VNTB: Rốt cuộc sau nhiều tháng bưng bít thông tin, cơ quan chủ quản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là Bộ Công thương cũng phải lần đầu tiên thừa nhận thế cùng quẫn của “đứa con hoang đàng” của mình: nếu không tăng và thậm chí không tăng mạnh giá điện, EVN sẽ phá sản (Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải).
EVN thường được biết như một quán quân gây lỗ với hơn 40.000 tỷ đồng quẳng vào bất động sản, chứng khoán, ngân hàng… từ nhiều năm trước. EVN cũng xếp đầu bảng các doanh nghiệp VN với số vay ngân hàng lên đến 118.000 tỷ đồng (có thông tin cho biết lên đến 143.000 tỷ đồng).
Mãi cho tới nay, EVN vẫn chỉ mới thoái được một phần không đáng kể vốn liếng đã “chôn” vào khu vực tài chính.
Toàn bộ gánh lỗ ấy, EVN đã thực hiện chiến dịch “bù lỗ vào dân” thông qua “cơ chế” tăng giá điện từ mấy năm qua, bất chấp tình trạng suy thoái cùng kiệt của đất nước. Tập đoàn này còn “tính đúng tính đủ” với dân đến mức hạch toán cả bể bơi và sân tennis vào giá thành điện, nhưng vẫn được Thanh tra chính phủ và Bộ Công thương bỏ qua hành vi càn rỡ đó.
Mới đây, EVN và Bộ Công thương lại “đạo diễn” cho Ngân hàng thế giới (WB) - tổ chức tài chính quốc tế là chủ nợ của EVN và tổng thể nền tài chính con nợ Việt Nam - đưa ra các “khuyến nghị” về tăng giá điện. Theo đó, các chuyên gia của WB khuyến nghị giá điện của Việt Nam sẽ phải tăng tới 40% trong vòng 3 năm tới, tính từ năm 2015 mới có thể “cứu” nổi ngành điện. Còn ngay năm 2015, WB “chỉ đạo” giá điện phải tăng 20% với 6 tháng mỗi lần, tức gấp đôi tỷ lệ 9,5% mà EVN mưu tính.
Rõ ràng, EVN đang phải đối mặt với một tình thế cực kỳ nguy hiểm, đến mức cả Bộ Công thương cũng không thể giấu diếm mãi thực trạng chết người đó.
Hình như “nhạy cảm” với cú phá sản có thể nổ ra bất kỳ lúc nào, một lãnh đạo EVN là ông Hoàng Quốc Vượng mới đây đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam để trở lại giữ chức… thứ trưởng Bộ Công Thương.
Nhưng một câu hỏi không thể bỏ qua là toàn bộ tiền lãi do EVN nhập khẩu điện từ Trung Quốc từ năm 2007 đến gần đây, với giá cao gấp 3 lần giá sản xuất điện trong nước, đã chui vào túi ai mà khiến EVN ra nông nỗi này?
Nếu EVN phá sản, đó sẽ là thất bại ghê gớm đối với cơ chế độc quyền nhà nước “nói mãi vẫn không chuyển”. Nhưng trên tất cả, đó cũng sẽ là thất bại có tầm vóc quốc gia khi toàn bộ núi nợ bị trút lên đầu người dân hiện hữu và các đời con cháu của họ.
[khong-tang-gia-dien-evn-pha-san].
http://www.ijavn.org/2015/01/tiet-lo-cung-uong-cua-bo-cong-thuong.html
Ngày đăng 27/01/2015
____________________________________________
Bộ Công thương: Không tăng giá điện, EVN sẽ phá sản
Thứ Ba, 27/01/2015 07:30
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/bo-cong-thuong-khong-tang-gia-dien-evn-se-pha-san-3229015/
(Doanh nghiệp) - Đại diện Bộ Công thương cho rằng, không tăng giá điện, EVN sẽ phá sản, còn Bộ KH&ĐT khẳng định nhu cầu tăng giá điện đã rất rõ ràng, cần thiết.
Bên lề cuộc gặp báo chí chiều 26/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá điện hiện nay đang dưới giá thành nên việc điều chỉnh giá điện tới đây sẽ là điều khó tránh khỏi.
Thứ trưởng Hải cho biết, tại cuộc làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây về tài chính của EVN, các chuyên gia của WB đã báo động về tình trạng tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bởi giá điện quá thấp. Nếu kéo dài tình trạng này, EVN có thể sẽ phá sản.
Theo Bộ Công thương, có nhiều lý do để buộc phải tăng giá điện
“Các chuyên gia của WB khuyến nghị, giá điện của Việt Nam sẽ phải tăng tới 40% trong vòng 3 năm tới, tính từ năm 2015 mới có thể “cứu” nổi ngành điện. Hiện Ngân hàng Thế giới phải xem xét tình hình tài chính của EVN, giá thành điện cũng như giá bán ra của ngành điện để quyết định việc có cho các dự án điện của EVN vay vốn hay không.
Nếu không tăng giá điện, EVN rất khó vay vốn và việc thu hút đầu tư vào ngành điện sẽ vô cùng khó khăn”, báo Dân Việt dẫn lời ông Hải nói.
Theo ông Hải, để chủ động điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam không có cách nào khác là phải tăng đầu tư sản xuất điện trong nước, giảm nhập khẩu (mà trước mắt là giảm nhập điện từ Trung Quốc). Muốn tăng sản xuất điện trong nước, thu hút được đầu tư vào ngành điện thì buộc phải tăng giá điện lên.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, có 3 phương án về điều chỉnh giá điện đang được Bộ Công Thương và các bộ ngành tính toán, từ mức tăng thấp đến vừa, cao. Tuy nhiên, tăng giá điện ở mức nào tới đây vẫn cần phải cân nhắc để đảm bảo hỗ trợ người nghèo, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội.
"Tới đây, dù có điều chỉnh giá điện thì cũng sẽ chưa bù đắp được hết các khoản chi phí tăng lên của EVN. Dù giá điện có được điều chỉnh thì mức giá sẽ vẫn thấp hơn giá thị trường”, ông Hải nhấn mạnh.
Trước đó, trong cuộc trao đổi bên lề với báo chí sau cuộc họp của các thành viên tổ công tác liên ngành 4 bộ về điều hành kinh tế vĩ mô ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch&Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, từ nay đến Tết chưa bàn đến chuyện tăng giá, mặc dù nhu cầu tăng giá rất rõ ràng, cần thiết, nhất là trong lúc lạm phát đang giảm rất mạnh do giá xăng dầu giảm.
Cụ thể, Bộ trưởng Vinh cho biết, vấn đề tăng giá điện là vấn đề đã được bàn từ lâu vì giá điện Việt Nam thấp hơn các nước rất nhiều. Yêu cầu tính toán để đảm bảo có lợi nhuận là yêu cầu cần thiết cũng như yêu cầu dần dần giá điện tiệm cận với giá thị trường.
Bộ trưởng Vinh cũng nhấn mạnh: "Điều quan trọng là giá thành phải tính chính xác và công khai, minh bạch".
Theo Bộ trưởng Vinh, có 2 yếu tố giảm giá thành điện. Một là tiêu hao thất thoát, tổn thất đường dây quá lớn, phải giảm đi để giá thành giảm. Thứ 2 là năng suất lao động trong ngành điện hiện nay đang thấp nên cần phải giảm mạnh.
"Nâng cao năng suất lao động và giảm mạnh tổn thất để có giá thành hợp lý hơn trên cơ sở công khai các chi phí về giá thành của điện để mọi người thấy rằng cái giá này chính xác, không phải đưa các yếu tố vào đây", Bộ trưởng Vinh nói.
Bộ trưởng Vinh phân tích rằng, với biện pháp trên sẽ là cơ sở để nâng giá điện lên cho phù hợp với giá thành, đảm bảo có lãi nhất định để ngành điện có thể tái sản xuất đầu tư mở rộng và có hiệu quả, thu hút được đầu tư từ thành phần kinh tế khác tham gia sản xuất nguồn điện.
Chủ tịch EVN làm Thứ trưởng Bộ Công thương
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định ông Hoàng Quốc Vượng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam để giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Trước đó, ông Hoàng Quốc Vượng đã từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Sau đó, theo Quyết định 1280/QĐ-TTg ngày 14/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 9/2012 ông Vượng thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương và chuyển sang làm việc Tập đoàn điện lực Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn này.
EVN thường được biết như một quán quân gây lỗ với hơn 40.000 tỷ đồng quẳng vào bất động sản, chứng khoán, ngân hàng… từ nhiều năm trước. EVN cũng xếp đầu bảng các doanh nghiệp VN với số vay ngân hàng lên đến 118.000 tỷ đồng (có thông tin cho biết lên đến 143.000 tỷ đồng).
Mãi cho tới nay, EVN vẫn chỉ mới thoái được một phần không đáng kể vốn liếng đã “chôn” vào khu vực tài chính.
Toàn bộ gánh lỗ ấy, EVN đã thực hiện chiến dịch “bù lỗ vào dân” thông qua “cơ chế” tăng giá điện từ mấy năm qua, bất chấp tình trạng suy thoái cùng kiệt của đất nước. Tập đoàn này còn “tính đúng tính đủ” với dân đến mức hạch toán cả bể bơi và sân tennis vào giá thành điện, nhưng vẫn được Thanh tra chính phủ và Bộ Công thương bỏ qua hành vi càn rỡ đó.
Mới đây, EVN và Bộ Công thương lại “đạo diễn” cho Ngân hàng thế giới (WB) - tổ chức tài chính quốc tế là chủ nợ của EVN và tổng thể nền tài chính con nợ Việt Nam - đưa ra các “khuyến nghị” về tăng giá điện. Theo đó, các chuyên gia của WB khuyến nghị giá điện của Việt Nam sẽ phải tăng tới 40% trong vòng 3 năm tới, tính từ năm 2015 mới có thể “cứu” nổi ngành điện. Còn ngay năm 2015, WB “chỉ đạo” giá điện phải tăng 20% với 6 tháng mỗi lần, tức gấp đôi tỷ lệ 9,5% mà EVN mưu tính.
Rõ ràng, EVN đang phải đối mặt với một tình thế cực kỳ nguy hiểm, đến mức cả Bộ Công thương cũng không thể giấu diếm mãi thực trạng chết người đó.
Hình như “nhạy cảm” với cú phá sản có thể nổ ra bất kỳ lúc nào, một lãnh đạo EVN là ông Hoàng Quốc Vượng mới đây đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam để trở lại giữ chức… thứ trưởng Bộ Công Thương.
Nhưng một câu hỏi không thể bỏ qua là toàn bộ tiền lãi do EVN nhập khẩu điện từ Trung Quốc từ năm 2007 đến gần đây, với giá cao gấp 3 lần giá sản xuất điện trong nước, đã chui vào túi ai mà khiến EVN ra nông nỗi này?
Nếu EVN phá sản, đó sẽ là thất bại ghê gớm đối với cơ chế độc quyền nhà nước “nói mãi vẫn không chuyển”. Nhưng trên tất cả, đó cũng sẽ là thất bại có tầm vóc quốc gia khi toàn bộ núi nợ bị trút lên đầu người dân hiện hữu và các đời con cháu của họ.
[khong-tang-gia-dien-evn-pha-san].
http://www.ijavn.org/2015/01/tiet-lo-cung-uong-cua-bo-cong-thuong.html
Ngày đăng 27/01/2015
____________________________________________
Bộ Công thương: Không tăng giá điện, EVN sẽ phá sản
Thứ Ba, 27/01/2015 07:30
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/bo-cong-thuong-khong-tang-gia-dien-evn-se-pha-san-3229015/
(Doanh nghiệp) - Đại diện Bộ Công thương cho rằng, không tăng giá điện, EVN sẽ phá sản, còn Bộ KH&ĐT khẳng định nhu cầu tăng giá điện đã rất rõ ràng, cần thiết.
Bên lề cuộc gặp báo chí chiều 26/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá điện hiện nay đang dưới giá thành nên việc điều chỉnh giá điện tới đây sẽ là điều khó tránh khỏi.
Thứ trưởng Hải cho biết, tại cuộc làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây về tài chính của EVN, các chuyên gia của WB đã báo động về tình trạng tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bởi giá điện quá thấp. Nếu kéo dài tình trạng này, EVN có thể sẽ phá sản.
Theo Bộ Công thương, có nhiều lý do để buộc phải tăng giá điện
“Các chuyên gia của WB khuyến nghị, giá điện của Việt Nam sẽ phải tăng tới 40% trong vòng 3 năm tới, tính từ năm 2015 mới có thể “cứu” nổi ngành điện. Hiện Ngân hàng Thế giới phải xem xét tình hình tài chính của EVN, giá thành điện cũng như giá bán ra của ngành điện để quyết định việc có cho các dự án điện của EVN vay vốn hay không.
Nếu không tăng giá điện, EVN rất khó vay vốn và việc thu hút đầu tư vào ngành điện sẽ vô cùng khó khăn”, báo Dân Việt dẫn lời ông Hải nói.
Theo ông Hải, để chủ động điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam không có cách nào khác là phải tăng đầu tư sản xuất điện trong nước, giảm nhập khẩu (mà trước mắt là giảm nhập điện từ Trung Quốc). Muốn tăng sản xuất điện trong nước, thu hút được đầu tư vào ngành điện thì buộc phải tăng giá điện lên.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, có 3 phương án về điều chỉnh giá điện đang được Bộ Công Thương và các bộ ngành tính toán, từ mức tăng thấp đến vừa, cao. Tuy nhiên, tăng giá điện ở mức nào tới đây vẫn cần phải cân nhắc để đảm bảo hỗ trợ người nghèo, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội.
"Tới đây, dù có điều chỉnh giá điện thì cũng sẽ chưa bù đắp được hết các khoản chi phí tăng lên của EVN. Dù giá điện có được điều chỉnh thì mức giá sẽ vẫn thấp hơn giá thị trường”, ông Hải nhấn mạnh.
Trước đó, trong cuộc trao đổi bên lề với báo chí sau cuộc họp của các thành viên tổ công tác liên ngành 4 bộ về điều hành kinh tế vĩ mô ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch&Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, từ nay đến Tết chưa bàn đến chuyện tăng giá, mặc dù nhu cầu tăng giá rất rõ ràng, cần thiết, nhất là trong lúc lạm phát đang giảm rất mạnh do giá xăng dầu giảm.
Cụ thể, Bộ trưởng Vinh cho biết, vấn đề tăng giá điện là vấn đề đã được bàn từ lâu vì giá điện Việt Nam thấp hơn các nước rất nhiều. Yêu cầu tính toán để đảm bảo có lợi nhuận là yêu cầu cần thiết cũng như yêu cầu dần dần giá điện tiệm cận với giá thị trường.
Bộ trưởng Vinh cũng nhấn mạnh: "Điều quan trọng là giá thành phải tính chính xác và công khai, minh bạch".
Theo Bộ trưởng Vinh, có 2 yếu tố giảm giá thành điện. Một là tiêu hao thất thoát, tổn thất đường dây quá lớn, phải giảm đi để giá thành giảm. Thứ 2 là năng suất lao động trong ngành điện hiện nay đang thấp nên cần phải giảm mạnh.
"Nâng cao năng suất lao động và giảm mạnh tổn thất để có giá thành hợp lý hơn trên cơ sở công khai các chi phí về giá thành của điện để mọi người thấy rằng cái giá này chính xác, không phải đưa các yếu tố vào đây", Bộ trưởng Vinh nói.
Bộ trưởng Vinh phân tích rằng, với biện pháp trên sẽ là cơ sở để nâng giá điện lên cho phù hợp với giá thành, đảm bảo có lãi nhất định để ngành điện có thể tái sản xuất đầu tư mở rộng và có hiệu quả, thu hút được đầu tư từ thành phần kinh tế khác tham gia sản xuất nguồn điện.
Chủ tịch EVN làm Thứ trưởng Bộ Công thương
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định ông Hoàng Quốc Vượng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam để giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Trước đó, ông Hoàng Quốc Vượng đã từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Sau đó, theo Quyết định 1280/QĐ-TTg ngày 14/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 9/2012 ông Vượng thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương và chuyển sang làm việc Tập đoàn điện lực Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn này.
An Thái (tổng hợp)
Đăng nhận xét