Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Thương hiệu Việt mất dần

Posted By Đoàn Hữu Long on Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015 | 07:08

Ý đồ của ngoại quốc là chỉ mua siêu thị tiêu dùng, điện máy. Sau đó họ dùng những siêu thị này để đẩy nhãn hiệu sản xuất của họ vào thị trường tiêu dùng điện máy. Từ đó DNVN chết dần chết mòn (thông qua CAFTA).

Ai ai trong nghề dịch vụ bán lẻ (retailing industries) cái khó khăn nhất là đem nhãn hiệu của mình vào kệ siêu thị (kem đánh răng, bột giặt, dầu ăn, nước mắm, trừng, thịt, cá v.v..). Không những khó khăn về PR mà phải mất thời gian để thuyết phục chủ siêu thị cho phép để hàng mình trên kệ siêu thị (SUPERMARKET SHELVES).

Vậy cách nhanh nhất để những cty sản xuất Thái, Indo, Phillipines, TC đưa hàng của họ qua thị trường VN là mua luôn cái siêu thị như Metro, Nguyễn Kim (lối vào thị trường của TV, video, CS, máy lạnh, tủ lạnh, CD v.v..) qua thị trường VN.

Khi họ chiếm lĩnh một phần thị trường, sản xuất với một số lượng tiêu thụ lớn cho cả 2 nước thì chi phí sản xuất trở thành rất thấp cho mỗi đơn vị (economy of scale) và từ đó DNNVV èo uột của VN sẽ ko cạnh tranh nổi (một lý do hàng TQ rẻ vì họ sản xuất cho cả thế giới) và bị buộc phải đóng cửa, từ đó người VN sẽ mãi mãi xài hàng Thai, TC, Phi, Indo chứ không còn VN nữa.

Tình hình KT hiện nay là 650 ngàn DNNVV/700 ngàn bị đóng cửa vì tài kinh bang tế thế của CSVN nên những DN còn lại bị thu mua dễ dàng vì đang ở trong tình trạng èo uột. Hệ thống sản xuất và thương hiệu VN sẽ đi vào quên lãng, nhường chân cho thương hiệu của Phi, Thái, Indo, Mã, Hàn, Sing, TC v.v..

Melbourne, 21.01.15
[thuong-hieu-viet-mat-dan]
Châu Xuân Nguyễn

_________________________________________


Thương hiệu Việt mất dần
Thứ Tư, 22:59 14/01/2015

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thuong-hieu-viet-mat-dan-20150114223829543.htm


Vậy là chuyện thương hiệu điện máy tên tuổi Nguyễn Kim được bán cho Power Buy (công ty con, chuyên về bán lẻ của Tập đoàn Central Group – Thái Lan; nắm 49% cổ phần, giá 200 triệu USD) không còn là thông tin đồn thổi.

Thương vụ này nối dài danh sách mua bán, sáp nhập trong vài năm gần đây. Kịch bản quen thuộc là từ chỗ sở hữu một lượng cổ phần nhất định trong liên doanh, đối tác nước ngoài từng bước tăng vốn, sau đó thôn tính hẳn và trong hầu hết các trường hợp, thương hiệu Việt bị đổi họ thay tên.

Gần 15 năm trước, chúng ta thường nghe những spot quảng cáo với nhạc điệu, lời thoại rất hay của Prime. Đang lên như diều gặp gió, rất bất ngờ, năm 2013, thương hiệu gạch men cao cấp đóng đô ở Vĩnh Phúc này được bán cho Tập đoàn SCG của Thái Lan. Ông chủ người Việt sau 14 năm gầy dựng thương hiệu đã thu về 5.000 tỉ đồng, được cho là một món hời; Prime thì không còn nữa…

Những thương hiệu Việt rất được yêu quý khác như Tribeco (nước uống), Bibica (bánh kẹo), Phở 24 và Highlands Coffee… cũng đã bị thâu tóm, lần lượt bởi Uni-President (Đài Loan), Lotte (Hàn Quốc) và Jollibee (Philippines). Như được tiếp thêm sức, những thương hiệu ngoại sau cuộc trường chinh thu gom thương hiệu đã và đang tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt trong các lĩnh vực hoạt động của mình tại Việt Nam.

Trước thương vụ Nguyễn Kim, Kinh Đô đồng ý bán 80% mảng kinh doanh bánh kẹo cho Mondelèz International (Mỹ) trị giá gần 8.000 tỉ đồng. Dù Mondelèz International cam kết sẽ phát triển Kinh Đô Bình Dương nhưng mấy ai tin, kể cả những cổ đông trung thành của nhãn hàng lớn này. 20 năm khởi nghiệp và thành công trong lĩnh vực bánh trung thu nói riêng, bánh kẹo nói chung, Kinh Đô với hình ảnh nhận biết rất kiêu hãnh là chiếc vương miện sẽ còn mấy ai luyến nhớ?

Nhìn lại các vụ mua bán, chợt thấy giật mình. Giật mình là bởi những thương hiệu ọp ẹp buộc phải bán tháo đã đành (số này không nhiều), hầu hết các thương hiệu Việt “theo Tây” gần đây đều là những tên tuổi lớn. Tưởng như “khỏe mạnh”, làm ăn ngon lành, nào ngờ cũng bán! Phải chăng sự hoành tráng bên ngoài chẳng qua là che chắn cho một thể trạng đã hao mòn, đành phải bán mình trước khi suy sụp? Phải chăng doanh nghiệp Việt, kể cả những thương hiệu lớn, chẳng thật sự mạnh, không nhìn thấy tương lai trong sân chơi hội nhập đầy bất trắc nên sớm xuôi lòng trước lời chiêu dụ của những tên tuổi quốc tế hùng mạnh?

Giật mình là bởi chất Việt có nguy cơ phai nhạt trong thương giới. Liên doanh để trụ lại giữa sóng gió thương trường, dù bất lợi song vẫn phải chấp nhận, là việc đã đành; còn hễ thấy lãi to là bán ngay thì thật đáng tiếc. Những thương vụ đó còn mở đường cho hàng ngoại tràn vào nước ta. Đành rằng toàn cầu hóa là vậy, kinh doanh phải vì lợi nhuận trước tiên là vậy song xu thế hành xử này đi ngược lại với lòng tự tôn dân tộc của cộng đồng doanh nhân Việt xưa nay.

Chúng ta đang vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” nhưng những thương hiệu Việt uy tín mất dần thì còn đâu sản phẩm tử tế để kêu gọi tin dùng! Cũng bởi điều này, có khi phải đặt lại vấn đề: Tinh thần kiến quốc của doanh nhân Việt còn được mấy phần?

Quang Huy

Đăng nhận xét