(Việt Hoàng - ethongluan). Dù muốn hay không thì đa số người Việt Nam đều phải thừa nhận một sự thật đau xót rằng đất nước chúng ta đang tụt hậu một cách thê thảm so với thế giới, kể cả trong khu vực Đông Nam Á. Có nhiều lý do dẫn đến thảm kịch đó như điều kiện văn hóa, địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cách thức tổ chức xã hội. “Trong những yếu tố đó tổ chức xã hội có tầm quan trọng vượt hẳn. Tổ chức xã hội tốt hay xấu, khéo hay vụng có thể thay đổi hẳn số phận của một dân tộc. Chính vì thế mà nhiều quốc gia mặc dầu đất đai chật hẹp, tài nguyên ít ỏi vẫn vươn lên mạnh mẽ trong khi nhiều quốc gia khác tuy rất được thiên nhiên ưu đãi mà vẫn quằn quại trong nghèo đói”. Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lịch sử để vươn lên. Từ Việt Nam Cộng Hòa đến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cả hai thể chế chính trị đó đã không đủ thông minh và khôn ngoan để dẫn dắt đất nước và người dân Việt Nam đi đến hạnh phúc và tự do để rồi một bên phải thua cuộc một cách bẽ bàng còn bên chiến thắng vì thiển cận nên lại tiếp tục bỏ lỡ một cơ hội lớn khi hòa bình lập lại năm 1975.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự thiển cận khiến đất nước lâm vào ngõ cụt như ngày hôm nay? “Nhìn lại đoạn đường đã đi qua ta phải nhìn nhận rằng nguyên nhân của mọi đổ vỡ mà nước ta đã phải chịu đựng là chúng ta đã rất thiếu tư tưởng chính trị và đã không đầu tư đủ suy nghĩ để nhìn rõ những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và để tìm ra hướng giải quyết. Ở mỗi thời điểm, chúng ta luôn luôn thiếu một dự án chính trị thích hợp với thời đại mới và hoàn cảnh đất nước. Cuối cùng chúng ta đã tàn sát nhau vì những ý thức hệ vay mượn mà chúng ta tiếp thu một cách sơ đẳng và bảo vệ một cách cuồng nhiệt hơn cả những dân tộc đã khởi xướng ra chúng”. Việt Nam đã thiếu vắng những nhà tư tưởng, nhất là những nhà tư tưởng chính trị. Vì lẽ đó chúng ta luôn phải du nhập các chủ thuyết ngoại lai và vì không đủ thông minh nên chúng ta đã không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai và vì vậy chúng ta lao đầu vào những cuộc tranh cãi dai dẳng và những cuộc chiến đẫm máu mang nặng ý thức hệ.
Để khắc phục được nhược điểm này thì đã đến lúc “Chúng ta cần khẩn cấp một bước nhảy vọt về tư tưởng chính trị để nhanh chóng đạt tới đồng thuận trên những giá trị nền tảng mới cho tổ chức xã hội. Bước nhảy vọt văn hóa này phải đi đôi với kiên trì và bao dung. Những kinh nghiệm lịch sử bi thảm và sự tủi nhục vì thua kém hiện nay buộc chúng ta rút ra một bài học dứt khoát là phải từ bỏ tâm lý nóng vội, từ bỏ óc độc quyền lẽ phải, chế ngự lòng đam mê để đối thoại và thỏa hiệp với nhau trong tinh thần tương kính. Không thể khác bởi vì mọi người Việt Nam đều ràng buộc với nhau trong một thân phận chung: nếu đất nước chúng ta giàu mạnh và tiên tiến cuộc sống của chúng ta sẽ vinh quang và tất cả chúng ta đều được kính trọng; ngược lại nếu đất nước chúng ta nghèo khổ và lạc hậu, tất cả chúng ta đều bị coi thường, bất luận chúng ta thuộc thành phần nào, khuynh hướng nào, hay theo chủ nghĩa nào. Trong hoàn cảnh bi đát hiện nay, điều tốt nhất cho mọi người cũng là điều tốt nhất cho mỗi người”. Mỗi người Việt Nam dù giàu sang hay nghèo khổ thì cũng chung một giá trị khi đi ra nước ngoài, cuốn hộ chiếu không ghi số tiền mà mỗi người có được, người ta chỉ biết đến anh là người Việt Nam. Nếu đất nước Việt Nam giàu mạnh và văn minh thì anh được thế giới tôn trọng còn nếu vẫn như hiện nay thì dù có là tỉ phú đi chăng nữa cũng không có gì là vinh quang, thậm chí sự giàu sang trong một đất nước nghèo khổ còn là đối tượng để người dân căm ghét....
....Chúng tôi cho rằng cuộc chuyển hóa đất nước về hướng dân chủ là thuận theo dòng chảy của lịch sử tiến hóa của nhân loại vì “Lịch sử nhân loại xét cho cùng là cuộc hành trình về tự do, và vì dân chủ là công thức tổ chức xã hội phù hợp nhất để bảo đảm tự do nên lịch sử nhân loại cũng là cuộc hành trình cuả các quốc gia về dân chủ”. Đây cũng là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất, xứng đáng nhất và tự hào nhất để đem lại hạnh phúc và phồn vinh cho người dân Việt Nam, nó mở ra một kỷ nguyên mới hoàn toàn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam: Kỷ nguyên của tự do và dân chủ.
Chính vì tầm quan trọng đó mà cuộc chuyển hóa vĩ đại này của chúng ta phải dựa phải trí tuệ, sự sáng suốt cũng như lòng dũng cảm của mỗi một người Việt Nam yêu nước. Trí tuệ để chúng ta tránh được việc sử dụng bạo lực vì đất nước ta đã chịu quá nhiều khổ đau trong quá khứ. Sáng suốt để có thể hiểu rằng đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức chứ không phải là tranh đấu cá nhân. Dũng cảm để có thể vượt qua chính mình, mạnh dạn thay đổi phương pháp tranh đấu và hy sinh một phần cái tôi nhỏ bé của mỗi người để có thể đứng chung vào một tổ chức, vào một đội ngũ dân chủ.
Chúng tôi cũng cho rằng tư tưởng phải luôn đi trước hành động. Muốn hành động đúng và có kết quả thì phải có những đầu tư đúng đắn cho lý thuyết và tư tưởng. Nếu không có tư tưởng dẫn đường thì chúng ta sẽ bị lạc lối hoặc mất nhiều thời gian tranh cãi vì những điều vô bổ. Ý thức được điều đó mà chúng tôi đã đầu tư rất nghiêm túc, bằng tất cả tinh hoa và trí tuệ cho một Dự Án Chính Trị để làm kim chỉ nam cho các hành động của chính mình và có thể là cho tất cả mọi người, mọi tổ chức dân chủ đang tranh đấu khác. Dự Án Chính Trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên 2015 (DACT 2015) vừa được tu chính và cập nhật trên nền tảng của Dự Án Chính Trị - Thành Công Thế Kỷ 21. Có thể nói rằng DACT 2015 là một tác phẩm tư tưởng chính trị xuất sắc nhất của người Việt Nam từ trước đến nay. Dự án không chỉ cho chúng ta biết về nhiệm vụ lịch sử, bối cảnh của thế giới, chỗ đứng của Việt Nam hiện nay, phương pháp hành động đúng để dành dân chủ... mà còn đưa ra những “nền tảng tư tưởng”, “đồng thuận dân tộc” và “định hướng cho mô thức phát triển của Việt Nam” trong tương lai. DACT 2015 không chỉ hữu ích cho hiện tại mà còn cho cả tương lai về sau, không những cho những người đang dấn thân cho dân chủ mà còn cho cả toàn thể nhân dân Việt Nam. Độc giả hãy đọc chậm rãi và suy tưởng, liên hệ với những gì đang diễn ra xung quanh mình để có thể cảm nhận được sự đúng đắn và tinh hoa của trí tuệ lắng đọng trong đó.
Tất nhiên, không phải ai đọc xong xong dự án này cũng có thể hiểu hết mọi điều, tuy nhiên trong dự án chứa đựng các câu trả lời cho mọi vấn đề của Việt Nam. Cũng không phải ai đọc xong dự án này cũng có thể trở thành những chính trị gia nhưng một người muốn trở thành một chính trị gia thực thụ thì không thể không đọc và hiểu được dự án này. Nó là chìa khóa để kiến tạo và xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và phồn vinh.
Tuy rằng DACT 2015 vẫn đang còn trong thời gian thảo luận trong nội bộ THDCĐN trước khi công bố đầy đủ trước dư luận và đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước nhưng Ban Truyền Thông của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng xin được trân trọng giới thiệu với độc giả phần một của DACT 2015: Nhiệm Vụ Lịch Sử. Chúng tôi tha thiết mong được đón nhận và lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người dân Việt Nam để chúng tôi hoàn thiện mình, để cùng nhân dân Việt Nam tạo nên một sự đồng thuận chung. Khi có đồng thuận chung thì chúng ta sẽ cùng hành động. Và hành động cụ thể nhất, quan trọng nhất mà mọi người có thể làm, nên làm là hãy ủng hộ chúng tôi (nếu chúng tôi đúng) để chúng ta cùng nhau xây dựng một tổ chức chính trị đối lập dân chủ hùng mạnh và có tầm vóc để làm đối trọng với đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có một tổ chức chính trị đối lập hùng mạnh mới có thể gây sức ép buộc đảng cộng sản Việt Nam thay đổi về hướng dân chủ trong hòa bình. Không còn con đường nào khác.
Việt Hoàng - Ban Truyền Thông THDCĐN
http://ethongluan.org
Ngày 03/12/2014 [nhiem-vu-lich-su-dact-2015-ethongluan]
______________________________
Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn bản dự thảo Dự Án Chính Trị 2015 của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên – Chương I.
_____________________________________________________________
Chúng ta đứng hàng thứ 13 trên thế giới về dân số, trên mặt đất này cứ 1000 người thì có 15 người Việt Nam. Người Việt Nam được thế giới nhìn nhận là thông minh và cần mẫn. Địa lý của chúng ta khá thuận lợi nhờ bờ biển dài và đẹp, nằm sát các trục giao thông quan trọng, trong một vùng đặc biệt năng động. Chúng ta có tiềm năng của một nước lớn và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào việc xây dựng một thế giới hoà bình, thịnh vượng và văn minh.
Mặc dầu vậy hiện nay chúng ta chỉ là một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới. Tổng sản lượng quốc gia trên mỗi đầu người của ta chưa bằng một phần năm mức trung bình thế giới. Chúng ta vẫn chưa có một công nghiệp kỹ thuật cao nào và còn tụt hậu bi đát hơn nữa so với thế giới về văn hóa và nghệ thuật; chúng ta đứng tốp cuối trong mọi bảng xếp hạng các quốc gia về con người, xã hội và môi trường; và chúng ta thiếu ngay cả những quyền con người cơ bản nhất. Mâu thuẫn đau lòng và không thể chấp nhận đó phải chất vấn mọi người Việt Nam.
Bẩm sinh mọi con người, dù thuộc chủng tộc nào, đều có những khả năng như nhau. Những chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống của các dân tộc là hậu quả của điều kiện văn hóa, địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cách tổ chức xã hội. Trong những yếu tố đó tổ chức xã hội có tầm quan trọng vượt hẳn. Tổ chức xã hội tốt hay xấu, khéo hay vụng có thể thay đổi hẳn số phận của một dân tộc. Chính vì thế mà nhiều quốc gia mặc dầu đất đai chật hẹp, tài nguyên ít ỏi vẫn vươn lên mạnh mẽ trong khi nhiều quốc gia khác tuy rất được thiên nhiên ưu đãi mà vẫn quằn quại trong nghèo đói. Trong nhận thức đó sự thua kém hổ nhục hiện nay vừa bắt buộc chúng ta suy nghĩ về mình để tìm một lối đi cho mình vừa cho phép chúng ta tin tưởng rằng nếu tổ chức lại đất nước một cách hợp lý, nghĩa là đặt nền tảng trên những giá trị đúng, chúng ta chắc chắn sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói và sẽ vươn lên mạnh mẽ.
Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lịch sử.
Vào buổi rạng đông của thời đại mới, đánh dấu bởi sự bùng nổ của tư tưởng trong thế kỷ 18 và cuộc cách mạng kỹ nghệ trong thế kỷ 19, chúng ta, cũng như nhiều nước Châu Á khác, đã không ý thức được rằng đã đến lúc phải xét lại toàn bộ các giá trị và tập quán, phải đổi mới hoàn toàn cách suy nghĩ và tổ chức. Trong nhiều thế kỷ chúng ta đã hài lòng với khuôn mẫu Khổng Mạnh xơ cứng, bỏ mất óc sáng tạo và dẫm chân tại chỗ; trong khi người Phương Tây, nhờ óc khách quan và phương pháp, nhờ biết xét lại và đổi mới không ngừng đã tiến lên mạnh mẽ và hơn hẳn phần còn lại của thế giới.
Vì không biết thích nghi kịp thời như một số quốc gia may mắn khác, chúng ta đã mất chủ quyền và bị ngoại thuộc. Mất chủ quyền, chúng ta đã mất luôn khả năng hội ý với nhau để cùng nhau tìm một lối thoát cho đất nước, rồi mất luôn tinh thần đối thoại để dàn xếp những bất đồng.
Bước vào thế kỷ thứ hai mươi, chúng ta phải giải quyết cùng một lúc hai vấn đề khó khăn: giành chủ quyền dân tộc và thích nghi với một nền văn minh mới. Vì không đồng ý được với nhau trên một dự án quốc gia mới nên chúng ta đã xung đột với nhau ngay cả trên mục tiêu mà mọi người Việt Nam đều ao ước là lấy lại quyền tự chủ. Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội để giành lại độc lập và vươn lên khi chế độ thực dân sụp đổ sau Thế Chiến II. Chúng ta đã chia rẽ, lên án nhau, mạt sát nhau và tiêu diệt nhau, khiến đất nước bị nội chiến và phân tranh, với kết quả sau cùng là phải chuốc lấy một trong những chế độ độc tài độc hại nhất sau khi đã phải chịu đựng những tàn phá kinh khủng nhất; trong khi các dân tộc khác dù không tốn hay chỉ tốn rất ít xương máu cũng đã được độc lập, và trong nhiều trường hợp còn xây dựng được cả dân chủ.
Sự thiển cận đã khiến chúng ta lỡ mất một cơ hội lớn khi hòa bình được tái lập năm 1975. Thay vì hòa giải dân tộc để hàn gắn những vết thương do chiến tranh để lại phe thắng trận đã áp đặt một chủ nghĩa toàn trị đã bị vất bỏ từ một thế kỷ trước ngay tại cái nôi của nó và chỉ ít lâu sau cũng sẽ bị chối bỏ ngay tại trung tâm của nó, đồng thời bị cả thế giới văn minh lên án như một tai họa cho nhân loại. Sự thiển cận cũng đã khiến chúng ta bỏ lỡ một cơ hội lớn khác khi chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản sụp đổ.
Nhìn lại đoạn đường đã đi qua ta phải nhìn nhận rằng nguyên nhân của mọi đổ vỡ mà nước ta đã phải chịu đựng là chúng ta đã rất thiếu tư tưởng chính trị và đã không đầu tư đủ suy nghĩ để nhìn rõ những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và để tìm ra hướng giải quyết. Ở mỗi thời điểm, chúng ta luôn luôn thiếu một dự án chính trị thích hợp với thời đại mới và hoàn cảnh đất nước. Cuối cùng chúng ta đã tàn sát nhau vì những ý hệ vay mượn mà chúng ta tiếp thu một cách sơ đẳng và bảo vệ một cách cuồng nhiệt hơn cả những dân tộc đã khởi xướng ra chúng.
Chúng ta cần khẩn cấp một bước nhảy vọt về tư tưởng chính trị để nhanh chóng đạt tới đồng thuận trên những giá trị nền tảng mới cho tổ chức xã hội. Bước nhảy vọt văn hóa này phải đi đôi với kiên trì và bao dung. Những kinh nghiệm lịch sử bi thảm và sự tủi nhục vì thua kém hiện nay buộc chúng ta rút ra một bài học dứt khoát là phải từ bỏ tâm lý nóng vội, từ bỏ óc độc quyền lẽ phải, chế ngự lòng đam mê để đối thoại và thỏa hiệp với nhau trong tinh thần tương kính. Không thể khác bởi vì mọi người Việt Nam đều ràng buộc với nhau trong một thân phận chung: nếu đất nước chúng ta giàu mạnh và tiên tiến cuộc sống của chúng ta sẽ vinh quang và tất cả chúng ta đều được kính trọng; ngược lại nếu đất nước chúng ta nghèo khổ và lạc hậu, tất cả chúng ta đều bị coi thường, bất luận chúng ta thuộc thành phần nào, khuynh hướng nào, hay theo chủ nghĩa nào. Trong hoàn cảnh bi đát hiện nay, điều tốt nhất cho mọi người cũng là điều tốt nhất cho mỗi người.
Ngày hôm nay đại bộ phận nhân dân ta cơ cực, chán nản và phẫn uất, đất nước ta tụt hậu và bế tắc. Các vấn đề kinh tế, xã hội, môi sinh, đạo đức, giáo dục, nhân mãn, v.v... chồng chất không được giải quyết càng ngày càng trở nên gay gắt hơn và đã đạt tới mức độ nguy ngập, chẳng bao lâu nữa có thể sẽ không còn giải đáp nếu đà băng hoại này không được đảo ngược nhanh chóng. Nước ta lúc đó có thể bị xóa tên khỏi danh sách các dân tộc có quyền mơ ước một chỗ đứng xứng đáng trên thế giới. Chúng ta phải khẳng định rằng sẽ không thể có lối thoát cho đất nước dưới chế độ cộng sản này. Trong suốt quá trình tồn tại và cầm quyền nó đã chứng tỏ chỉ có ưu tư duy nhất là duy trì ách thống trị trên dân tộc bằng mọi giá, kể cả tàn phá đất nước, hy sinh lợi ích dân tộc và thần phục ngoại bang. Nó cũng là một chế độ cực kỳ tham nhũng, và lịch sử mọi dân tộc đều đã chứng tỏ rằng chỉ có thể thay thế chứ không thể cải thiện một chính quyền tham nhũng. Nhiệm vụ lịch sử của thời đại chúng ta là nhanh chóng giải thoát dân tộc khỏi ách độc tài toàn trị và cứu đất nước khỏi nguy cơ bị thua kém vĩnh viễn.
Nguy cơ thua kém vĩnh viễn cũng là nguy cơ mất nước bởi vì trong thời đại này, khi ý niệm quốc gia dân tộc đang bị công phá từ mọi phía và đang bị xét lại, những quốc gia không đem lại được hạnh phúc, niềm tự hào và hy vọng vươn lên không sớm thì muộn cũng sẽ bị giải thể.
Con đường ra khỏi bế tắc và vươn lên của chúng ta là dân chủ đa nguyên và nhân quyền, trên nền tảng của lòng yêu nước được quan niệm như tình yêu và sự gắn bó giữa người Việt Nam.
Dân chủ để đặt những vấn đề một cách đúng đắn và chọn một cách đúng đắn những giải pháp và những người trách nhiệm. Đa nguyên để tôn trọng mọi khác biệt, và để thực hiện hòa giải dân tộc sau những xung đột đẫm máu. Nhân quyền để tôn vinh mỗi người Việt Nam và để phát huy sinh lực và sáng kiến của mọi người. Kinh nghiệm của mọi dân tộc đều đã chứng tỏ nhân quyền chưa bao giờ ngăn cản ai xây dựng đời mình và dân chủ chưa bao giờ cấm đoán một dân tộc nào tiến lên. Dân chủ đi trước và mở đường cho phát triển, phát triển củng cố và phát huy dân chủ. Dân chủ cũng là chọn lựa khôn ngoan cho phép một nước chưa mạnh tranh thủ cảm tình và hậu thuẫn của thế giới để bảo vệ quyền lợi và lãnh thổ .
Dân chủ hóa đất nước là mục tiêu hiển nhiên nhưng cũng đầy trở ngại. Đảng Cộng Sản đã chứng tỏ họ có thể làm tất cả để duy trì độc quyền chính trị trong khi đa số người Việt Nam không còn quan tâm tới đất nước nữa, sự thất vọng kéo dài quá lâu đối với một chính quyền tồi tệ đã biến thành sự chán nản với chính đất nước. Như vậy những người đấu tranh cho dân chủ phải chống lại cùng một lúc sự ngoan cố của Đảng Cộng Sản và tâm lý bỏ cuộc của quần chúng. Cuộc vận động dân chủ cũng đồng thời phải là nỗ lực phục hồi lòng yêu nước đã bị thương tổn trầm trọng; nó sẽ đòi hỏi rất nhiều quyết tâm, dũng cảm và kiên trì. Nhưng nó là cuộc đấu tranh bắt buộc.
Lịch sử nhân loại xét cho cùng là cuộc hành trình về tự do, và vì dân chủ là công thức tổ chức xã hội phù hợp nhất để bảo đảm tự do nên lịch sử nhân loại cũng là cuộc hành trình của các quốc gia về dân chủ. Chúng ta đã rất chậm trễ trong cuộc hành trình này. Cho đến nay dù có lịch sử khá dài chúng ta đã chỉ có những chế độ nô lệ; các giai đoạn tự chủ cũng chỉ có tác dụng thay thế ách nô lệ ngoại bang bằng ách nô lệ bản xứ. Cuộc vận động dân chủ chính là cuộc đấu tranh để đưa dân tộc từ bóng đêm của nô lệ vào ánh sáng của tự do, mở ra kỷ nguyên dân chủ, giai đoạn lịch sử thứ hai của nước ta. Tùy theo chọn lựa và thái độ của những con người hôm nay mà họ sẽ được các thế hệ mai sau đánh giá là đã đóng góp cho cuộc cách mạng trọng đại nhất trong lịch sử nước ta hay đã khiếp nhược trốn trách trách nhiệm vào lúc đất nước cần nhất.
Dự án chính trị này có tham vọng đóng góp vào một ý thức chính trị mới cho Việt Nam và kết hợp những người còn ý chí và niềm tin để theo đuổi một lý tưởng chung là một đất nước Việt Nam xứng đáng để những con người hôm nay phấn đấu xây dựng và các thế hệ mai sau tiếp nối trong niềm tự hào. Sự kết hợp này là cần thiết và bắt buộc bởi vì đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả mà chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức.
Một làn sóng dân chủ toàn cầu mới đang trào dâng. Chúng ta không có quyền bỏ lỡ vận hội này.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự thiển cận khiến đất nước lâm vào ngõ cụt như ngày hôm nay? “Nhìn lại đoạn đường đã đi qua ta phải nhìn nhận rằng nguyên nhân của mọi đổ vỡ mà nước ta đã phải chịu đựng là chúng ta đã rất thiếu tư tưởng chính trị và đã không đầu tư đủ suy nghĩ để nhìn rõ những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và để tìm ra hướng giải quyết. Ở mỗi thời điểm, chúng ta luôn luôn thiếu một dự án chính trị thích hợp với thời đại mới và hoàn cảnh đất nước. Cuối cùng chúng ta đã tàn sát nhau vì những ý thức hệ vay mượn mà chúng ta tiếp thu một cách sơ đẳng và bảo vệ một cách cuồng nhiệt hơn cả những dân tộc đã khởi xướng ra chúng”. Việt Nam đã thiếu vắng những nhà tư tưởng, nhất là những nhà tư tưởng chính trị. Vì lẽ đó chúng ta luôn phải du nhập các chủ thuyết ngoại lai và vì không đủ thông minh nên chúng ta đã không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai và vì vậy chúng ta lao đầu vào những cuộc tranh cãi dai dẳng và những cuộc chiến đẫm máu mang nặng ý thức hệ.
Để khắc phục được nhược điểm này thì đã đến lúc “Chúng ta cần khẩn cấp một bước nhảy vọt về tư tưởng chính trị để nhanh chóng đạt tới đồng thuận trên những giá trị nền tảng mới cho tổ chức xã hội. Bước nhảy vọt văn hóa này phải đi đôi với kiên trì và bao dung. Những kinh nghiệm lịch sử bi thảm và sự tủi nhục vì thua kém hiện nay buộc chúng ta rút ra một bài học dứt khoát là phải từ bỏ tâm lý nóng vội, từ bỏ óc độc quyền lẽ phải, chế ngự lòng đam mê để đối thoại và thỏa hiệp với nhau trong tinh thần tương kính. Không thể khác bởi vì mọi người Việt Nam đều ràng buộc với nhau trong một thân phận chung: nếu đất nước chúng ta giàu mạnh và tiên tiến cuộc sống của chúng ta sẽ vinh quang và tất cả chúng ta đều được kính trọng; ngược lại nếu đất nước chúng ta nghèo khổ và lạc hậu, tất cả chúng ta đều bị coi thường, bất luận chúng ta thuộc thành phần nào, khuynh hướng nào, hay theo chủ nghĩa nào. Trong hoàn cảnh bi đát hiện nay, điều tốt nhất cho mọi người cũng là điều tốt nhất cho mỗi người”. Mỗi người Việt Nam dù giàu sang hay nghèo khổ thì cũng chung một giá trị khi đi ra nước ngoài, cuốn hộ chiếu không ghi số tiền mà mỗi người có được, người ta chỉ biết đến anh là người Việt Nam. Nếu đất nước Việt Nam giàu mạnh và văn minh thì anh được thế giới tôn trọng còn nếu vẫn như hiện nay thì dù có là tỉ phú đi chăng nữa cũng không có gì là vinh quang, thậm chí sự giàu sang trong một đất nước nghèo khổ còn là đối tượng để người dân căm ghét....
....Chúng tôi cho rằng cuộc chuyển hóa đất nước về hướng dân chủ là thuận theo dòng chảy của lịch sử tiến hóa của nhân loại vì “Lịch sử nhân loại xét cho cùng là cuộc hành trình về tự do, và vì dân chủ là công thức tổ chức xã hội phù hợp nhất để bảo đảm tự do nên lịch sử nhân loại cũng là cuộc hành trình cuả các quốc gia về dân chủ”. Đây cũng là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất, xứng đáng nhất và tự hào nhất để đem lại hạnh phúc và phồn vinh cho người dân Việt Nam, nó mở ra một kỷ nguyên mới hoàn toàn trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam: Kỷ nguyên của tự do và dân chủ.
Chính vì tầm quan trọng đó mà cuộc chuyển hóa vĩ đại này của chúng ta phải dựa phải trí tuệ, sự sáng suốt cũng như lòng dũng cảm của mỗi một người Việt Nam yêu nước. Trí tuệ để chúng ta tránh được việc sử dụng bạo lực vì đất nước ta đã chịu quá nhiều khổ đau trong quá khứ. Sáng suốt để có thể hiểu rằng đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức chứ không phải là tranh đấu cá nhân. Dũng cảm để có thể vượt qua chính mình, mạnh dạn thay đổi phương pháp tranh đấu và hy sinh một phần cái tôi nhỏ bé của mỗi người để có thể đứng chung vào một tổ chức, vào một đội ngũ dân chủ.
Chúng tôi cũng cho rằng tư tưởng phải luôn đi trước hành động. Muốn hành động đúng và có kết quả thì phải có những đầu tư đúng đắn cho lý thuyết và tư tưởng. Nếu không có tư tưởng dẫn đường thì chúng ta sẽ bị lạc lối hoặc mất nhiều thời gian tranh cãi vì những điều vô bổ. Ý thức được điều đó mà chúng tôi đã đầu tư rất nghiêm túc, bằng tất cả tinh hoa và trí tuệ cho một Dự Án Chính Trị để làm kim chỉ nam cho các hành động của chính mình và có thể là cho tất cả mọi người, mọi tổ chức dân chủ đang tranh đấu khác. Dự Án Chính Trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên 2015 (DACT 2015) vừa được tu chính và cập nhật trên nền tảng của Dự Án Chính Trị - Thành Công Thế Kỷ 21. Có thể nói rằng DACT 2015 là một tác phẩm tư tưởng chính trị xuất sắc nhất của người Việt Nam từ trước đến nay. Dự án không chỉ cho chúng ta biết về nhiệm vụ lịch sử, bối cảnh của thế giới, chỗ đứng của Việt Nam hiện nay, phương pháp hành động đúng để dành dân chủ... mà còn đưa ra những “nền tảng tư tưởng”, “đồng thuận dân tộc” và “định hướng cho mô thức phát triển của Việt Nam” trong tương lai. DACT 2015 không chỉ hữu ích cho hiện tại mà còn cho cả tương lai về sau, không những cho những người đang dấn thân cho dân chủ mà còn cho cả toàn thể nhân dân Việt Nam. Độc giả hãy đọc chậm rãi và suy tưởng, liên hệ với những gì đang diễn ra xung quanh mình để có thể cảm nhận được sự đúng đắn và tinh hoa của trí tuệ lắng đọng trong đó.
Tất nhiên, không phải ai đọc xong xong dự án này cũng có thể hiểu hết mọi điều, tuy nhiên trong dự án chứa đựng các câu trả lời cho mọi vấn đề của Việt Nam. Cũng không phải ai đọc xong dự án này cũng có thể trở thành những chính trị gia nhưng một người muốn trở thành một chính trị gia thực thụ thì không thể không đọc và hiểu được dự án này. Nó là chìa khóa để kiến tạo và xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và phồn vinh.
Tuy rằng DACT 2015 vẫn đang còn trong thời gian thảo luận trong nội bộ THDCĐN trước khi công bố đầy đủ trước dư luận và đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước nhưng Ban Truyền Thông của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng xin được trân trọng giới thiệu với độc giả phần một của DACT 2015: Nhiệm Vụ Lịch Sử. Chúng tôi tha thiết mong được đón nhận và lắng nghe những ý kiến đóng góp của mọi người dân Việt Nam để chúng tôi hoàn thiện mình, để cùng nhân dân Việt Nam tạo nên một sự đồng thuận chung. Khi có đồng thuận chung thì chúng ta sẽ cùng hành động. Và hành động cụ thể nhất, quan trọng nhất mà mọi người có thể làm, nên làm là hãy ủng hộ chúng tôi (nếu chúng tôi đúng) để chúng ta cùng nhau xây dựng một tổ chức chính trị đối lập dân chủ hùng mạnh và có tầm vóc để làm đối trọng với đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có một tổ chức chính trị đối lập hùng mạnh mới có thể gây sức ép buộc đảng cộng sản Việt Nam thay đổi về hướng dân chủ trong hòa bình. Không còn con đường nào khác.
Việt Hoàng - Ban Truyền Thông THDCĐN
http://ethongluan.org
Ngày 03/12/2014 [nhiem-vu-lich-su-dact-2015-ethongluan]
______________________________
— Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên, năm 2015./ >Download pdf (77 trang)
Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn bản dự thảo Dự Án Chính Trị 2015 của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên – Chương I.
_____________________________________________________________
Chương I
I. Nhiệm vụ lịch sử
Chúng ta đứng hàng thứ 13 trên thế giới về dân số, trên mặt đất này cứ 1000 người thì có 15 người Việt Nam. Người Việt Nam được thế giới nhìn nhận là thông minh và cần mẫn. Địa lý của chúng ta khá thuận lợi nhờ bờ biển dài và đẹp, nằm sát các trục giao thông quan trọng, trong một vùng đặc biệt năng động. Chúng ta có tiềm năng của một nước lớn và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào việc xây dựng một thế giới hoà bình, thịnh vượng và văn minh.
Mặc dầu vậy hiện nay chúng ta chỉ là một trong những nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới. Tổng sản lượng quốc gia trên mỗi đầu người của ta chưa bằng một phần năm mức trung bình thế giới. Chúng ta vẫn chưa có một công nghiệp kỹ thuật cao nào và còn tụt hậu bi đát hơn nữa so với thế giới về văn hóa và nghệ thuật; chúng ta đứng tốp cuối trong mọi bảng xếp hạng các quốc gia về con người, xã hội và môi trường; và chúng ta thiếu ngay cả những quyền con người cơ bản nhất. Mâu thuẫn đau lòng và không thể chấp nhận đó phải chất vấn mọi người Việt Nam.
Bẩm sinh mọi con người, dù thuộc chủng tộc nào, đều có những khả năng như nhau. Những chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống của các dân tộc là hậu quả của điều kiện văn hóa, địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cách tổ chức xã hội. Trong những yếu tố đó tổ chức xã hội có tầm quan trọng vượt hẳn. Tổ chức xã hội tốt hay xấu, khéo hay vụng có thể thay đổi hẳn số phận của một dân tộc. Chính vì thế mà nhiều quốc gia mặc dầu đất đai chật hẹp, tài nguyên ít ỏi vẫn vươn lên mạnh mẽ trong khi nhiều quốc gia khác tuy rất được thiên nhiên ưu đãi mà vẫn quằn quại trong nghèo đói. Trong nhận thức đó sự thua kém hổ nhục hiện nay vừa bắt buộc chúng ta suy nghĩ về mình để tìm một lối đi cho mình vừa cho phép chúng ta tin tưởng rằng nếu tổ chức lại đất nước một cách hợp lý, nghĩa là đặt nền tảng trên những giá trị đúng, chúng ta chắc chắn sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói và sẽ vươn lên mạnh mẽ.
Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội lịch sử.
Vào buổi rạng đông của thời đại mới, đánh dấu bởi sự bùng nổ của tư tưởng trong thế kỷ 18 và cuộc cách mạng kỹ nghệ trong thế kỷ 19, chúng ta, cũng như nhiều nước Châu Á khác, đã không ý thức được rằng đã đến lúc phải xét lại toàn bộ các giá trị và tập quán, phải đổi mới hoàn toàn cách suy nghĩ và tổ chức. Trong nhiều thế kỷ chúng ta đã hài lòng với khuôn mẫu Khổng Mạnh xơ cứng, bỏ mất óc sáng tạo và dẫm chân tại chỗ; trong khi người Phương Tây, nhờ óc khách quan và phương pháp, nhờ biết xét lại và đổi mới không ngừng đã tiến lên mạnh mẽ và hơn hẳn phần còn lại của thế giới.
Vì không biết thích nghi kịp thời như một số quốc gia may mắn khác, chúng ta đã mất chủ quyền và bị ngoại thuộc. Mất chủ quyền, chúng ta đã mất luôn khả năng hội ý với nhau để cùng nhau tìm một lối thoát cho đất nước, rồi mất luôn tinh thần đối thoại để dàn xếp những bất đồng.
Bước vào thế kỷ thứ hai mươi, chúng ta phải giải quyết cùng một lúc hai vấn đề khó khăn: giành chủ quyền dân tộc và thích nghi với một nền văn minh mới. Vì không đồng ý được với nhau trên một dự án quốc gia mới nên chúng ta đã xung đột với nhau ngay cả trên mục tiêu mà mọi người Việt Nam đều ao ước là lấy lại quyền tự chủ. Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội để giành lại độc lập và vươn lên khi chế độ thực dân sụp đổ sau Thế Chiến II. Chúng ta đã chia rẽ, lên án nhau, mạt sát nhau và tiêu diệt nhau, khiến đất nước bị nội chiến và phân tranh, với kết quả sau cùng là phải chuốc lấy một trong những chế độ độc tài độc hại nhất sau khi đã phải chịu đựng những tàn phá kinh khủng nhất; trong khi các dân tộc khác dù không tốn hay chỉ tốn rất ít xương máu cũng đã được độc lập, và trong nhiều trường hợp còn xây dựng được cả dân chủ.
Sự thiển cận đã khiến chúng ta lỡ mất một cơ hội lớn khi hòa bình được tái lập năm 1975. Thay vì hòa giải dân tộc để hàn gắn những vết thương do chiến tranh để lại phe thắng trận đã áp đặt một chủ nghĩa toàn trị đã bị vất bỏ từ một thế kỷ trước ngay tại cái nôi của nó và chỉ ít lâu sau cũng sẽ bị chối bỏ ngay tại trung tâm của nó, đồng thời bị cả thế giới văn minh lên án như một tai họa cho nhân loại. Sự thiển cận cũng đã khiến chúng ta bỏ lỡ một cơ hội lớn khác khi chủ nghĩa cộng sản và phong trào cộng sản sụp đổ.
Nhìn lại đoạn đường đã đi qua ta phải nhìn nhận rằng nguyên nhân của mọi đổ vỡ mà nước ta đã phải chịu đựng là chúng ta đã rất thiếu tư tưởng chính trị và đã không đầu tư đủ suy nghĩ để nhìn rõ những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và để tìm ra hướng giải quyết. Ở mỗi thời điểm, chúng ta luôn luôn thiếu một dự án chính trị thích hợp với thời đại mới và hoàn cảnh đất nước. Cuối cùng chúng ta đã tàn sát nhau vì những ý hệ vay mượn mà chúng ta tiếp thu một cách sơ đẳng và bảo vệ một cách cuồng nhiệt hơn cả những dân tộc đã khởi xướng ra chúng.
Chúng ta cần khẩn cấp một bước nhảy vọt về tư tưởng chính trị để nhanh chóng đạt tới đồng thuận trên những giá trị nền tảng mới cho tổ chức xã hội. Bước nhảy vọt văn hóa này phải đi đôi với kiên trì và bao dung. Những kinh nghiệm lịch sử bi thảm và sự tủi nhục vì thua kém hiện nay buộc chúng ta rút ra một bài học dứt khoát là phải từ bỏ tâm lý nóng vội, từ bỏ óc độc quyền lẽ phải, chế ngự lòng đam mê để đối thoại và thỏa hiệp với nhau trong tinh thần tương kính. Không thể khác bởi vì mọi người Việt Nam đều ràng buộc với nhau trong một thân phận chung: nếu đất nước chúng ta giàu mạnh và tiên tiến cuộc sống của chúng ta sẽ vinh quang và tất cả chúng ta đều được kính trọng; ngược lại nếu đất nước chúng ta nghèo khổ và lạc hậu, tất cả chúng ta đều bị coi thường, bất luận chúng ta thuộc thành phần nào, khuynh hướng nào, hay theo chủ nghĩa nào. Trong hoàn cảnh bi đát hiện nay, điều tốt nhất cho mọi người cũng là điều tốt nhất cho mỗi người.
Ngày hôm nay đại bộ phận nhân dân ta cơ cực, chán nản và phẫn uất, đất nước ta tụt hậu và bế tắc. Các vấn đề kinh tế, xã hội, môi sinh, đạo đức, giáo dục, nhân mãn, v.v... chồng chất không được giải quyết càng ngày càng trở nên gay gắt hơn và đã đạt tới mức độ nguy ngập, chẳng bao lâu nữa có thể sẽ không còn giải đáp nếu đà băng hoại này không được đảo ngược nhanh chóng. Nước ta lúc đó có thể bị xóa tên khỏi danh sách các dân tộc có quyền mơ ước một chỗ đứng xứng đáng trên thế giới. Chúng ta phải khẳng định rằng sẽ không thể có lối thoát cho đất nước dưới chế độ cộng sản này. Trong suốt quá trình tồn tại và cầm quyền nó đã chứng tỏ chỉ có ưu tư duy nhất là duy trì ách thống trị trên dân tộc bằng mọi giá, kể cả tàn phá đất nước, hy sinh lợi ích dân tộc và thần phục ngoại bang. Nó cũng là một chế độ cực kỳ tham nhũng, và lịch sử mọi dân tộc đều đã chứng tỏ rằng chỉ có thể thay thế chứ không thể cải thiện một chính quyền tham nhũng. Nhiệm vụ lịch sử của thời đại chúng ta là nhanh chóng giải thoát dân tộc khỏi ách độc tài toàn trị và cứu đất nước khỏi nguy cơ bị thua kém vĩnh viễn.
Nguy cơ thua kém vĩnh viễn cũng là nguy cơ mất nước bởi vì trong thời đại này, khi ý niệm quốc gia dân tộc đang bị công phá từ mọi phía và đang bị xét lại, những quốc gia không đem lại được hạnh phúc, niềm tự hào và hy vọng vươn lên không sớm thì muộn cũng sẽ bị giải thể.
Con đường ra khỏi bế tắc và vươn lên của chúng ta là dân chủ đa nguyên và nhân quyền, trên nền tảng của lòng yêu nước được quan niệm như tình yêu và sự gắn bó giữa người Việt Nam.
Dân chủ để đặt những vấn đề một cách đúng đắn và chọn một cách đúng đắn những giải pháp và những người trách nhiệm. Đa nguyên để tôn trọng mọi khác biệt, và để thực hiện hòa giải dân tộc sau những xung đột đẫm máu. Nhân quyền để tôn vinh mỗi người Việt Nam và để phát huy sinh lực và sáng kiến của mọi người. Kinh nghiệm của mọi dân tộc đều đã chứng tỏ nhân quyền chưa bao giờ ngăn cản ai xây dựng đời mình và dân chủ chưa bao giờ cấm đoán một dân tộc nào tiến lên. Dân chủ đi trước và mở đường cho phát triển, phát triển củng cố và phát huy dân chủ. Dân chủ cũng là chọn lựa khôn ngoan cho phép một nước chưa mạnh tranh thủ cảm tình và hậu thuẫn của thế giới để bảo vệ quyền lợi và lãnh thổ .
Dân chủ hóa đất nước là mục tiêu hiển nhiên nhưng cũng đầy trở ngại. Đảng Cộng Sản đã chứng tỏ họ có thể làm tất cả để duy trì độc quyền chính trị trong khi đa số người Việt Nam không còn quan tâm tới đất nước nữa, sự thất vọng kéo dài quá lâu đối với một chính quyền tồi tệ đã biến thành sự chán nản với chính đất nước. Như vậy những người đấu tranh cho dân chủ phải chống lại cùng một lúc sự ngoan cố của Đảng Cộng Sản và tâm lý bỏ cuộc của quần chúng. Cuộc vận động dân chủ cũng đồng thời phải là nỗ lực phục hồi lòng yêu nước đã bị thương tổn trầm trọng; nó sẽ đòi hỏi rất nhiều quyết tâm, dũng cảm và kiên trì. Nhưng nó là cuộc đấu tranh bắt buộc.
Lịch sử nhân loại xét cho cùng là cuộc hành trình về tự do, và vì dân chủ là công thức tổ chức xã hội phù hợp nhất để bảo đảm tự do nên lịch sử nhân loại cũng là cuộc hành trình của các quốc gia về dân chủ. Chúng ta đã rất chậm trễ trong cuộc hành trình này. Cho đến nay dù có lịch sử khá dài chúng ta đã chỉ có những chế độ nô lệ; các giai đoạn tự chủ cũng chỉ có tác dụng thay thế ách nô lệ ngoại bang bằng ách nô lệ bản xứ. Cuộc vận động dân chủ chính là cuộc đấu tranh để đưa dân tộc từ bóng đêm của nô lệ vào ánh sáng của tự do, mở ra kỷ nguyên dân chủ, giai đoạn lịch sử thứ hai của nước ta. Tùy theo chọn lựa và thái độ của những con người hôm nay mà họ sẽ được các thế hệ mai sau đánh giá là đã đóng góp cho cuộc cách mạng trọng đại nhất trong lịch sử nước ta hay đã khiếp nhược trốn trách trách nhiệm vào lúc đất nước cần nhất.
Dự án chính trị này có tham vọng đóng góp vào một ý thức chính trị mới cho Việt Nam và kết hợp những người còn ý chí và niềm tin để theo đuổi một lý tưởng chung là một đất nước Việt Nam xứng đáng để những con người hôm nay phấn đấu xây dựng và các thế hệ mai sau tiếp nối trong niềm tự hào. Sự kết hợp này là cần thiết và bắt buộc bởi vì đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả mà chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức.
Một làn sóng dân chủ toàn cầu mới đang trào dâng. Chúng ta không có quyền bỏ lỡ vận hội này.
Đăng nhận xét