Đêm trước năm mới, tại Thượng Hải đã diễn ra một thảm họa giẫm đạp ; nhiều người yêu cầu chính quyền giải trình. Vào lúc đó, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng vội vàng lộ diện tại Hải Nam. Những tin tức liên quan đã nhanh chóng bị xóa. Theo các nhà phân tích, sự kiện này đã khiến cho phe ông Giang mất dần pháo đài cuối cùng. Sự liều lĩnh của ông Giang sẽ dẫn tới phản công mạnh mẽ hơn từ ông Tập Cận Bình. Trong giới quan trường Thượng Hải sắp xuất hiện địa chấn.
Ngày 3 tháng 1 năm 2015, một số website đại lục và hải ngoại đăng lại thông điệp của một người sử dụng dịch vụ nhắn tin WeChat ở “Đông Sơn, tỉnh Hải Nam” ; thông điệp nói gia đình ông Giang Trạch Dân đã xuất hiện tại Đông Sơn, tỉnh Hải Nam. Các bức ảnh đính kèm cho thấy rõ nét già nua của ông trên khuôn mặt. Hơn nữa, ông Giang đi lại phải có người đỡ và phải ngồi xe khi chơi gôn.
Đáng chú ý là, trước lần lộ diện của ông Giang không lâu là một vụ giẫm đạp hỗn loạn đã xảy ra vào đêm trước năm mới tại Thượng Hải, nơi được xem như sào huyệt của phe ông Giang. Ít nhất 36 người tử vong trong thảm kịch này. Hàn Chính – Bí thư Thượng Hải – một thuộc hạ của ông Giang và Dương Hùng – thị trưởng Thượng Hải – bị yêu cầu phải chịu trách nhiệm và từ chức. Phe ông Giang sắp thất thủ pháo đài cuối cùng. Bình luận viên Lý Thiện Giám : “Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua cơ hội tốt này. Ông ấy sẽ chớp cơ hội để trừng trị nhóm quan chức Thượng Hải. Tôi nghĩ điều này là một kết quả tự nhiên“.
Sau thảm họa Thượng Hải, Chủ tịch Tập Cận Bình phản ứng ngay lập tức bằng tuyên bố ông đang “quan tâm sát sao” tới vụ tai nạn. Truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhanh chóng tuyên bố “Giới chức khó trốn tránh trách nhiệm” và đăng loạt bài “Ai phải chịu trách nhiệm cho tai nạn này ?“. Dư luận chủ yếu cho rằng Hàn Chính, Dương Hùng và những quan chức chủ chốt khác của Thượng Hải sẽ bị trừng phạt, đồng thời sẽ có “địa chấn” trong chính trường Thượng Hải.
Người dùng Weibo có nickname “Cán Hy trên đường Bồ đề” nói ông Tập Cận Bình đã triệu tập Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản, Ủy ban Chính trị Pháp luật, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật. Nhóm lãnh đạo Thượng Hải sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, hơn 10 quan chức chủ chốt sẽ bị sa thải, gồm cả Bí thư Thành ủy và Thị trưởng. Đồng thời, Thượng Hải sẽ bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan chức sẽ bị trừng phạt. Nguồn tin này nói thêm rằng : “Cuồng phong đang tiến gần Thượng Hải“. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác thực.
Nhưng tại thời điểm này ông Giang Trạch Dân đã xuất hiện tại Hải Nam. Lý Thiện Giám : “Điều này là tín hiệu rõ rệt nếu chúng ta dựa vào kinh nghiệm đã qua. Hành động của ông Giang cho thấy ông này lại lần nữa ở tình huống nguy hiểm. Vì vậy, ông này buộc phải tìm cách gây ồn ào bằng cách xuất hiện trước công chúng“. Hình Thiên Hành, một bình luận viên thời sự nói, Giang Trạch Dân lựa chọn xuất hiện tại Đông Sơn là có ngụ ý, thành ngữ Trung Hoa có câu “Đông Sơn tái khởi” (東山再起), tức là, trở lại ngày xưa. Tin tức nói, trong thời gian này, ông Giang đã bảo Bí thư tỉnh Hải Nam là “phải dốc sức tuyên truyền về [hình ảnh] Đông Sơn“. Hình Thiên Hành : “Vì vậy chúng ta có thể thấy Giang Trạch Dân hy vọng phe của ông này sẽ trở lại quyền lực như ngày xưa. Nhưng thực tế là không thể nào, vì toàn bộ phe cánh của ông ta đang dần sụp đổ. Nếu thật sự còn chút thực lực, ông Giang sẽ không bị rơi vào tình trạng này“. Hình Thiên Hành bình luận rằng, Giang Trạch Dân cảm thấy cực kỳ lo lắng trong tình trạng vô vọng nhưng vẫn không cam lòng đầu hàng. Cuối cùng, điều ông này có thể làm là lộ diện trước công chúng như sự tự an ủi.
Các nguồn tin đều nói, ông Giang cố ý lớn tiếng trong chuyến thăm Đông Sơn. Tinh thần của ông Giang chắc đã tới trạng thái điên cuồng rồi. Hình Thiên Hành : “Ông ấy chắc là cảm thấy mũi tên chống tham nhũng đang tới gần. Nếu Thượng Hải lại thất thủ thì không có gì còn lại để ông này dựa vào“.
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình dẫn tới sự sụp đổ của nhiều nhân vật chủ chốt trong phe Giang, bao gồm : Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu. Để động viên tinh thần của tàn dư trong phe nhóm, ông Giang liên tiếp lộ diện khắp nơi, ý đồ muốn “khoe quyền bính và sức mạnh”. Tuy nhiên, mỗi lần lộ diện đều bị phe ông Tập Cận Bình bịt hết truyền thông.
Sự xuất hiện của Giang Trạch Dân cũng được một số hãng truyền thông lục địa và hải ngoại có quan hệ với phe ông này đưa tin, nhưng đều bị gỡ bỏ ngay sau đó. Thêm nữa, một ngày sau vụ giẫm đạp ở Thượng Hải, báo Tài Tân đăng lại một bài viết có tiêu đề “Chúng ta có cùng nỗi đau 28 năm về trước“. Bài báo hồi tưởng lại ngày 10 tháng 12 năm 1987, một vụ giẫm đạp khác đã làm 66 người chết tại Lục Gia Chủy – thành phố Thượng Hải. Bài báo trực tiếp nhắc lại rằng, Bí thư Thượng Hải khi đó chính là ông Giang Trạch Dân. Nhiều người suy đoán, từ đầu năm 2015 sẽ được xem cơn cuồng phong ở Thượng Hải, như một phần của trận chiến đánh vào Giang Trạch Dân và phe cánh.
Ngày 3 tháng 1 năm 2015, một số website đại lục và hải ngoại đăng lại thông điệp của một người sử dụng dịch vụ nhắn tin WeChat ở “Đông Sơn, tỉnh Hải Nam” ; thông điệp nói gia đình ông Giang Trạch Dân đã xuất hiện tại Đông Sơn, tỉnh Hải Nam. Các bức ảnh đính kèm cho thấy rõ nét già nua của ông trên khuôn mặt. Hơn nữa, ông Giang đi lại phải có người đỡ và phải ngồi xe khi chơi gôn.
Đáng chú ý là, trước lần lộ diện của ông Giang không lâu là một vụ giẫm đạp hỗn loạn đã xảy ra vào đêm trước năm mới tại Thượng Hải, nơi được xem như sào huyệt của phe ông Giang. Ít nhất 36 người tử vong trong thảm kịch này. Hàn Chính – Bí thư Thượng Hải – một thuộc hạ của ông Giang và Dương Hùng – thị trưởng Thượng Hải – bị yêu cầu phải chịu trách nhiệm và từ chức. Phe ông Giang sắp thất thủ pháo đài cuối cùng. Bình luận viên Lý Thiện Giám : “Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua cơ hội tốt này. Ông ấy sẽ chớp cơ hội để trừng trị nhóm quan chức Thượng Hải. Tôi nghĩ điều này là một kết quả tự nhiên“.
Sau thảm họa Thượng Hải, Chủ tịch Tập Cận Bình phản ứng ngay lập tức bằng tuyên bố ông đang “quan tâm sát sao” tới vụ tai nạn. Truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhanh chóng tuyên bố “Giới chức khó trốn tránh trách nhiệm” và đăng loạt bài “Ai phải chịu trách nhiệm cho tai nạn này ?“. Dư luận chủ yếu cho rằng Hàn Chính, Dương Hùng và những quan chức chủ chốt khác của Thượng Hải sẽ bị trừng phạt, đồng thời sẽ có “địa chấn” trong chính trường Thượng Hải.
Người dùng Weibo có nickname “Cán Hy trên đường Bồ đề” nói ông Tập Cận Bình đã triệu tập Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản, Ủy ban Chính trị Pháp luật, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật. Nhóm lãnh đạo Thượng Hải sẽ bị trừng trị nghiêm khắc, hơn 10 quan chức chủ chốt sẽ bị sa thải, gồm cả Bí thư Thành ủy và Thị trưởng. Đồng thời, Thượng Hải sẽ bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan chức sẽ bị trừng phạt. Nguồn tin này nói thêm rằng : “Cuồng phong đang tiến gần Thượng Hải“. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác thực.
Nhưng tại thời điểm này ông Giang Trạch Dân đã xuất hiện tại Hải Nam. Lý Thiện Giám : “Điều này là tín hiệu rõ rệt nếu chúng ta dựa vào kinh nghiệm đã qua. Hành động của ông Giang cho thấy ông này lại lần nữa ở tình huống nguy hiểm. Vì vậy, ông này buộc phải tìm cách gây ồn ào bằng cách xuất hiện trước công chúng“. Hình Thiên Hành, một bình luận viên thời sự nói, Giang Trạch Dân lựa chọn xuất hiện tại Đông Sơn là có ngụ ý, thành ngữ Trung Hoa có câu “Đông Sơn tái khởi” (東山再起), tức là, trở lại ngày xưa. Tin tức nói, trong thời gian này, ông Giang đã bảo Bí thư tỉnh Hải Nam là “phải dốc sức tuyên truyền về [hình ảnh] Đông Sơn“. Hình Thiên Hành : “Vì vậy chúng ta có thể thấy Giang Trạch Dân hy vọng phe của ông này sẽ trở lại quyền lực như ngày xưa. Nhưng thực tế là không thể nào, vì toàn bộ phe cánh của ông ta đang dần sụp đổ. Nếu thật sự còn chút thực lực, ông Giang sẽ không bị rơi vào tình trạng này“. Hình Thiên Hành bình luận rằng, Giang Trạch Dân cảm thấy cực kỳ lo lắng trong tình trạng vô vọng nhưng vẫn không cam lòng đầu hàng. Cuối cùng, điều ông này có thể làm là lộ diện trước công chúng như sự tự an ủi.
Các nguồn tin đều nói, ông Giang cố ý lớn tiếng trong chuyến thăm Đông Sơn. Tinh thần của ông Giang chắc đã tới trạng thái điên cuồng rồi. Hình Thiên Hành : “Ông ấy chắc là cảm thấy mũi tên chống tham nhũng đang tới gần. Nếu Thượng Hải lại thất thủ thì không có gì còn lại để ông này dựa vào“.
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình dẫn tới sự sụp đổ của nhiều nhân vật chủ chốt trong phe Giang, bao gồm : Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu. Để động viên tinh thần của tàn dư trong phe nhóm, ông Giang liên tiếp lộ diện khắp nơi, ý đồ muốn “khoe quyền bính và sức mạnh”. Tuy nhiên, mỗi lần lộ diện đều bị phe ông Tập Cận Bình bịt hết truyền thông.
Sự xuất hiện của Giang Trạch Dân cũng được một số hãng truyền thông lục địa và hải ngoại có quan hệ với phe ông này đưa tin, nhưng đều bị gỡ bỏ ngay sau đó. Thêm nữa, một ngày sau vụ giẫm đạp ở Thượng Hải, báo Tài Tân đăng lại một bài viết có tiêu đề “Chúng ta có cùng nỗi đau 28 năm về trước“. Bài báo hồi tưởng lại ngày 10 tháng 12 năm 1987, một vụ giẫm đạp khác đã làm 66 người chết tại Lục Gia Chủy – thành phố Thượng Hải. Bài báo trực tiếp nhắc lại rằng, Bí thư Thượng Hải khi đó chính là ông Giang Trạch Dân. Nhiều người suy đoán, từ đầu năm 2015 sẽ được xem cơn cuồng phong ở Thượng Hải, như một phần của trận chiến đánh vào Giang Trạch Dân và phe cánh.
[Trung Quốc Không Kiểm Duyệt / 中國不審查 / China Uncensored]
[giang-trach-dan-lo-dien-thuong-hai-sap-co-bien]
Ngày đăng 20/01/2015
Đăng nhận xét