Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên
V. Những định hướng lớn của mô thức Việt Nam
(còn tiếp)
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/914332375243538/
[dact-2015-ethongluan-dinh-huong-lon-1].
Ngày đăng 20/01/2015
______________________________
— Chương 1: “Nhiệm vụ lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 2: "Làn sóng dân chủ thứ tư" - DACT 2015 - ethongluan
— Chương 3: “Khúc quanh lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên, năm 2015./ >Download pdf (77 trang)
V. Những định hướng lớn của mô thức Việt Nam
Để làm lại đất nước sau sự tàn phá của chế độ cộng sản chúng ta sẽ phải đổi mới hoàn toàn hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ giữa nhà nước và người dân, quan hệ giữa nước ta và thế giới; chúng ta phải xét lại vai trò của xã hội dân sự, chọn lựa những giải pháp dài hạn cho các vấn đề liên đới xã hội và giới hạn dân số.
Chúng ta sẽ làm lại đất nước trên những định hướng lớn sau đây.
1. Lấy tự do làm động lực để phát huy óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến
Dân tộc ta có truyền thống giữ nước vẻ vang, nhưng bù lại ta cũng đã mất quá nhiều thời giờ và nghị lực cho cố gắng chống ngoại xâm. Trong những tranh đấu cam go ấy ta luôn luôn phải đề cao kỷ luật và sự nhất trí, luôn luôn phải gác lại những tranh cãi để đương đầu với những vấn đề cấp bách. Lịch sử chật vật ấy một mặt khiến chúng ta có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh sống nhưng mặt khác cũng làm ta dần dần mất đi cái nhìn dài hạn, sáng kiến, óc phát minh và tinh thần mạo hiểm.
Chúng ta có một bờ biển dài và một đại dương hiền hậu, nhưng biển cả hầu như không có một tiếng gọi nào với chúng ta cả. Chúng ta đã thiếu hẳn quyết tâm chinh phục và tận dụng đại dương. Chúng ta không có kỹ thuật đóng tàu và đi biển, không có đội thương thuyền, không có những nhà hải hành lớn. Cho tới gần đây chúng ta đã chỉ sống với đất như một dân tộc lục địa. Chúng ta đã hài lòng với khuôn mẫu Khổng Mạnh từ đời này qua đời khác mà không ý thức rằng văn hóa Khổng Giáo là một văn hóa nô lệ làm thui chột trí tuệ và tha hóa con người, trước hết là trí thức. Khuôn mẫu độc đoán và hà khắc đó, sau khi đã cho phép chúng ta đạt những thành tựu ban đầu, đã bắt chúng ta dẫm chân tại chỗ trong nhiều thế kỷ tiếp theo.
Óc phê phán và sáng tạo, tinh thần mạo hiểm và cầu tiến là những điều chúng ta phải học và tập quen. Muốn như thế chúng ta phải khuyến khích và tôn vinh tự do suy nghĩ và phát biểu. Chúng ta cần nâng lên hàng một nguyên tắc tuyệt đối là trong nước Việt Nam tương lai sẽ không thể có những vấn đề cấm bàn đến và cũng không thể có những ý kiến cấm nêu ra. Không một người Việt Nam nào có thể bị trừng phạt vì lối sống của mình hay vì những gì mình phát biểu, trừ trường hợp trực tiếp kêu gọi bạo lực.
2. Phát huy lòng yêu nước tự nguyện
Trong gần suốt dòng lịch sử chúng ta đã sống dưới những chế độ quân chủ tuyệt đối coi đất nước của riêng một dòng vua, khi chúng ta không bị ngoại thuộc. Lòng yêu nước của chúng ta vì vậy không có điều kiện để phát triển. Khi ý niệm quốc gia như là của mọi người và phải được sự đóng góp của mọi người xuất hiện, do hậu quả của một di sản trong đó vua là trời và dân là nô lệ, nó đã mau chóng bị tuyệt đối hóa. Tổ quốc trở thành thiêng liêng, tối thượng, không có trách nhiệm nào và không chấp nhận một đòi hỏi nào. Tổ quốc đó đã được dùng làm chiêu bài cho quá nhiều tội ác. Chiến tranh, tang tóc, thất vọng, sự chịu đựng quá lâu một chế độ độc tài vừa tồi dở vừa bạo ngược, mặc cảm thua kém các dân tộc khác làm cho lòng yêu nước của chúng ta bị tổn hại trầm trọng. Chính vì lòng yêu nước không mạnh mà chúng ta đã để cho đảng cộng sản, một đảng mà lý tưởng là phục vụ cho một phong trào quốc tế thay vì đất nước và tôn sùng một chủ nghĩa chủ trương xóa bỏ quốc gia, lôi kéo được một số đông đảo đồng bào và khống chế chính trường. Chính vì ý chí và lòng yêu nước đã hao mòn mà ngày nay chúng ta đã không phản ứng đủ quyết liệt trước một chế độ độc tài đảng trị coi đất nước là của riêng mình như các vua chúa ngày xưa, trong khi cả nhân loại đang tiến về dân chủ và chính chúng ta cũng biết đất nước rất cần dân chủ.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam, và tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Và để xây dựng tương lai chung đó, lòng yêu nước vẫn là mẫu số chung bắt buộc. Chúng ta cần một sức bật mới của lòng yêu nước. Chúng ta cần phục hồi và phát minh lại lòng yêu nước. Chúng ta cần xác định lòng yêu nước như một tình cảm tự nguyện của những con người tự do, ràng buộc mật thiết với nhau để xây dựng một tương lai chung cho mình và cho con cháu. Chúng ta cần để cho mỗi người yêu nước theo cách của mình, chúng ta không thể để cho lòng yêu nước bị đồng hóa với sự tán thành một chủ nghĩa. Chúng ta cần hòa giải người Việt Nam với đất nước. Chúng ta cần một tổ quốc hiền hòa thay vì dữ tợn, một tổ quốc có trái tim thay vì có nanh vuốt, một tổ quốc đáng yêu thay vì đáng sợ và đáng ghét, một tổ quốc khuyến khích thay vì cấm đoán, một tổ quốc có trách nhiệm và gần gũi với mọi người thay vì quá thiêng liêng đến nỗi trở thành trừu tượng và xa cách, một tổ quốc của nhân quyền và dân quyền.
Muốn như thế chính quyền, người đại diện và hành động nhân danh tổ quốc, phải là một chính quyền lương thiện, khiêm tốn, cần kiệm và tận tụy, quí trọng từng người dân và để cho mỗi người thấy rõ ràng mình được quí trọng. Chính quyền ấy sẽ hóa giải mọi hận thù, sẽ nhân danh sự liên tục quốc gia để xin lỗi, phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại cho mọi nạn nhân của những oan ức. Chính quyền ấy sẽ thường trực cảnh giác để không một thành phần dân tộc nào cảm thấy bị bỏ rơi. Chính quyền ấy sẽ không bắt ai phải yêu nước, trái lại sẽ dồn mọi cố gắng tạo điều kiện để mọi người có thể yêu nước.
Cùng với dân chủ, tự do, ý kiến và sáng kiến, nhưng trên tất cả, lòng yêu nước sẽ là một vũ khí chủ yếu giúp chúng ta chấp nhận di sản mà đảng cộng sản để lại và nắm tay nhau cùng chinh phục tương lai.
3. Tôn trọng và phát huy xã hội dân sự
Mọi quốc gia văn minh đều phải đặt nền tảng trên xã hội dân sự. Một trong những lý do chính khiến chúng ta tụt hậu bi đát so với các nước khác là sự thiếu vắng một xã hội dân sự đúng nghĩa. Xã hội dân sự là toàn thể các giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, các tổ chức thiện nguyện, các nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp. Nói chung, đó là tất cả các kết hợp của người dân, được thành lập ngoài chính quyền để cùng theo đuổi một số mục đích chung và không nhắm tranh giành quyền lực chính trị.
Ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi dây nối kết đan xen đó tạo ra sự phong phú và bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự cũng là những cái nôi cho ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng tiến hóa trong hòa bình và trật tự. Quan trọng hơn, một xã hội dân sự lành mạnh còn đem lại điều mà ta có thể gọi là phép mầu của sự kết hợp. Đó là hiệu ứng vượt trội, nghĩa là hiện tượng một kết hợp có thể làm nẩy sinh những đặc tính và khả năng hoàn toàn mới không hề có trong các thành tố cấu tạo. Thí dụ như sự kết hợp của các hạt cơ bản trong những điều kiện đặc biệt khác nhau đã tạo ra các nguyên tử; đến lượt các nguyên tử kết hợp với nhau tạo ra các phân tử, rồi các phân tử kết hợp với nhau làm nẩy sinh sự sống. Hay sự chuyển động phối hợp của các nơ-ron tạo ra tình cảm và ý kiến. Các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, trong khi bóp nghẹt xã hội dân sự đã làm mất đi của các dân tộc khả năng vượt trội này. Có thể đây là lý do giải thích sự hơn hẳn của các xã hội dân chủ so với các chế độ độc tài.
Trong mô hình xã hội của chúng ta, xã hội dân sự sẽ được trân trọng và khuyến khích, hơn thế nữa còn được giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém và thiếu may mắn. Mọi kết hợp đều tạo ra sức mạnh. Sức mạnh của xã hội dân sự là sức mạnh tổng hợp, nhưng không bao giờ thống nhất, của các kết hợp công dân có khi cùng hướng với nhau, có khi biệt lập với nhau và cũng có khi đối chọi với nhau. Sức mạnh của xã hội dân sự từng lúc và từng cơ hội hòa nhập với nhà nước hay đối lập với nhà nước, nhưng lúc nào cũng ảnh hưởng trên nhà nước và không bao giờ có tham vọng tranh quyền với nhà nước bởi vì nó không có và không thể có tham vọng chính trị.
Xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của xã hội và đồng thời cũng bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Mọi chế độ độc tài bạo ngược đều nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và vô cảm của một quần chúng bất lực vì chia rẽ.
Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành tố áp đảo và nền tảng của quốc gia; vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội. Nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là công cụ của xã hội dân sự với sứ mệnh bảo đảm hoạt động lành mạnh của xã hội dân sự, để xã hội dân sự tạo hạnh phúc cho các công dân. Đó không phải là một sự từ nhiệm mà là một triết lý chính trị mới của một chính quyền đủ tự tin để đặt lòng tin vào các công dân. Trong quan hệ với xã hội dân sự, nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là người trọng tài, phối hợp và thể hiện những nguyện vọng của xã hội dân sự. Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.
Sẽ không thể có một cản trở nào cho sự thành lập và phát triển của các kết hợp công dân. Đặc biệt các hiệp hội không có mục đích lợi nhuận sẽ chỉ cần khai báo sự thành lập chứ không cần giấy phép hoạt động. Các hiệp hội có mục đích văn hóa, xã hội còn có quyền đòi hỏi nhà nước giúp đỡ.
4. Xác định Việt Nam là đất nước xây dựng trên các cộng đồng
Đất nước ta tuy có một lịch sử dài nhưng lại là một đất nước mới. Miền Trung mới hội nhập xong từ thế kỷ 17, miền Nam từ thế kỷ 18. Nước ta đã tiếp nhận rất nhiều đóng góp mới về đất đai và chủng tộc. Tuy vậy tổ chức của ta lại không thích nghi với những thay đổi đó và vẫn được quan niệm một cách sai lầm như là đất nước của một cộng đồng duy nhất : cộng đồng người Kinh. Lịch sử của ta là lịch sử của người Kinh. Văn hóa của ta là văn hóa của người Kinh. Các quan niệm về đạo lý, xã hội, luật pháp đều dựa trên người Kinh và chủ yếu nhắm phục vụ cho người Kinh. Có lẽ là quá trình mở nước và giữ nước khó khăn của ta đã không cho ta thời giờ và phương tiện để suy nghĩ một cách nghiêm túc về một chính sách cộng đồng, nhưng phải nói thực là chúng ta rất thiếu sót về điểm này. Trong suốt dòng lịch sử, trừ một vài ngoại lệ ít ỏi, người Kinh hầu như chưa hề nhìn nhận một trách nhiệm nào đối với các sắc tộc ít người mà chỉ áp đặt khuôn mẫu của mình, nếu cần bằng bạo lực. Tình trạng này nếu không được nhận định rõ rệt để kịp thời có chính sách thỏa đáng có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay và sắp tới. Nhiều quốc gia đang và sẽ còn phải khốn đốn vì những cuộc nổi dậy cuồng nhiệt của các sắc tộc ít người vùng lên đòi bản thể. Nếu chúng ta không cảnh giác để cho tình trạng này xảy ra thì hai vùng rộng lớn của đất nước là miền núi phía Bắc và miền Cao Nguyên Trung Phần có thể trở thành bất ổn và không phát triển được.
Các cộng đồng đều phải được tôn trọng như nhau trong một đất nước Việt Nam được định nghĩa như là đất nước của các cộng đồng. Cộng đồng người Việt gốc Khmer đã sống từ ngàn xưa tại miền Nam, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã góp công lớn khai mở ra miền Nam phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.
Quốc gia Việt Nam phải gạt bỏ hẳn ý đồ đồng nhất hóa để mưu tìm đồng tiến trong dị biệt. Chúng ta phải khẳng định rằng đất nước Việt Nam không được định nghĩa bằng một chủng tộc mà bằng sự chấp nhận xây dựng và chia sẻ một tương lai chung.
Ngày nay người Kinh đã chiếm đa số trên khắp lãnh thổ, giải pháp thành lập những vùng tự trị cho các sắc tộc không còn khả thi nữa, nhưng tản quyền sẽ cho phép các sắc tộc có tiếng nói đáng kể trong các chính quyền địa phương. Văn hóa, ngôn ngữ của các sắc tộc ít người phải được coi là thành phần của văn hóa Việt Nam mà nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ. Lịch sử Việt Nam cũng phải được xét lại và được coi như lịch sử của các sắc dân đã hợp lại để tạo thành đất nước Việt Nam.
Tinh thần tôn trọng các cộng đồng cũng phải được mở rộng ra tới các cộng đồng tôn giáo, các cộng đồng tư tưởng, các cộng đồng nghề nghiệp và các cộng đồng không thành hình thái do nếp sống khác nhau của từng địa phương mà có. Các cộng đồng này phải được đảm bảo chỗ đứng và tiếng nói trong sinh hoạt quốc gia.
Kể từ ngày 30-4-1975 chúng ta lại có thêm một cộng đồng quan trọng mới : cộng đồng người Việt hải ngoại. Những người Việt Nam này đã phải bỏ nước ra đi vì không thể chịu đựng những biện pháp hạ nhục, trù dập và phân biệt đối xử. Đất nước Việt Nam phải mở rộng vòng tay và tấm lòng đối với họ. Họ phải được nhìn nhận quyền công dân tức khắc và trọn vẹn, cho họ cũng như cho con cái sinh ra tại nước ngoài.
Sự hình thành của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một yếu tố rất mới và một may mắn lớn cho đất nước. Nhờ cộng đồng này người Việt Nam đã làm quen được với mọi nếp sống và mọi nền văn minh, đã thử nghiệm mọi khuôn mẫu tổ chức xã hội, đã len lỏi vào mọi bộ môn khoa học kỹ thuật. Cộng đồng này, một khi nối lại được quan hệ bình thường với đất nước, sẽ là một bảo đảm rằng Việt Nam sẽ là một nước cởi mở, sẽ rũ bỏ được mọi cố chấp và thành kiến, sẽ vĩnh viễn ra khỏi ngõ cụt cố chấp. Cộng đồng này tuy chưa đông đảo và còn cần được tăng cường nhưng có tiềm năng đóng góp lớn cho đất nước. Người Việt hải ngoại sẽ là những đầu cầu khoa học, kỹ thuật, văn hóa, thương mại vô cùng quí báu mà nhà nước Việt Nam không có phương tiện để tạo ra. Kinh nghiệm cho thấy rằng các quốc gia phát triển mau chóng trong những năm gần đây đều đã nhờ sự đóng góp của một cộng đồng hải ngoại hùng mạnh. Bất cứ một nhà nước Việt Nam khôn ngoan nào cũng phải khuyến khích liên lạc giữa trong và ngoài nước, nhìn nhận một thực thể Việt Nam Hải Ngoại và tìm mọi sáng kiến để cộng đồng Việt Nam hải ngoại ngày một lớn hơn, mạnh hơn.
5. Dứt khoát chọn lựa một nền kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng
Kinh nghiệm thế giới trong nhiều thập niên qua đã chứng tỏ rằng các chính sách kinh tế tập thể, quốc doanh đều dẫn đến thất bại. Kinh nghiệm cũng đã cho thấy rằng thị trường tự do là hướng dẫn chính xác nhất cho sản xuất và là bảo đảm chắc chắn nhất cho một sự phân phối hiệu nghiệm. Chọn lựa kinh tế phải có cho Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích.
Chọn lựa ấy có nghĩa là nhà nước sẽ không làm những gì mà tư doanh có thể làm được. Vai trò kinh tế chủ yếu của nhà nước là bảo đảm sự ổn vững của đồng tiền, ngăn ngừa những cạnh tranh bất chính, đầu tư vào những ngành nhiều triển vọng mà tư nhân chưa dám hoặc chưa đủ khả năng đầu tư, đảm nhận một số công trình khảo cứu, nghiên cứu và dự phòng cần thiết. Nhà nước cũng có chức năng cảnh giác trước những khuynh hướng kinh doanh có hại và khuyến khích những hoạt động kinh tế có lợi, nhưng nhà nước thực hiện chức năng này chủ yếu bằng thông tin và nâng đỡ chứ không phải bằng mệnh lệnh và cấm đoán. Nhà nước sẽ dồn mọi cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ công lý, bảo vệ môi trường sinh sống, phát huy các mối bang giao quốc tế có lợi, xây dựng và củng cố đồng thuận dân tộc, nghĩa là làm đúng chức năng của một nhà nước.
Để làm trọn chức năng đó và bảo đảm sinh hoạt kinh tế thị trường lành mạnh nhà nước phải liên tục nỗ lực xây dựng một hệ thống luật pháp đúng đắn trên tinh thần thực nghiệm, bắt đầu từ những căn bản đúng đắn và không ngừng được bổ sung dựa trên những án lệ.
6. Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Với đất đai canh tác tuy ít nhưng phì nhiêu, Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp đáng kể. Nông nghiệp trong ngắn hạn là đòn bẩy cho sự hồi sinh và là điểm khởi đầu của phát triển kinh tế. Do đó nông nghiệp là trọng tâm kinh tế tức khắc của chúng ta và cũng sẽ còn là trọng tâm kinh tế của chúng ta trong một thời gian khá dài.
Tuy nhiên, vì đất đai chật hẹp và dân số đông đảo, Việt Nam không thể tiếp tục là một nước nông nghiệp. Ngược lại vị trí của ta thuận lợi, nhân lực của ta dồi dào và tinh nhuệ. Chức năng tự nhiên của chúng ta là chức năng của một quốc gia công nghiệp, thương nghiệp, dich vụ và hàng hải. Chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho tương lai đó, nhất là sự chuyển hóa đó cho phép biến nhiều vùng núi không thể sử dụng cho nông nghiệp thành diện tích sinh hoạt, nghĩa là còn có tác dụng mở rộng đất nước trên thực tế.
Mục tiêu kinh tế của chúng ta trong hai mươi năm tới là chuyển hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Điều này có nghĩa là trọng lượng của nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia cũng như trong phối trí nhân lực sẽ giảm dần đi. Bước đầu của cố gắng chuyển hóa này là phát triển những ngành công nghiệp gắn bó với nông nghiệp như công nghiệp thực phẩm, chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu, nông cơ, v.v... song song với cố gắng tìm thị trường xuất khẩu cho nông phẩm.
Ngoài những cố gắng dồn vào những ngành mà triển vọng đã thấy rõ như ngư nghiệp, du lịch, chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng tới hai triển vọng mới là dịch vụ thương cảng và tin học. Cả hai ngành này đều đòi hỏi một chính sách mở cửa trọn vẹn, thẳng thắn ra thế giới bên ngoài.
Do vị trí và bờ biển thuận lợi của ta, Việt Nam có thể có những thương cảng rất lớn. Chúng ta sẽ sẵn sàng ký những hợp đồng xây dựng và khai thác dài hạn một số thương cảng với các tổ hợp nước ngoài. Nhưng điều quan trọng để thu hút những dịch vụ thương mại quốc tế là tình hình trật tự an ninh phải ổn định, thể chế chính trị phải cởi mở, chính quyền phải lương thiện và hệ thống viễn thông phải hoàn chỉnh.
Người Việt Nam ta khá có khiếu về ngành tin học. Đây là một ngành còn nhiều tiềm năng phát triển và còn cần tới rất nhiều chuyên viên với giá cao. Tin học nếu được sử dụng đúng đắn cũng là dụng cụ quản lý khách quan cho phép loại trừ nhiều nguyên nhân đưa tới tham nhũng. Nước ta hiện đang có rất nhiều nhu cầu tin học hóa khu vực công có hy vọng được các định chế quốc tế tài trợ. Chúng ta có thể lấy việc thực hiện các dự án này làm bàn đạp để đào tạo một đội ngũ chuyên viên tin học giỏi và cập nhật về kỹ thuật. Triển vọng càng cao vì các tiến bộ về truyền thông ngày càng cho phép thực hiện những hợp đồng tin học trên khắp thế giới mà không cần xuất ngoại.
Nhà nước phải lấy làm mục tiêu nối kết mọi gia đình vào mạng lưới Internet để sử dụng tối đa mạng lưới này như một phương tiện thông tin, học hỏi, trao đổi và mua bán.
Chúng ta sẽ không thiết lập các khu kinh tế với qui chế đặc biệt như kiểu "khu chế xuất" mà sẽ dành mọi khuyến khích và dễ dãi cho các hoạt động kinh tế trên cả nước, với một luật kinh doanh chung cho toàn lãnh thổ.
Đất nước ta may mắn là một quốc gia duyên hải, các vùng đông dân đều không xa bờ biển và cũng không xa các cảng tốt. Dựa vào ưu thế đó chúng ta sẽ thiết lập các khu công nghiệp trải đều trên khắp lãnh thổ. Chính sách này đòi hỏi một đầu tư quan trọng cho hệ thống giao thông và truyền thông nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được những tốn kém còn quan trọng hơn về di dân, và đồng thời cũng tránh được nạn nhân mãn tại các thành phố lớn mà các quốc gia đang mở mang đều gặp. Cần nhấn mạnh rằng mọi chính sách tương lai đều tuyệt đối không mang tính cưỡng bách. Tái phối trí dân số và lực lượng lao động là hiện tượng thường trực và tự nhiên trong mọi quốc gia, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, nhưng cách hay nhất vẫn là để người dân toàn quyền chọn lựa nghề nghiệp và nơi sinh sống sau khi được thông tin đầy đủ về các cơ hội. Đó là phương thức để trí tuệ cá nhân và sách lược quốc gia bổ túc cho nhau và điều chỉnh lẫn nhau.
Điều kiện thành công của cuộc chuyển hóa trọng đại này là phải có quan hệ tốt với mọi quốc gia, nhất là các nước phát triển, và được chấp nhận trọn vẹn trong những khối hợp tác lớn, như khối Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương.
7. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội địa
Chúng ta sẽ lấy thị trường trong nước làm bàn đạp để tiến lên. Với gần 100 triệu dân, nước ta là một thị trường rất lớn và sự trao đổi giữa những người Việt Nam với nhau tự nó đã là một động cơ kinh tế vô cùng quan trọng. Trong bất cứ một nền kinh tế nào, ngay cả trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, trừ trường hợp rất đặc biệt của các nước xuất khẩu dầu lửa, thị trường nội địa bao giờ cũng quan trọng hơn hoạt động xuất nhập cảng. Thị trường nội địa vừa quan trọng về khối lượng, vừa là nơi thử nghiệm cho hàng xuất khẩu, lại vừa là kho trái độn cần thiết để đương đầu với những biến thiên của thị trường quốc tế. Thị trường nội địa có mạnh thì hoạt động xuất cảng mới phát triển được. Thị trường nội địa sẽ được kích thích do sự giải tỏa mọi cưỡng chế về kinh doanh và sự thúc đẩy những chương trình công cộng quan trọng. Các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp thực phẩm, dệt, may mặc, sản xuất đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, vật dụng thiết bị và trang trí nội thất sẽ là những bàn đạp đầu tiên cho thị trường nội địa của ta.
Phát triển thị trường nội địa phải đi song hành với phát triển kinh doanh nội địa. Chúng ta không có những nhà tư bản lớn cho nên cần tích cực thúc đẩy, nâng đỡ và khuyến khích các xí nghiệp cá nhân và các công ty tầm cỡ nhỏ, giúp họ phát đạt và gia tăng tầm vóc, dần dần trở thành những nhà
tư bản lớn.
Một bắt buộc khẩn cấp của chính sách phát triển thị trường nội địa là phải tu sửa và tăng cường hệ thống đường giao thông và truyền thông, các phương tiện chuyên chở và truyền tin.
Chúng ta sẽ làm lại đất nước trên những định hướng lớn sau đây.
1. Lấy tự do làm động lực để phát huy óc sáng tạo và tinh thần cầu tiến
Dân tộc ta có truyền thống giữ nước vẻ vang, nhưng bù lại ta cũng đã mất quá nhiều thời giờ và nghị lực cho cố gắng chống ngoại xâm. Trong những tranh đấu cam go ấy ta luôn luôn phải đề cao kỷ luật và sự nhất trí, luôn luôn phải gác lại những tranh cãi để đương đầu với những vấn đề cấp bách. Lịch sử chật vật ấy một mặt khiến chúng ta có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh sống nhưng mặt khác cũng làm ta dần dần mất đi cái nhìn dài hạn, sáng kiến, óc phát minh và tinh thần mạo hiểm.
Chúng ta có một bờ biển dài và một đại dương hiền hậu, nhưng biển cả hầu như không có một tiếng gọi nào với chúng ta cả. Chúng ta đã thiếu hẳn quyết tâm chinh phục và tận dụng đại dương. Chúng ta không có kỹ thuật đóng tàu và đi biển, không có đội thương thuyền, không có những nhà hải hành lớn. Cho tới gần đây chúng ta đã chỉ sống với đất như một dân tộc lục địa. Chúng ta đã hài lòng với khuôn mẫu Khổng Mạnh từ đời này qua đời khác mà không ý thức rằng văn hóa Khổng Giáo là một văn hóa nô lệ làm thui chột trí tuệ và tha hóa con người, trước hết là trí thức. Khuôn mẫu độc đoán và hà khắc đó, sau khi đã cho phép chúng ta đạt những thành tựu ban đầu, đã bắt chúng ta dẫm chân tại chỗ trong nhiều thế kỷ tiếp theo.
Óc phê phán và sáng tạo, tinh thần mạo hiểm và cầu tiến là những điều chúng ta phải học và tập quen. Muốn như thế chúng ta phải khuyến khích và tôn vinh tự do suy nghĩ và phát biểu. Chúng ta cần nâng lên hàng một nguyên tắc tuyệt đối là trong nước Việt Nam tương lai sẽ không thể có những vấn đề cấm bàn đến và cũng không thể có những ý kiến cấm nêu ra. Không một người Việt Nam nào có thể bị trừng phạt vì lối sống của mình hay vì những gì mình phát biểu, trừ trường hợp trực tiếp kêu gọi bạo lực.
2. Phát huy lòng yêu nước tự nguyện
Trong gần suốt dòng lịch sử chúng ta đã sống dưới những chế độ quân chủ tuyệt đối coi đất nước của riêng một dòng vua, khi chúng ta không bị ngoại thuộc. Lòng yêu nước của chúng ta vì vậy không có điều kiện để phát triển. Khi ý niệm quốc gia như là của mọi người và phải được sự đóng góp của mọi người xuất hiện, do hậu quả của một di sản trong đó vua là trời và dân là nô lệ, nó đã mau chóng bị tuyệt đối hóa. Tổ quốc trở thành thiêng liêng, tối thượng, không có trách nhiệm nào và không chấp nhận một đòi hỏi nào. Tổ quốc đó đã được dùng làm chiêu bài cho quá nhiều tội ác. Chiến tranh, tang tóc, thất vọng, sự chịu đựng quá lâu một chế độ độc tài vừa tồi dở vừa bạo ngược, mặc cảm thua kém các dân tộc khác làm cho lòng yêu nước của chúng ta bị tổn hại trầm trọng. Chính vì lòng yêu nước không mạnh mà chúng ta đã để cho đảng cộng sản, một đảng mà lý tưởng là phục vụ cho một phong trào quốc tế thay vì đất nước và tôn sùng một chủ nghĩa chủ trương xóa bỏ quốc gia, lôi kéo được một số đông đảo đồng bào và khống chế chính trường. Chính vì ý chí và lòng yêu nước đã hao mòn mà ngày nay chúng ta đã không phản ứng đủ quyết liệt trước một chế độ độc tài đảng trị coi đất nước là của riêng mình như các vua chúa ngày xưa, trong khi cả nhân loại đang tiến về dân chủ và chính chúng ta cũng biết đất nước rất cần dân chủ.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam, và tương lai của chúng ta gắn liền với tương lai của đất nước Việt Nam. Chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn là xây dựng một tương lai Việt Nam chung. Và để xây dựng tương lai chung đó, lòng yêu nước vẫn là mẫu số chung bắt buộc. Chúng ta cần một sức bật mới của lòng yêu nước. Chúng ta cần phục hồi và phát minh lại lòng yêu nước. Chúng ta cần xác định lòng yêu nước như một tình cảm tự nguyện của những con người tự do, ràng buộc mật thiết với nhau để xây dựng một tương lai chung cho mình và cho con cháu. Chúng ta cần để cho mỗi người yêu nước theo cách của mình, chúng ta không thể để cho lòng yêu nước bị đồng hóa với sự tán thành một chủ nghĩa. Chúng ta cần hòa giải người Việt Nam với đất nước. Chúng ta cần một tổ quốc hiền hòa thay vì dữ tợn, một tổ quốc có trái tim thay vì có nanh vuốt, một tổ quốc đáng yêu thay vì đáng sợ và đáng ghét, một tổ quốc khuyến khích thay vì cấm đoán, một tổ quốc có trách nhiệm và gần gũi với mọi người thay vì quá thiêng liêng đến nỗi trở thành trừu tượng và xa cách, một tổ quốc của nhân quyền và dân quyền.
Muốn như thế chính quyền, người đại diện và hành động nhân danh tổ quốc, phải là một chính quyền lương thiện, khiêm tốn, cần kiệm và tận tụy, quí trọng từng người dân và để cho mỗi người thấy rõ ràng mình được quí trọng. Chính quyền ấy sẽ hóa giải mọi hận thù, sẽ nhân danh sự liên tục quốc gia để xin lỗi, phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại cho mọi nạn nhân của những oan ức. Chính quyền ấy sẽ thường trực cảnh giác để không một thành phần dân tộc nào cảm thấy bị bỏ rơi. Chính quyền ấy sẽ không bắt ai phải yêu nước, trái lại sẽ dồn mọi cố gắng tạo điều kiện để mọi người có thể yêu nước.
Cùng với dân chủ, tự do, ý kiến và sáng kiến, nhưng trên tất cả, lòng yêu nước sẽ là một vũ khí chủ yếu giúp chúng ta chấp nhận di sản mà đảng cộng sản để lại và nắm tay nhau cùng chinh phục tương lai.
3. Tôn trọng và phát huy xã hội dân sự
Mọi quốc gia văn minh đều phải đặt nền tảng trên xã hội dân sự. Một trong những lý do chính khiến chúng ta tụt hậu bi đát so với các nước khác là sự thiếu vắng một xã hội dân sự đúng nghĩa. Xã hội dân sự là toàn thể các giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, các tổ chức thiện nguyện, các nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp. Nói chung, đó là tất cả các kết hợp của người dân, được thành lập ngoài chính quyền để cùng theo đuổi một số mục đích chung và không nhắm tranh giành quyền lực chính trị.
Ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi dây nối kết đan xen đó tạo ra sự phong phú và bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự cũng là những cái nôi cho ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng tiến hóa trong hòa bình và trật tự. Quan trọng hơn, một xã hội dân sự lành mạnh còn đem lại điều mà ta có thể gọi là phép mầu của sự kết hợp. Đó là hiệu ứng vượt trội, nghĩa là hiện tượng một kết hợp có thể làm nẩy sinh những đặc tính và khả năng hoàn toàn mới không hề có trong các thành tố cấu tạo. Thí dụ như sự kết hợp của các hạt cơ bản trong những điều kiện đặc biệt khác nhau đã tạo ra các nguyên tử; đến lượt các nguyên tử kết hợp với nhau tạo ra các phân tử, rồi các phân tử kết hợp với nhau làm nẩy sinh sự sống. Hay sự chuyển động phối hợp của các nơ-ron tạo ra tình cảm và ý kiến. Các chế độ độc tài, nhất là độc tài cộng sản, trong khi bóp nghẹt xã hội dân sự đã làm mất đi của các dân tộc khả năng vượt trội này. Có thể đây là lý do giải thích sự hơn hẳn của các xã hội dân chủ so với các chế độ độc tài.
Trong mô hình xã hội của chúng ta, xã hội dân sự sẽ được trân trọng và khuyến khích, hơn thế nữa còn được giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém và thiếu may mắn. Mọi kết hợp đều tạo ra sức mạnh. Sức mạnh của xã hội dân sự là sức mạnh tổng hợp, nhưng không bao giờ thống nhất, của các kết hợp công dân có khi cùng hướng với nhau, có khi biệt lập với nhau và cũng có khi đối chọi với nhau. Sức mạnh của xã hội dân sự từng lúc và từng cơ hội hòa nhập với nhà nước hay đối lập với nhà nước, nhưng lúc nào cũng ảnh hưởng trên nhà nước và không bao giờ có tham vọng tranh quyền với nhà nước bởi vì nó không có và không thể có tham vọng chính trị.
Xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của xã hội và đồng thời cũng bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Mọi chế độ độc tài bạo ngược đều nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và vô cảm của một quần chúng bất lực vì chia rẽ.
Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành tố áp đảo và nền tảng của quốc gia; vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội. Nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là công cụ của xã hội dân sự với sứ mệnh bảo đảm hoạt động lành mạnh của xã hội dân sự, để xã hội dân sự tạo hạnh phúc cho các công dân. Đó không phải là một sự từ nhiệm mà là một triết lý chính trị mới của một chính quyền đủ tự tin để đặt lòng tin vào các công dân. Trong quan hệ với xã hội dân sự, nhà nước dân chủ đa nguyên tự coi mình là người trọng tài, phối hợp và thể hiện những nguyện vọng của xã hội dân sự. Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.
Sẽ không thể có một cản trở nào cho sự thành lập và phát triển của các kết hợp công dân. Đặc biệt các hiệp hội không có mục đích lợi nhuận sẽ chỉ cần khai báo sự thành lập chứ không cần giấy phép hoạt động. Các hiệp hội có mục đích văn hóa, xã hội còn có quyền đòi hỏi nhà nước giúp đỡ.
4. Xác định Việt Nam là đất nước xây dựng trên các cộng đồng
Đất nước ta tuy có một lịch sử dài nhưng lại là một đất nước mới. Miền Trung mới hội nhập xong từ thế kỷ 17, miền Nam từ thế kỷ 18. Nước ta đã tiếp nhận rất nhiều đóng góp mới về đất đai và chủng tộc. Tuy vậy tổ chức của ta lại không thích nghi với những thay đổi đó và vẫn được quan niệm một cách sai lầm như là đất nước của một cộng đồng duy nhất : cộng đồng người Kinh. Lịch sử của ta là lịch sử của người Kinh. Văn hóa của ta là văn hóa của người Kinh. Các quan niệm về đạo lý, xã hội, luật pháp đều dựa trên người Kinh và chủ yếu nhắm phục vụ cho người Kinh. Có lẽ là quá trình mở nước và giữ nước khó khăn của ta đã không cho ta thời giờ và phương tiện để suy nghĩ một cách nghiêm túc về một chính sách cộng đồng, nhưng phải nói thực là chúng ta rất thiếu sót về điểm này. Trong suốt dòng lịch sử, trừ một vài ngoại lệ ít ỏi, người Kinh hầu như chưa hề nhìn nhận một trách nhiệm nào đối với các sắc tộc ít người mà chỉ áp đặt khuôn mẫu của mình, nếu cần bằng bạo lực. Tình trạng này nếu không được nhận định rõ rệt để kịp thời có chính sách thỏa đáng có thể dẫn tới những hậu quả rất tai hại, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay và sắp tới. Nhiều quốc gia đang và sẽ còn phải khốn đốn vì những cuộc nổi dậy cuồng nhiệt của các sắc tộc ít người vùng lên đòi bản thể. Nếu chúng ta không cảnh giác để cho tình trạng này xảy ra thì hai vùng rộng lớn của đất nước là miền núi phía Bắc và miền Cao Nguyên Trung Phần có thể trở thành bất ổn và không phát triển được.
Các cộng đồng đều phải được tôn trọng như nhau trong một đất nước Việt Nam được định nghĩa như là đất nước của các cộng đồng. Cộng đồng người Việt gốc Khmer đã sống từ ngàn xưa tại miền Nam, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã góp công lớn khai mở ra miền Nam phải được coi là những người Việt Nam trọn vẹn trước luật pháp cũng như trong tình cảm dân tộc.
Quốc gia Việt Nam phải gạt bỏ hẳn ý đồ đồng nhất hóa để mưu tìm đồng tiến trong dị biệt. Chúng ta phải khẳng định rằng đất nước Việt Nam không được định nghĩa bằng một chủng tộc mà bằng sự chấp nhận xây dựng và chia sẻ một tương lai chung.
Ngày nay người Kinh đã chiếm đa số trên khắp lãnh thổ, giải pháp thành lập những vùng tự trị cho các sắc tộc không còn khả thi nữa, nhưng tản quyền sẽ cho phép các sắc tộc có tiếng nói đáng kể trong các chính quyền địa phương. Văn hóa, ngôn ngữ của các sắc tộc ít người phải được coi là thành phần của văn hóa Việt Nam mà nhà nước có nhiệm vụ gìn giữ. Lịch sử Việt Nam cũng phải được xét lại và được coi như lịch sử của các sắc dân đã hợp lại để tạo thành đất nước Việt Nam.
Tinh thần tôn trọng các cộng đồng cũng phải được mở rộng ra tới các cộng đồng tôn giáo, các cộng đồng tư tưởng, các cộng đồng nghề nghiệp và các cộng đồng không thành hình thái do nếp sống khác nhau của từng địa phương mà có. Các cộng đồng này phải được đảm bảo chỗ đứng và tiếng nói trong sinh hoạt quốc gia.
Kể từ ngày 30-4-1975 chúng ta lại có thêm một cộng đồng quan trọng mới : cộng đồng người Việt hải ngoại. Những người Việt Nam này đã phải bỏ nước ra đi vì không thể chịu đựng những biện pháp hạ nhục, trù dập và phân biệt đối xử. Đất nước Việt Nam phải mở rộng vòng tay và tấm lòng đối với họ. Họ phải được nhìn nhận quyền công dân tức khắc và trọn vẹn, cho họ cũng như cho con cái sinh ra tại nước ngoài.
Sự hình thành của cộng đồng Việt Nam hải ngoại là một yếu tố rất mới và một may mắn lớn cho đất nước. Nhờ cộng đồng này người Việt Nam đã làm quen được với mọi nếp sống và mọi nền văn minh, đã thử nghiệm mọi khuôn mẫu tổ chức xã hội, đã len lỏi vào mọi bộ môn khoa học kỹ thuật. Cộng đồng này, một khi nối lại được quan hệ bình thường với đất nước, sẽ là một bảo đảm rằng Việt Nam sẽ là một nước cởi mở, sẽ rũ bỏ được mọi cố chấp và thành kiến, sẽ vĩnh viễn ra khỏi ngõ cụt cố chấp. Cộng đồng này tuy chưa đông đảo và còn cần được tăng cường nhưng có tiềm năng đóng góp lớn cho đất nước. Người Việt hải ngoại sẽ là những đầu cầu khoa học, kỹ thuật, văn hóa, thương mại vô cùng quí báu mà nhà nước Việt Nam không có phương tiện để tạo ra. Kinh nghiệm cho thấy rằng các quốc gia phát triển mau chóng trong những năm gần đây đều đã nhờ sự đóng góp của một cộng đồng hải ngoại hùng mạnh. Bất cứ một nhà nước Việt Nam khôn ngoan nào cũng phải khuyến khích liên lạc giữa trong và ngoài nước, nhìn nhận một thực thể Việt Nam Hải Ngoại và tìm mọi sáng kiến để cộng đồng Việt Nam hải ngoại ngày một lớn hơn, mạnh hơn.
5. Dứt khoát chọn lựa một nền kinh tế thị trường lấy tư doanh làm nền tảng
Kinh nghiệm thế giới trong nhiều thập niên qua đã chứng tỏ rằng các chính sách kinh tế tập thể, quốc doanh đều dẫn đến thất bại. Kinh nghiệm cũng đã cho thấy rằng thị trường tự do là hướng dẫn chính xác nhất cho sản xuất và là bảo đảm chắc chắn nhất cho một sự phân phối hiệu nghiệm. Chọn lựa kinh tế phải có cho Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích.
Chọn lựa ấy có nghĩa là nhà nước sẽ không làm những gì mà tư doanh có thể làm được. Vai trò kinh tế chủ yếu của nhà nước là bảo đảm sự ổn vững của đồng tiền, ngăn ngừa những cạnh tranh bất chính, đầu tư vào những ngành nhiều triển vọng mà tư nhân chưa dám hoặc chưa đủ khả năng đầu tư, đảm nhận một số công trình khảo cứu, nghiên cứu và dự phòng cần thiết. Nhà nước cũng có chức năng cảnh giác trước những khuynh hướng kinh doanh có hại và khuyến khích những hoạt động kinh tế có lợi, nhưng nhà nước thực hiện chức năng này chủ yếu bằng thông tin và nâng đỡ chứ không phải bằng mệnh lệnh và cấm đoán. Nhà nước sẽ dồn mọi cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ trật tự an ninh, bảo vệ công lý, bảo vệ môi trường sinh sống, phát huy các mối bang giao quốc tế có lợi, xây dựng và củng cố đồng thuận dân tộc, nghĩa là làm đúng chức năng của một nhà nước.
Để làm trọn chức năng đó và bảo đảm sinh hoạt kinh tế thị trường lành mạnh nhà nước phải liên tục nỗ lực xây dựng một hệ thống luật pháp đúng đắn trên tinh thần thực nghiệm, bắt đầu từ những căn bản đúng đắn và không ngừng được bổ sung dựa trên những án lệ.
6. Tiến tới một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Với đất đai canh tác tuy ít nhưng phì nhiêu, Việt Nam có tiềm năng nông nghiệp đáng kể. Nông nghiệp trong ngắn hạn là đòn bẩy cho sự hồi sinh và là điểm khởi đầu của phát triển kinh tế. Do đó nông nghiệp là trọng tâm kinh tế tức khắc của chúng ta và cũng sẽ còn là trọng tâm kinh tế của chúng ta trong một thời gian khá dài.
Tuy nhiên, vì đất đai chật hẹp và dân số đông đảo, Việt Nam không thể tiếp tục là một nước nông nghiệp. Ngược lại vị trí của ta thuận lợi, nhân lực của ta dồi dào và tinh nhuệ. Chức năng tự nhiên của chúng ta là chức năng của một quốc gia công nghiệp, thương nghiệp, dich vụ và hàng hải. Chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho tương lai đó, nhất là sự chuyển hóa đó cho phép biến nhiều vùng núi không thể sử dụng cho nông nghiệp thành diện tích sinh hoạt, nghĩa là còn có tác dụng mở rộng đất nước trên thực tế.
Mục tiêu kinh tế của chúng ta trong hai mươi năm tới là chuyển hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Điều này có nghĩa là trọng lượng của nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia cũng như trong phối trí nhân lực sẽ giảm dần đi. Bước đầu của cố gắng chuyển hóa này là phát triển những ngành công nghiệp gắn bó với nông nghiệp như công nghiệp thực phẩm, chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu, nông cơ, v.v... song song với cố gắng tìm thị trường xuất khẩu cho nông phẩm.
Ngoài những cố gắng dồn vào những ngành mà triển vọng đã thấy rõ như ngư nghiệp, du lịch, chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng tới hai triển vọng mới là dịch vụ thương cảng và tin học. Cả hai ngành này đều đòi hỏi một chính sách mở cửa trọn vẹn, thẳng thắn ra thế giới bên ngoài.
Do vị trí và bờ biển thuận lợi của ta, Việt Nam có thể có những thương cảng rất lớn. Chúng ta sẽ sẵn sàng ký những hợp đồng xây dựng và khai thác dài hạn một số thương cảng với các tổ hợp nước ngoài. Nhưng điều quan trọng để thu hút những dịch vụ thương mại quốc tế là tình hình trật tự an ninh phải ổn định, thể chế chính trị phải cởi mở, chính quyền phải lương thiện và hệ thống viễn thông phải hoàn chỉnh.
Người Việt Nam ta khá có khiếu về ngành tin học. Đây là một ngành còn nhiều tiềm năng phát triển và còn cần tới rất nhiều chuyên viên với giá cao. Tin học nếu được sử dụng đúng đắn cũng là dụng cụ quản lý khách quan cho phép loại trừ nhiều nguyên nhân đưa tới tham nhũng. Nước ta hiện đang có rất nhiều nhu cầu tin học hóa khu vực công có hy vọng được các định chế quốc tế tài trợ. Chúng ta có thể lấy việc thực hiện các dự án này làm bàn đạp để đào tạo một đội ngũ chuyên viên tin học giỏi và cập nhật về kỹ thuật. Triển vọng càng cao vì các tiến bộ về truyền thông ngày càng cho phép thực hiện những hợp đồng tin học trên khắp thế giới mà không cần xuất ngoại.
Nhà nước phải lấy làm mục tiêu nối kết mọi gia đình vào mạng lưới Internet để sử dụng tối đa mạng lưới này như một phương tiện thông tin, học hỏi, trao đổi và mua bán.
Chúng ta sẽ không thiết lập các khu kinh tế với qui chế đặc biệt như kiểu "khu chế xuất" mà sẽ dành mọi khuyến khích và dễ dãi cho các hoạt động kinh tế trên cả nước, với một luật kinh doanh chung cho toàn lãnh thổ.
Đất nước ta may mắn là một quốc gia duyên hải, các vùng đông dân đều không xa bờ biển và cũng không xa các cảng tốt. Dựa vào ưu thế đó chúng ta sẽ thiết lập các khu công nghiệp trải đều trên khắp lãnh thổ. Chính sách này đòi hỏi một đầu tư quan trọng cho hệ thống giao thông và truyền thông nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được những tốn kém còn quan trọng hơn về di dân, và đồng thời cũng tránh được nạn nhân mãn tại các thành phố lớn mà các quốc gia đang mở mang đều gặp. Cần nhấn mạnh rằng mọi chính sách tương lai đều tuyệt đối không mang tính cưỡng bách. Tái phối trí dân số và lực lượng lao động là hiện tượng thường trực và tự nhiên trong mọi quốc gia, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, nhưng cách hay nhất vẫn là để người dân toàn quyền chọn lựa nghề nghiệp và nơi sinh sống sau khi được thông tin đầy đủ về các cơ hội. Đó là phương thức để trí tuệ cá nhân và sách lược quốc gia bổ túc cho nhau và điều chỉnh lẫn nhau.
Điều kiện thành công của cuộc chuyển hóa trọng đại này là phải có quan hệ tốt với mọi quốc gia, nhất là các nước phát triển, và được chấp nhận trọn vẹn trong những khối hợp tác lớn, như khối Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương.
7. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội địa
Chúng ta sẽ lấy thị trường trong nước làm bàn đạp để tiến lên. Với gần 100 triệu dân, nước ta là một thị trường rất lớn và sự trao đổi giữa những người Việt Nam với nhau tự nó đã là một động cơ kinh tế vô cùng quan trọng. Trong bất cứ một nền kinh tế nào, ngay cả trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, trừ trường hợp rất đặc biệt của các nước xuất khẩu dầu lửa, thị trường nội địa bao giờ cũng quan trọng hơn hoạt động xuất nhập cảng. Thị trường nội địa vừa quan trọng về khối lượng, vừa là nơi thử nghiệm cho hàng xuất khẩu, lại vừa là kho trái độn cần thiết để đương đầu với những biến thiên của thị trường quốc tế. Thị trường nội địa có mạnh thì hoạt động xuất cảng mới phát triển được. Thị trường nội địa sẽ được kích thích do sự giải tỏa mọi cưỡng chế về kinh doanh và sự thúc đẩy những chương trình công cộng quan trọng. Các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp thực phẩm, dệt, may mặc, sản xuất đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, vật dụng thiết bị và trang trí nội thất sẽ là những bàn đạp đầu tiên cho thị trường nội địa của ta.
Phát triển thị trường nội địa phải đi song hành với phát triển kinh doanh nội địa. Chúng ta không có những nhà tư bản lớn cho nên cần tích cực thúc đẩy, nâng đỡ và khuyến khích các xí nghiệp cá nhân và các công ty tầm cỡ nhỏ, giúp họ phát đạt và gia tăng tầm vóc, dần dần trở thành những nhà
tư bản lớn.
Một bắt buộc khẩn cấp của chính sách phát triển thị trường nội địa là phải tu sửa và tăng cường hệ thống đường giao thông và truyền thông, các phương tiện chuyên chở và truyền tin.
(còn tiếp)
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/914332375243538/
[dact-2015-ethongluan-dinh-huong-lon-1].
Ngày đăng 20/01/2015
______________________________
— Chương 1: “Nhiệm vụ lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 2: "Làn sóng dân chủ thứ tư" - DACT 2015 - ethongluan
— Chương 3: “Khúc quanh lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên, năm 2015./ >Download pdf (77 trang)
Đăng nhận xét