng vai “sự việc sắp xảy ra”.
Tháng 6/2014, cơ quan kiểm toán nhà nước “bất ngờ” công bố hàng loạt số liệu cực kỳ bất ổn về tình trạng tài chính của Agribank.
Chỉ ít ngày sau, đến lượt số ngân hàng được xem là xương sống của đế chế tín dụng Việt Nam lộ hình báo cáo tài chính quý 2/2014. Có đến 8 ngân hàng rơi vào cơn mơ nợ xấu tăng chóng mặt: Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB, Sacombank, Eximbank, BIDV và SHB, với tổng nợ xấu tăng gần 13.400 tỷ đồng trong 6 tháng.
Những ngân hàng trên lại đều nằm trong top 12 tổ chức tín dụng được coi là “điểm sáng” mà giới quan chức Ngân hàng nhà nước thường tự hào trong các báo cáo thành tích luôn tô vẽ giáo điều và phủ mị.
Đến trung tuần tháng 8/2014, có thể một cái tên mới đã hình thành: “G 1+8”, gồm quán quân Agribank và 8 ngân hàng khác mà nợ xấu bủa vây sẽ khiến các “thành viên” quá khó để ứng cứu lẫn nhau.
Bi kịch đang lộ diện ở chỗ không chỉ một Agribank, mà hầu hết các ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều nằm trong tình thế nợ xấu quá tải và còn có thể chẳng có điểm dừng, nếu tình trạng thu hồi nợ từ các doanh nghiệp, trong đó có đến 70% hoặc hơn là nợ cho vay bất động sản, vẫn gần như vô phương hiện thời.
Một triệu chứng khác mà có thể dẫn đến cơn sang chấn bất thường là riêng tại TP. Hồ Chí Minh: nợ có khả năng mất vốn cũng đang là mối lo của các ngân hàng khi chiếm tới 70,5% trong tổng nợ xấu của các nhà băng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2014.
Và như dân gian truyền tụng, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì đó chính là thời điểm mà hiệu ứng Minsky - các món cho vay đến hạn không thể thanh toán được - có thể ập tới bất kỳ lúc nào.
Thủ tướng cũng bất lực?
Bất kỳ lúc nào cũng có thể bùng nổ sự sụp đổ của một ngân hàng đầu tiên ôm nợ xấu bất động sản mà không thể bán lại cho bất kỳ ai.
Nhưng sẽ không giống như kịch bản của Hoa Kỳ chỉ tập trung cứu chữa chủ yếu cho một Lehman Brothers, giới điều hành tín dụng và tiền tệ Việt Nam rất có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản có ít nhất từ 3-5 ngân hàng lớn cùng rơi vào tâm thế hôn mê, khiến cho phương án ứng cứu lẫn nhau trở nên khá vô nghĩa.
Gần đây, ông Bùi Kiến Thành - một chuyên gia ngân hàng có thực tâm, còn nói thẳng là Ngân hàng nhà nước đã vô tâm đến mức “chẳng làm gì cả” đối với sự nghiệp “tái cấu trúc ngành ngân hàng”. Tức sau làn sóng sáp nhập một số ngân hàng “ngon ăn” vào năm 2012, cho tới nay vẫn còn nguyên trạng nhóm ngân hàng yếu kém mà không một ngân hàng “cá mập” nào thèm ngó ngàng.
Không thể sáp nhập ngân hàng yếu vào ngân hàng mạnh, cũng không có nổi một thái độ cưu mang từ những kẻ mà ích kỷ đã trở thành một đặc tính cố hữu, sẽ rất khó để Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp cứu, dù bằng biện pháp bơm máu - in tiền ồ ạt, nếu một loạt ngân hàng cả lớn lẫn nhỏ cùng lúc rơi vào đổ bể theo hiệu ứng “Minsky tập thể”.
Mọi chuyện đều có logic của nó. Nếu vào đầu năm nay, Quốc hội Việt Nam đã phải dành đến một chương chuyên biệt trong Luật phá sản cho “giải thể tổ chức tín dụng”, chắc hẳn giới lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã “lờ mờ” nhận ra thực chất Ngân hàng nhà nước “chẳng làm gì cả”, hoặc có làm gì chăng nữa thì cũng chẳng còn tác dụng nào trước một hậu quả quá ghê gớm đến giờ mà cơ quan điều hành tín dụng tối cao này đã góp một phần không nhỏ gây ra.
Đã đến nước này, Thủ tướng cũng đành bất lực?
Một lãnh đạo ngân hàng thương mại tại Hà Nội cũng cho rằng thông điệp của Thủ tướng đưa ra thời điểm này có thể xem là hàn thử biểu cho một sự việc sắp xảy ra.
“Sự việc sắp xảy ra”
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) rất có thể sẽ đóng vai “sự việc sắp xảy ra”.
Tháng 6/2014, cơ quan kiểm toán nhà nước “bất ngờ” công bố hàng loạt số liệu cực kỳ bất ổn về tình trạng tài chính của Agribank.
Chỉ ít ngày sau, đến lượt số ngân hàng được xem là xương sống của đế chế tín dụng Việt Nam lộ hình báo cáo tài chính quý 2/2014. Có đến 8 ngân hàng rơi vào cơn mơ nợ xấu tăng chóng mặt: Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB, Sacombank, Eximbank, BIDV và SHB, với tổng nợ xấu tăng gần 13.400 tỷ đồng trong 6 tháng.
Những ngân hàng trên lại đều nằm trong top 12 tổ chức tín dụng được coi là “điểm sáng” mà giới quan chức Ngân hàng nhà nước thường tự hào trong các báo cáo thành tích luôn tô vẽ giáo điều và phủ mị.
Đến trung tuần tháng 8/2014, có thể một cái tên mới đã hình thành: “G 1+8”, gồm quán quân Agribank và 8 ngân hàng khác mà nợ xấu bủa vây sẽ khiến các “thành viên” quá khó để ứng cứu lẫn nhau.
Bi kịch đang lộ diện ở chỗ không chỉ một Agribank, mà hầu hết các ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều nằm trong tình thế nợ xấu quá tải và còn có thể chẳng có điểm dừng, nếu tình trạng thu hồi nợ từ các doanh nghiệp, trong đó có đến 70% hoặc hơn là nợ cho vay bất động sản, vẫn gần như vô phương hiện thời.
Một triệu chứng khác mà có thể dẫn đến cơn sang chấn bất thường là riêng tại TP. Hồ Chí Minh: nợ có khả năng mất vốn cũng đang là mối lo của các ngân hàng khi chiếm tới 70,5% trong tổng nợ xấu của các nhà băng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2014.
Và như dân gian truyền tụng, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì đó chính là thời điểm mà hiệu ứng Minsky - các món cho vay đến hạn không thể thanh toán được - có thể ập tới bất kỳ lúc nào.
Thủ tướng cũng bất lực?
Bất kỳ lúc nào cũng có thể bùng nổ sự sụp đổ của một ngân hàng đầu tiên ôm nợ xấu bất động sản mà không thể bán lại cho bất kỳ ai.
Nhưng sẽ không giống như kịch bản của Hoa Kỳ chỉ tập trung cứu chữa chủ yếu cho một Lehman Brothers, giới điều hành tín dụng và tiền tệ Việt Nam rất có thể sẽ phải đối mặt với kịch bản có ít nhất từ 3-5 ngân hàng lớn cùng rơi vào tâm thế hôn mê, khiến cho phương án ứng cứu lẫn nhau trở nên khá vô nghĩa.
Gần đây, ông Bùi Kiến Thành - một chuyên gia ngân hàng có thực tâm, còn nói thẳng là Ngân hàng nhà nước đã vô tâm đến mức “chẳng làm gì cả” đối với sự nghiệp “tái cấu trúc ngành ngân hàng”. Tức sau làn sóng sáp nhập một số ngân hàng “ngon ăn” vào năm 2012, cho tới nay vẫn còn nguyên trạng nhóm ngân hàng yếu kém mà không một ngân hàng “cá mập” nào thèm ngó ngàng.
Không thể sáp nhập ngân hàng yếu vào ngân hàng mạnh, cũng không có nổi một thái độ cưu mang từ những kẻ mà ích kỷ đã trở thành một đặc tính cố hữu, sẽ rất khó để Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp cứu, dù bằng biện pháp bơm máu - in tiền ồ ạt, nếu một loạt ngân hàng cả lớn lẫn nhỏ cùng lúc rơi vào đổ bể theo hiệu ứng “Minsky tập thể”.
Mọi chuyện đều có logic của nó. Nếu vào đầu năm nay, Quốc hội Việt Nam đã phải dành đến một chương chuyên biệt trong Luật phá sản cho “giải thể tổ chức tín dụng”, chắc hẳn giới lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã “lờ mờ” nhận ra thực chất Ngân hàng nhà nước “chẳng làm gì cả”, hoặc có làm gì chăng nữa thì cũng chẳng còn tác dụng nào trước một hậu quả quá ghê gớm đến giờ mà cơ quan điều hành tín dụng tối cao này đã góp một phần không nhỏ gây ra.
Đã đến nước này, Thủ tướng cũng đành bất lực?
Viết Lê Quân [pha-san-ngan-hang-thu-tuong-cung-bat-luc].
Nguồn: https://www.facebook.com/pham.chidung.96
Ngày đăng 04/09/2014
__________________
Bài liên quan:
Phá sản ngân hàng: Thủ tướng cũng bất lực?
Còn 5 Ngân hàng tại Việt Nam chưa phá sản kỹ thuật.
Hệ thống ngân hàng VN thực chất ĐÃ PHÁ SẢN (kỹ thuật)
Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã phá sản kỹ thuật
Đăng nhận xét