Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên
VII. Đấu tranh thiết lập dân chủ đa nguyên
(còn tiếp)
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/925827817427327/
[dact-2015-ethongluan-dau-tranh-dan-chu-2].
Ngày đăng 06/02/2015
______________________________
— Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên, năm 2015./ >Download pdf (77 trang)
— Chương 1: “Nhiệm vụ lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 2: "Làn sóng dân chủ thứ tư" - DACT 2015 - ethongluan
— Chương 4: “Nền tảng tư tưởng” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 3: “Khúc quanh lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 5: “Định hướng lớn" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 5: “Định hướng lớn" (tiếp) - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 6: “Thể chế và Hiến Pháp" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 7: “Đấu tranh dân chủ" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 7: “Đấu tranh dân chủ" (tiếp) - DACT 2015
— Chương 8: “Chuyển tiếp dân chủ" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 9: “Giấc mơ Việt Nam" - DACT 2015 của ethongluan
VII. Đấu tranh thiết lập dân chủ đa nguyên
3. Nội dung của cuộc vận động dân chủ
Từ những phân tích trên, cố gắng đấu tranh để chấm dứt chế độ độc tài và xây dựng dân chủ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ tập trung vào những công tác trọng điểm sau đây.
3.1. Thức tỉnh quần chúng về sự cần thiết của một giải pháp chung cho cả dân tộc
Sự mâu thuẫn đáng phẫn nộ giữa tiềm năng to lớn và hiện trạng bi đát của dân tộc, giữa ước vọng dân chủ rộng khắp và sự kéo dài thách đố của chế độ độc tài toàn trị có một nguyên nhân chính : đó là tâm lý luồn lách để tìm những giải pháp cá nhân cho những vấn đề cá nhân. Tâm lý đó là di sản lịch sử và văn hóa của hàng ngàn năm trong đó con người hoàn toàn không có tiếng nói, phải chịu đựng chính quyền như một định mệnh và tìm cách thích ứng để tự tồn. Luồn lách để tồn tại đã, một mặt, buộc người dân phải chấp nhận làm những điều không lương thiện và góp phần làm ung thối thêm xã hội, mặt khác, khiến người dân phải thỏa hiệp với chế độ, đóng góp cho chế độ và do đó giúp chế độ tồn tại, một điều không ai muốn.
Cố gắng đầu tiên, trọng đại và cam go của những người dân chủ là thức tỉnh dân chúng rằng bắt buộc phải có một giải pháp chung, nghĩa là một thay đổi chế độ chính trị, chứ mỗi người không thể xé lẻ và luồn lách để tự giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân. Sẽ chỉ có một thiểu số không đáng kể thành công như vậy và sự thành nếu có cũng chỉ là tạm bợ và đầy bất trắc.
Phải đánh đổ trước hết chủ nghĩa luồn lách và phát huy ý chí sống lương thiện, xứng đáng và trách nhiệm. Chừng nào quần chúng còn chưa tin là mọi người Việt Nam đều gắn bó với nhau trong một số phận chung, và do đó cần một giải pháp chung, cuộc vận động dân chủ vẫn chưa thể thành công và chế độ độc tài vẫn tồn tại, hay nếu có sụp đổ do sự ruỗng nát của chính nó thì cũng chỉ nhường chỗ cho một tình trạng hỗn loạn vô chính phủ còn tồi tệ hơn cả một chế độ độc tài.
Khó khăn chính của cuộc cách mạng tâm lý này là nó đòi hỏi cả lý luận lẫn sự kích thích và do đó chỉ có những kết hợp chính trị mới có thể vận động được một cách hữu hiệu. Các nhà nghiên cứu, các nhà tư tưởng, ngay cả các nhân sĩ uy tín, nếu có, cũng bất lực vì chính sự kiện họ đứng một mình cũng đã không nhiều thì ít chứng tỏ họ chọn lựa giải pháp cá nhân và khiến cho những hô hào của họ về một ý thức chung mất rất nhiều tác dụng. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên hiểu trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc đột phá tâm lý này.
3.2 Giành thắng lợi dứt khoát về mặt tư tưởng và lý luận
Trong đấu tranh cách mạng thắng lợi về tư tưởng và lý luận cuối cùng sớm muộn cũng đưa tới thắng lợi chính trị; ngược lại một chính quyền không còn gì để nói trước sau cũng bị đào thải. Hiện nay chính quyền cộng sản đã hoàn toàn bối rối trên mặt trận ý thức nhưng đối lập dân chủ Việt Nam cũng chưa giành được thắng lợi dứt khoát. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng để bẻ gãy hẳn những lý luận ngụy biện có lợi cho chế độ độc tài và giải tỏa những lấn cấn còn tồn tại trong nhân dân và một số người dân chủ. Cuộc đấu tranh tư tưởng này rất quan trọng, ngay cả sau khi dân chủ đã được thiết lập, vì đó chính là cuộc vận động cốt lõi để thay đổi cách suy nghĩ và hành động, nghĩa là thay đổi hướng đi của lịch sử.
Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng dân chủ sẽ đưa tới hỗn loạn. Chúng ta cần chứng minh rằng dân chủ là điều kiện căn bản để bảo đảm không có hỗn loạn, là phương thức sinh hoạt cho phép xã hội tiến hóa và đổi mới không ngừng trong trật tự. Chúng ta cần khẳng định rằng đất nước sẽ không thể vươn lên được nếu không đẩy lùi được tham nhũng vì tham nhũng làm hỏng tất cả mọi kế hoạch, dự án, công trình. Nhưng kinh nghiệm của mọi quốc gia trên thế giới đã chứng tỏ rằng người ta không thể cải tiến một chính quyền tham nhũng mà chỉ có một giải pháp duy nhất là thay thế chính quyền tham nhũng bằng một chính quyền khác. Dân chủ chính là thể chế cho phép thay đổi chính quyền mà không gây hỗn loạn; dân chủ vì vậy là giải pháp bắt buộc cho những nước mắc nạn tham nhũng nặng như Việt Nam.
Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng muốn phát triển cần có kỷ luật và muốn có kỷ luật cần hy sinh dân chủ, giới hạn tự do và nhân quyền. Nhân dân Việt Nam cần được giải thích rõ ràng không thể có kỷ luật quốc gia nào khác hơn là hiến pháp và luật pháp. Nhân dân Việt Nam cũng cần được thuyết phục rằng dân chủ, tự do và nhân quyền không những không là những trở ngại mà còn là những điều kiện không có không được cho một phát triển lành mạnh, liên tục và bền vững; những tiến bộ ban đầu tại một số nước độc tài như Trung Quốc và Việt Nam chỉ là hậu quả của việc nới lỏng một số tự do và tháo gỡ một phần chính sách quản lý độc đoán và sẽ mau chóng đạt tới giới hạn nếu không có chuyển biến thực sự về dân chủ. Trên thực tế đà phát triển tại hai nước này đã khựng lại vì hai chính quyền Trung Quốc và Việt Nam không chịu đẩy mạnh thêm cải tổ theo chiều hướng dân chủ hóa.
Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng xã hội phương Đông khác với xã hội phương Tây, và do đó không thể chấp nhận những giá trị của phương Tây như tự do cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Tự do, dân chủ và nhân quyền là những giá trị phổ cập của cả loài người, không riêng gì của phương Tây. Các giá trị đó có mặt trong mọi nền văn minh, kể cả tại Việt Nam. Ưu điểm của các nước phương Tây là đã biết phát huy mạnh mẽ những giá trị đó, nhờ thế họ đã phồn vinh và vượt xa phần còn lại của thế giới. Chúng ta cần phát huy những giá trị đó để tiến lên. Và vì chúng ta đã chậm trễ nên cần phát huy một cách mạnh mẽ và quả quyết.
Chúng ta cần phơi bày sự sai trái của lập luận cho rằng các giá trị văn hóa Châu Á có lợi cho phát triển hơn các giá trị văn hóa phương Tây. Đằng sau lập luận mị dân đó là ý đồ biện hộ cho những chế độ độc tài chuyên chính. Không phải ngẫu nhiên mà chế độ cộng sản Trung Quốc đang cố gắng phục hồi Khổng Giáo và cũng không có gì ngạc nhiên nếu chế độ cộng sản Việt Nam sẽ hưởng ứng. Chúng ta phải cảnh giác để làm thất bại kế hoạch tuyên truyền này. Dĩ nhiên các nền văn hóa Châu Á có nhiều điểm tích cực nhưng những điểm tiêu cực còn nhiều hơn và trầm trọng hơn. Các nước Châu Á phát triển nhất đã phát triển nhờ chấp nhận cách suy nghĩ tổ chức và làm việc dân chủ của người phương Tây chứ không vì phủ nhận phương Tây và đề cao những nét đặc thù của mình. Vả lại, các nước Châu Á có những nền văn hóa và phong tục rất khác nhau, nên không thể nói một cách chung chung tới những giá trị phương Đông hay Châu Á được.
Chúng ta cần ý thức rằng đây không phải chỉ là những cuộc tranh luận lý thuyết. Đằng sau những lập luận ngụy biện bênh vực cho các chế độ độc tài là những nhà tù khắc nghiệt, những đày đọa thô bạo mà những con người đáng quí nhất của đất nước là nạn nhân, trong khi một thiểu số cường hào tha hồ vơ vét tài nguyên quốc gia.
Chúng ta cũng cần phải cực lực bác bỏ một thứ "chủ nghĩa kinh tế" mà một số chính quyền, trong đó có chính quyền cộng sản Việt Nam, đã lấy làm lý cớ để phủ nhận hoặc giới hạn tự do, dân chủ và nhân quyền. Kinh tế không phải là tất cả, và ngay cả trên địa hạt thuần túy kinh tế tỷ lệ tăng trưởng cũng không phải là tất cả. Một thành tích tăng trưởng kinh tế 10% không cho phép một chính quyền tự mãn là có công rồi áp đặt một chế độ độc tài lên dân chúng, nhất là khi sự tăng trưởng đó chỉ là rút ngắn một phần sau sự tụt hậu do chính họ gây ra và đất nước phải trả bằng một giá rất đắt về văn hóa, đạo đức, môi trường. Mục tiêu quốc gia mà chúng ta phấn đấu để toàn dân Việt Nam chia sẻ là một xã hội phồn vinh, có văn hóa cao, có sự phân phối hợp tình hợp lý lợi tức quốc gia, có cơ hội thăng tiến công bằng cho mọi người, có liên đới giữa người và người và giữa mọi người với đất nước, có bảo đảm tự do và phẩm giá cho mọi người, có khả năng không ngừng vươn lên, có môi trường thiên nhiên được bảo vệ và liên tục cải thiện.
Một cố gắng khác, rất quan trọng, là thuyết phục mọi đảng viên cộng sản và viên chức nhà nước rằng họ hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để lo ngại sự cáo chung của chế độ độc tài đảng trị cả, trái lại họ còn có mọi lý do để vui mừng trước những thắng lợi của dân chủ. Danh dự, nhân phẩm và những quyền lợi hợp pháp của họ sẽ được tôn trọng. Hơn thế nữa, họ còn trút bỏ được mặc cảm tội lỗi tiếp tay cho một chế độ tồi dở và gian trá. Họ sẽ có niềm tự hào đóng góp đưa đất nước tiến lên với phúc lợi càng ngày càng lớn cho mọi người, kể cả chính họ.
Cố gắng tranh thủ sự hưởng ứng của những cán bộ đảng viên cộng sản không khó về mặt lý luận vì trong đại bộ phận họ cũng đều là nạn nhân của chế độ và cũng rất bất mãn. Khó khăn là ở di sản tâm lý do cuộc chiến và cách cai trị thô bạo của đảng cộng sản để lại. Nhiều người không tin rằng hận thù có thể xóa bỏ dễ dàng, trong khi đó thì vẫn còn những luận điệu cực đoan của một thiểu số vô ý thức và vô trách nhiệm gây thêm sự lo ngại. Bởi vậy cuộc vận động dân chủ, một mặt, phải khẳng định một cách thật quả quyết tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc và, mặt khác, phải cam kết một cách hùng hồn rằng sẽ không có bất cứ một biện pháp phân biệt đối xử nào. Muốn như thế hàng ngũ dân chủ phải qui tụ mọi người xuất phát từ mọi quá khứ chính trị. Một tập hợp chính trị dù có thiện chí và đường lối đứng đắn đến đâu mà chỉ gồm những người xuất phát từ một trong hai phe quốc gia cũ hay cộng sản cũ cũng vô vọng.
Để giành thắng lợi dứt khoát trong mặt trận tư tưởng và lý luận chính những người dân chủ phải có tư tưởng và lý luận đúng. Cố gắng đầu tiên và quan trọng nhất là thuyết phục những người muốn đóng góp cho cuộc vận đông dân chủ, trí thức cũng như quần chúng, rằng đấu tranh chính trị không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân cả mà luôn luôn chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức. Cuộc đấu tranh để chấm dứt chế độ độc tài đảng trị và thiết lập dân chủ là một cuộc đấu tranh chính trị rất khó khăn. Nó phải có tổ chức, và tổ chức không thể thành hình nhanh chóng được mà đòi hỏi những cố gắng thông minh và bền bị trong rất nhiều năm. Nhưng xây dựng tổ chức là điều không thể tiết kiệm. Các chuyên gia, nhà bình luận, văn nghệ sĩ có thể đóng góp với tư cách cá nhân những thông tin, lý luận và tình cảm có lợi cho cuộc vận động dân chủ nhưng họ không đánh bại được chế độ độc tài, đánh bại được chế độ độc tài hay không là ở các tổ chức dân chủ. Chúng ta trân trọng những đóng góp đó nhưng cũng phải nhận định giới hạn của chúng. Ngược lại những người này cũng cần nhìn thấy giới hạn của chính mình và nhìn nhận sự cần thiết của tổ chức, ngay cả nếu họ có những lý do riêng để không tham gia một tổ chức nào. Đấu tranh chính trị mà không tham gia một tổ chức nào phải được coi là một ngoại lệ chứ không thể là một thông lệ.
Vấn đề là hiện nay vẫn còn nhiều người nghĩ rằng có thể đấu tranh cho dân chủ mà không tham gia một tổ chức nào cả. Một số còn tự hào là không thuộc tổ chức nào, coi đó là dấu hiệu của tinh thần khách quan và đúng đắn. Họ cần được cảnh tỉnh rằng đây là một thái độ rất sai, có hại cho cuộc vận động dân chủ và mâu thuẫn với uớc vọng của chính họ. Họ cần hiểu rằng đấu tranh chính trị cá nhân chỉ thực sự có hiệu quả nơi một số rất ít người có uy tín và trình độ rất cao hoặc có địa vị rất đặc biệt, trong gần như mọi trường hợp tác dụng tích cực không bằng tác dụng tiêu cực là đánh lạc sự chú ý khỏi cố gắng đúng đắn và cần thiết nhất, nghĩa là xây dựng tổ chức dân chủ.
Một sai lầm lớn khác cần được cảnh giác là nghĩ rằng một tổ chức chính trị có thể thành lập được một cách nhanh chóng. Niềm tin nông nổi này đưa tới tình trạng đã quá quen thuộc là nhiều người háo hức thành lập vội vã các tổ chức mỗi khi bối cảnh chính trị tỏ ra thuận lợi cho cuộc vận động dân chủ, với kết quả sau cùng là đóng góp làm lỡ cơ hội vì đánh lạc sự chú ý khỏi những cố gắng nghiêm chỉnh. Phân tích những điều kiện để một cuộc cách mạng thành công và những giai đoạn phải đi qua đã cho thấy một tổ chức chính trị nghiêm túc chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh, liên tục và bền bỉ trong nhiều năm, khởi đầu từ một tư tưởng chính trị hoàn chỉnh. Kinh nghiệm thực tế cũng đã cho thấy là trong bốn thập nhiên qua đã có hàng ngàn tổ chức được manh nha nhưng hầu như tất cả đều đã tan biến, không những thế ngay cả những chính đảng kỳ cựu đã đóng góp nhiều hy sinh và tranh thủ được nhiều uy tín cũng đã tàn lụi đi vì không cập nhật được tư tưởng chính trị. Xây dựng một tổ chức chính trị như vậy đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, cố gắng và thời gian, kể cả may mắn. Những manh động thành lập tổ chức mới thay vì đóng góp cho một tổ chức nghiêm chỉnh có sẵn vì vậy không nên được khuyến khích.
Cũng cần cảnh giác với một ngộ nhận cho rằng chỉ cần tập trung mọi cố gắng xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Đúng là sự thiếu vắng xã hội dân sự đã là nguyên nhân chính khiến chúng ta thua kém so với thế giới và khiến dân tộc ta bất lực trước một chế độ độc tài bạo ngược. Không ai phủ nhận sự cần thiết của xã hội dân sự nhưng phải nhìn đúng vai trò của nó. Mỗi tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa chỉ có thể dành quan tâm đặc biệt cho một vấn đề của xã hội và vì thế có tiếng nói uy tín trên vấn đề đó nhưng, ngược lại, không quán triệt mọi vấn đề của xã hội và cũng không thể có tham vọng chính trị. Mỗi tổ chức phơi bày những sai trái của chế độ độc tài và gây áp lực trên một địa hạt mà mình đặc biêt quan tâm và đã trải nghiệm nên có tiếng nói thẩm quyền. Sức mạnh của các tổ chức xã hội dân sự chính là ở chỗ chúng có mục tiêu nhất định rõ rệt. Chúng là những hỗ trợ quí báu cho cuộc vận động dân chủ nhưng chúng không có chức năng lãnh đạo cuộc đấu tranh cho dân chủ. Đó là chức năng của các tổ chức chính trị.
3.3. Hình thành của một mặt trận dân chủ và đấu tranh đòi bầu cử tự do
Cuộc đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài và thiết lập dân chủ bắt buộc phải có lãnh đạo thống nhất để có thể tranh thủ hậu thuẫn của thế giới, đem lại lòng tin vào thắng lợi và động viên quần chúng. Đặc biệt công tác động viên quần chúng chắc chắn sẽ thất bại nếu phong trào dân chủ phân tán để chỉ có những lời kêu gọi và chỉ thị mâu thuẫn.
Lãnh đạo thống nhất đó có thể là một tổ chức vượt hẳn các tổ chức khác về lực lượng cũng như uy tín buộc các tổ chức khác phải hợp tác vì không có chọn lựa nào khác. Thực tế cho thấy là khả năng này hầu như không có. Giải pháp thực tế là một mặt trận dân chủ qui tụ những tổ chức dân chủ chân chính.
Không một người dân chủ nào không nhận thức được sự cần thiết của một mặt trận dân chủ - hay một liên minh dân chủ- có tầm vóc.
Mặt trận dân chủ này cần thiết để đối lập dân chủ Việt Nam xuất hiện dưới mắt thế giới như một giải pháp thay thế đáng tin cậy, tránh tình trạng các tổ chức đua nhau tranh giành hậu thuẫn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế tạo ra hình ảnh một đối lập Việt Nam phân tán và thiếu tự trọng.
Mặt trận này cũng là điều kiện bắt buộc phải có để đem lại cho quần chúng niềm tin vào thắng lợi, do đó có thể động viên được quần chúng và sau đó để có thể lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi chế độ cộng sản phải nhượng bộ.
Mặt trận này có thể thành lập được vì thời gian đã gạn lọc những ý kiến và ngày nay chỉ còn rất ít những khác biệt về quan điểm.
Bước đầu của cố gắng hình thành mặt trận dân chủ này là đẩy mạnh hơn nữa những tiếp xúc và trao đổi bộc trực trong tinh thần tương kính về bối cảnh quốc tế và về hiện tình đất nước, về những chọn lựa cơ bản cho tương lai, về những vấn đề cấp bách phải giải quyết và về hướng giải quyết cho những vấn đề đó. Chính qua những cuộc trao đổi này mà một đồng thuận có thể đạt tới và những con người cần có để giành thắng lợi cho nó có thể tìm ra.
Giai đoạn vận động này cần được xúc tiến ở cả trong lẫn ngoài nước song song với cố gắng phổ biến rộng rãi lý tưởng dân chủ đa nguyên tới quần chúng. Nó có mục đích tìm ra những người cùng chí hướng để kết hợp hành động. Nó cũng có mục đích tìm hiểu và đối chiếu mọi lập trường chính trị để nhận diện ra những tổ chức chính trị dù không hoàn toàn chia sẻ quan điểm của nhau nhưng vẫn có thể phối hợp hành động. Quan trọng không kém, nó cho phép phát hiện những tổ chức mạo danh dân chủ do đảng cộng sản dựng lên trong mục đích phá hoại phong trào dân chủ. Sự kết hợp trong một mặt trận dân chủ này phải vượt lên trên mọi ngăn cách do quá khứ để lại, trong tinh thần hòa giải dân tộc thành thực và trọn vẹn, hoàn toàn hướng về tương lai. Sức mạnh của kết hợp này chủ yếu dựa trên đồng thuận về mục đích và phương pháp đấu tranh, cùng với sự tin tưởng lẫn nhau. Kết hợp này phải mở cửa cho mọi cá nhân và đoàn thể thuộc mọi xuất xứ miễn là thành thực chia sẻ lý tưởng dân chủ đa nguyên, thành thực tán thành tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc và quả quyết từ khước bạo lực. Mọi bất đồng quan điểm khác đều có thể thỏa hiệp.
Chúng ta khẳng định mặt trận dân chủ này là một mặt trận chống tất cả mọi hình thức độc tài trong đó độc tài cộng sản chỉ là một, chống sự áp bức, chống sự tồi dở và gian trá. Mặt trận dân chủ này hoàn toàn không phải là sự kéo dài của cuộc xung đột trong quá khứ, mà là một kết hợp hướng về tương lai. Nó mở cửa cho mọi người dân chủ thuộc mọi quá khứ chính trị và mọi cương vị. Nhưng ngược lại, nó cũng chỉ mở cửa cho những người thật sự dân chủ.
Để có hiệu năng, như mọi liên minh chính trị, mặt trận dân chủ sẽ cần một tổ chức thành viên làm đầu tàu vừa để bảo đảm sự ổn vững. Với nhận định đó Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một mặt, sẽ nỗ lực phát triển chính mình để có thể dảm nhiệm vai trò đầu tàu đó nhưng, mặt khác, sẽ sẵn sàng nhường vai trò lãnh đạo cho một tổ chức dân chủ khác có ưu thế hơn hoặc bằng mình.
Tuy nhiên, nhận thức về sự cần thiết của một tổ chức đầu tàu không thể làm chúng ta quên rằng những xảo thuật để giành thế thượng phong chỉ làm xấu thêm một hoàn cảnh tự nó đã khó khăn. Mọi tổ chức đều phải coi những cố gắng của mình như những đóng góp cho thắng lợi của dân chủ. Mọi tổ chức, kể cả những tổ chức lớn do sự kết hợp của nhiều tổ chức, đều phải tự coi mình là những thành tố, những chặng đường của một kết hợp càng ngày càng lớn hơn. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cam kết luôn luôn hành xử theo phương châm đó.
Hình thức, chiến thuật và lãnh đạo sẽ uyển chuyển theo tình huống. Khi chính quyền cộng sản đã nhượng bộ và chấp nhận luật chơi dân chủ, cuộc vận động sẽ công khai và cơ quan lãnh đạo mặt trân sẽ đặt ở trong nước. Chừng nào chính quyền cộng sản vẫn còn ngoan cố tiếp tục chính sách đàn áp, hoạt động trong nước sẽ kín đáo và cơ quan lãnh đạo sẽ đặt tại hải ngoại.
Trong cả hai trường hợp chúng ta cần một sự hiện diện tích cực trên cả nước và trong mọi địa hạt. Chúng ta sẽ tận dụng mọi kẽ hở, nắm lấy mọi cơ hội, kết thân với mọi người muốn đổi mới đất nước để tạo ra và nhân lên những cơ sở đối lập càng ngày càng tích cực, càng ngày càng công khai. Một mặt chúng ta nỗ lực để mở rộng thêm cánh cửa bưng bít của chính quyền cộng sản và tận dụng luồng giao lưu giữa trong và ngoài nước, mặt khác chúng ta vận dụng mọi sáng kiến để tạo áp lực càng ngày càng mãnh liệt và nhiều mặt lên chế độ, tiến công tập đoàn cộng sản thủ cựu trên mọi mặt trận, chặn đánh mọi lối thoát của nó, trừ lối thoát về dân chủ đa nguyên.
Sứ mạng của mặt trận dân chủ là đấu tranh đòi dân chủ và bầu cử tự do. Sứ mạng đó coi như đã hoàn tất sau cuộc bầu cử thực sự tự do đầu tiên. Sự tiếp nối hay không, và tiếp nối thế nào nếu có, là quyết định sau đó của các tổ chức thành viên.
Cuộc bầu cử tự do này sẽ không thể do chính quyền cộng sản quyết định một mình và tổ chức một mình. Bầu định chế nào, bầu vào lúc nào, bầu như thế nào, những ai được quyền đi bầu và những ai được quyền ứng cử là những quyết định trên đó đối lập dân chủ Việt Nam phải có tiếng nói.
Bầu cử tự do chỉ có thể diễn ra khi mọi quyền tự do chính trị cơ bản đã được chính thức và long trọng xác nhận và các luật lệ mâu thuẫn với các quyền tự do chính trị đã được bãi bỏ.
Bầu cử tự do phải diễn ra trong tinh thần hòa giải dân tộc, vượt lên trên mọi hàng rào hành chính do chính quyền hiện tại tạo ra hay do hoàn cảnh mà có. Một cách cụ thể, trước khi có bầu cử mọi chính trị phạm phải được trả tự do và phục hồi quyền công dân trọn vẹn, các tiền án chính trị phải được xóa bỏ, người Việt hải ngoại cũng phải được nhìn nhận quốc tịch Việt Nam và quyền bầu cử và ứng cử.
Bầu cử tự do cũng phải được tổ chức bởi một chính quyền hội đủ điều kiện để được nhìn nhận là có khả năng đảm bảo cho bầu cử được công bằng và lương thiện. Chính quyền này sẽ hoan nghênh sự hiện diện không giới hạn của những quan sát viên quốc tế vô tư trong những cuộc bầu cử tự do.
Những đòi hỏi trên đây dù rất khiêm tốn và rất hợp tình hợp lý nhưng chắc chắn sẽ gặp sự chống đối của chính quyền cộng sản, vì thế phải vận dụng mọi áp lực quần chúng và quốc tế trong mọi lãnh vực để buộc đảng cộng sản phải nhượng bộ và tham gia vào tiến trình dân chủ hóa. Thực ra đảng cộng sản không có chọn lựa nào khác. Dân chủ đã trở thành luật chơi chung của thế giới và một làn sóng dân chủ mới đang trào dâng trong khi Trung Quốc, chỗ dựa cuối cùng của họ đã lung lay. Họ chỉ còn chọn lựa làm tác nhân hay làm nạn nhân của một chuyển hóa tất yếu.
Kết quả của cuộc bầu cử tự do thật ra không quan trọng lắm. Ngay trong trường hợp Đảng Cộng Sản, hoặc hậu thân của nó dưới một danh xưng khác, giành được thắng lợi thì nó cũng không thể là một đảng cầm quyền độc đoán nữa; chế độ dân chủ đã được thiết lập, cuộc vận động dân chủ đã thành công và người thắng lớn vẫn là dân tộc Việt Nam. Tuy vậy với tình trạng bi đát của đất nước và những trách nhiệm của Đảng Cộng Sản –sai lầm cũng như tội ác- được phơi bày qua thảo luận dân chủ chúng ta có thể dự đoán mà không sợ sai lầm là Đảng Cộng Sản sẽ thảm bại, thậm chí có thể bị xóa bỏ, ngay trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Vả lại có mọi triển vọng là cuộc tranh cử sẽ không diễn ra giữa Đảng Cộng Sản và các tổ chức dân chủ mà giữa thành phần thủ cựu còn lại của Đảng Cộng Sản với các lực lượng dân chủ, bởi vì ngay khi dân chủ và bầu cử tự do đã được chấp nhận trên nguyên tắc, chắc chắn một phần đáng kể đảng viên cộng sản, kể cả một số cơ sở của Đảng Cộng Sản, sẽ ly khai và gia nhập hàng ngũ dân chủ.
Trong đấu tranh để đòi bầu cử tự do cũng như để giành thắng lợi qua các cuộc bầu cử tự do đó, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên lúc nào cũng chủ trương xóa bỏ hận thù, tôn trọng mọi người và mọi chính kiến để hợp tác với nhau và cùng nhau xây dựng tương lai Việt Nam chung. Tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc này không thể bị đồng hóa với thái độ sẵn sàng cấu kết và đồng lõa với bất cứ ai. Thái độ của Tập Hợp rất minh bạch. Tập Hợp có mục tiêu và đường lối rõ ràng và Tập Hợp sẽ kiên trì theo đuổi. Tập Hợp sẽ dồn mọi cố gắng để giành thắng lợi trong bầu cử tự do. Nếu thắng, Tập Hợp sẽ cùng với các tổ chức chính trị đồng minh chia sẻ trách nhiệm trước dân tộc. Nếu không may thắng lợi về tay những lực lượng khác lập trường, Tập Hợp sẽ tiếp tục đấu tranh trong cương vị của một đối lập đứng đắn và trách nhiệm.
Như tất cả mọi cuộc vận động chính trị, cuộc đấu tranh này sẽ đòi hỏi nhiều thỏa hiệp. Đấu tranh bất bạo động có nghĩa là chấp nhận đi đến thắng lợi sau cùng qua các thỏa hiệp giai đoạn. Tập Hợp sẽ chấp nhận những thỏa hiệp giai đoạn, nhưng sẽ không sợ đánh mất chính mình vì đã có tư tưởng nền tảng và những định hướng lớn làm kim chỉ nam. Tập Hợp sẽ chấp nhận những thỏa hiệp giai đoạn có tác dụng rút ngắn lộ trình dân chủ nhưng sẽ không nhân nhượng trên ba lập trường căn bản : lý tưởng dân chủ đa nguyên, tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, và phương thức đấu tranh bất bạo động.
Từ những phân tích trên, cố gắng đấu tranh để chấm dứt chế độ độc tài và xây dựng dân chủ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ tập trung vào những công tác trọng điểm sau đây.
3.1. Thức tỉnh quần chúng về sự cần thiết của một giải pháp chung cho cả dân tộc
Sự mâu thuẫn đáng phẫn nộ giữa tiềm năng to lớn và hiện trạng bi đát của dân tộc, giữa ước vọng dân chủ rộng khắp và sự kéo dài thách đố của chế độ độc tài toàn trị có một nguyên nhân chính : đó là tâm lý luồn lách để tìm những giải pháp cá nhân cho những vấn đề cá nhân. Tâm lý đó là di sản lịch sử và văn hóa của hàng ngàn năm trong đó con người hoàn toàn không có tiếng nói, phải chịu đựng chính quyền như một định mệnh và tìm cách thích ứng để tự tồn. Luồn lách để tồn tại đã, một mặt, buộc người dân phải chấp nhận làm những điều không lương thiện và góp phần làm ung thối thêm xã hội, mặt khác, khiến người dân phải thỏa hiệp với chế độ, đóng góp cho chế độ và do đó giúp chế độ tồn tại, một điều không ai muốn.
Cố gắng đầu tiên, trọng đại và cam go của những người dân chủ là thức tỉnh dân chúng rằng bắt buộc phải có một giải pháp chung, nghĩa là một thay đổi chế độ chính trị, chứ mỗi người không thể xé lẻ và luồn lách để tự giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân. Sẽ chỉ có một thiểu số không đáng kể thành công như vậy và sự thành nếu có cũng chỉ là tạm bợ và đầy bất trắc.
Phải đánh đổ trước hết chủ nghĩa luồn lách và phát huy ý chí sống lương thiện, xứng đáng và trách nhiệm. Chừng nào quần chúng còn chưa tin là mọi người Việt Nam đều gắn bó với nhau trong một số phận chung, và do đó cần một giải pháp chung, cuộc vận động dân chủ vẫn chưa thể thành công và chế độ độc tài vẫn tồn tại, hay nếu có sụp đổ do sự ruỗng nát của chính nó thì cũng chỉ nhường chỗ cho một tình trạng hỗn loạn vô chính phủ còn tồi tệ hơn cả một chế độ độc tài.
Khó khăn chính của cuộc cách mạng tâm lý này là nó đòi hỏi cả lý luận lẫn sự kích thích và do đó chỉ có những kết hợp chính trị mới có thể vận động được một cách hữu hiệu. Các nhà nghiên cứu, các nhà tư tưởng, ngay cả các nhân sĩ uy tín, nếu có, cũng bất lực vì chính sự kiện họ đứng một mình cũng đã không nhiều thì ít chứng tỏ họ chọn lựa giải pháp cá nhân và khiến cho những hô hào của họ về một ý thức chung mất rất nhiều tác dụng. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên hiểu trách nhiệm và vai trò của mình trong cuộc đột phá tâm lý này.
3.2 Giành thắng lợi dứt khoát về mặt tư tưởng và lý luận
Trong đấu tranh cách mạng thắng lợi về tư tưởng và lý luận cuối cùng sớm muộn cũng đưa tới thắng lợi chính trị; ngược lại một chính quyền không còn gì để nói trước sau cũng bị đào thải. Hiện nay chính quyền cộng sản đã hoàn toàn bối rối trên mặt trận ý thức nhưng đối lập dân chủ Việt Nam cũng chưa giành được thắng lợi dứt khoát. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng để bẻ gãy hẳn những lý luận ngụy biện có lợi cho chế độ độc tài và giải tỏa những lấn cấn còn tồn tại trong nhân dân và một số người dân chủ. Cuộc đấu tranh tư tưởng này rất quan trọng, ngay cả sau khi dân chủ đã được thiết lập, vì đó chính là cuộc vận động cốt lõi để thay đổi cách suy nghĩ và hành động, nghĩa là thay đổi hướng đi của lịch sử.
Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng dân chủ sẽ đưa tới hỗn loạn. Chúng ta cần chứng minh rằng dân chủ là điều kiện căn bản để bảo đảm không có hỗn loạn, là phương thức sinh hoạt cho phép xã hội tiến hóa và đổi mới không ngừng trong trật tự. Chúng ta cần khẳng định rằng đất nước sẽ không thể vươn lên được nếu không đẩy lùi được tham nhũng vì tham nhũng làm hỏng tất cả mọi kế hoạch, dự án, công trình. Nhưng kinh nghiệm của mọi quốc gia trên thế giới đã chứng tỏ rằng người ta không thể cải tiến một chính quyền tham nhũng mà chỉ có một giải pháp duy nhất là thay thế chính quyền tham nhũng bằng một chính quyền khác. Dân chủ chính là thể chế cho phép thay đổi chính quyền mà không gây hỗn loạn; dân chủ vì vậy là giải pháp bắt buộc cho những nước mắc nạn tham nhũng nặng như Việt Nam.
Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng muốn phát triển cần có kỷ luật và muốn có kỷ luật cần hy sinh dân chủ, giới hạn tự do và nhân quyền. Nhân dân Việt Nam cần được giải thích rõ ràng không thể có kỷ luật quốc gia nào khác hơn là hiến pháp và luật pháp. Nhân dân Việt Nam cũng cần được thuyết phục rằng dân chủ, tự do và nhân quyền không những không là những trở ngại mà còn là những điều kiện không có không được cho một phát triển lành mạnh, liên tục và bền vững; những tiến bộ ban đầu tại một số nước độc tài như Trung Quốc và Việt Nam chỉ là hậu quả của việc nới lỏng một số tự do và tháo gỡ một phần chính sách quản lý độc đoán và sẽ mau chóng đạt tới giới hạn nếu không có chuyển biến thực sự về dân chủ. Trên thực tế đà phát triển tại hai nước này đã khựng lại vì hai chính quyền Trung Quốc và Việt Nam không chịu đẩy mạnh thêm cải tổ theo chiều hướng dân chủ hóa.
Chúng ta phải bẻ gẫy lập luận cho rằng xã hội phương Đông khác với xã hội phương Tây, và do đó không thể chấp nhận những giá trị của phương Tây như tự do cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Tự do, dân chủ và nhân quyền là những giá trị phổ cập của cả loài người, không riêng gì của phương Tây. Các giá trị đó có mặt trong mọi nền văn minh, kể cả tại Việt Nam. Ưu điểm của các nước phương Tây là đã biết phát huy mạnh mẽ những giá trị đó, nhờ thế họ đã phồn vinh và vượt xa phần còn lại của thế giới. Chúng ta cần phát huy những giá trị đó để tiến lên. Và vì chúng ta đã chậm trễ nên cần phát huy một cách mạnh mẽ và quả quyết.
Chúng ta cần phơi bày sự sai trái của lập luận cho rằng các giá trị văn hóa Châu Á có lợi cho phát triển hơn các giá trị văn hóa phương Tây. Đằng sau lập luận mị dân đó là ý đồ biện hộ cho những chế độ độc tài chuyên chính. Không phải ngẫu nhiên mà chế độ cộng sản Trung Quốc đang cố gắng phục hồi Khổng Giáo và cũng không có gì ngạc nhiên nếu chế độ cộng sản Việt Nam sẽ hưởng ứng. Chúng ta phải cảnh giác để làm thất bại kế hoạch tuyên truyền này. Dĩ nhiên các nền văn hóa Châu Á có nhiều điểm tích cực nhưng những điểm tiêu cực còn nhiều hơn và trầm trọng hơn. Các nước Châu Á phát triển nhất đã phát triển nhờ chấp nhận cách suy nghĩ tổ chức và làm việc dân chủ của người phương Tây chứ không vì phủ nhận phương Tây và đề cao những nét đặc thù của mình. Vả lại, các nước Châu Á có những nền văn hóa và phong tục rất khác nhau, nên không thể nói một cách chung chung tới những giá trị phương Đông hay Châu Á được.
Chúng ta cần ý thức rằng đây không phải chỉ là những cuộc tranh luận lý thuyết. Đằng sau những lập luận ngụy biện bênh vực cho các chế độ độc tài là những nhà tù khắc nghiệt, những đày đọa thô bạo mà những con người đáng quí nhất của đất nước là nạn nhân, trong khi một thiểu số cường hào tha hồ vơ vét tài nguyên quốc gia.
Chúng ta cũng cần phải cực lực bác bỏ một thứ "chủ nghĩa kinh tế" mà một số chính quyền, trong đó có chính quyền cộng sản Việt Nam, đã lấy làm lý cớ để phủ nhận hoặc giới hạn tự do, dân chủ và nhân quyền. Kinh tế không phải là tất cả, và ngay cả trên địa hạt thuần túy kinh tế tỷ lệ tăng trưởng cũng không phải là tất cả. Một thành tích tăng trưởng kinh tế 10% không cho phép một chính quyền tự mãn là có công rồi áp đặt một chế độ độc tài lên dân chúng, nhất là khi sự tăng trưởng đó chỉ là rút ngắn một phần sau sự tụt hậu do chính họ gây ra và đất nước phải trả bằng một giá rất đắt về văn hóa, đạo đức, môi trường. Mục tiêu quốc gia mà chúng ta phấn đấu để toàn dân Việt Nam chia sẻ là một xã hội phồn vinh, có văn hóa cao, có sự phân phối hợp tình hợp lý lợi tức quốc gia, có cơ hội thăng tiến công bằng cho mọi người, có liên đới giữa người và người và giữa mọi người với đất nước, có bảo đảm tự do và phẩm giá cho mọi người, có khả năng không ngừng vươn lên, có môi trường thiên nhiên được bảo vệ và liên tục cải thiện.
Một cố gắng khác, rất quan trọng, là thuyết phục mọi đảng viên cộng sản và viên chức nhà nước rằng họ hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để lo ngại sự cáo chung của chế độ độc tài đảng trị cả, trái lại họ còn có mọi lý do để vui mừng trước những thắng lợi của dân chủ. Danh dự, nhân phẩm và những quyền lợi hợp pháp của họ sẽ được tôn trọng. Hơn thế nữa, họ còn trút bỏ được mặc cảm tội lỗi tiếp tay cho một chế độ tồi dở và gian trá. Họ sẽ có niềm tự hào đóng góp đưa đất nước tiến lên với phúc lợi càng ngày càng lớn cho mọi người, kể cả chính họ.
Cố gắng tranh thủ sự hưởng ứng của những cán bộ đảng viên cộng sản không khó về mặt lý luận vì trong đại bộ phận họ cũng đều là nạn nhân của chế độ và cũng rất bất mãn. Khó khăn là ở di sản tâm lý do cuộc chiến và cách cai trị thô bạo của đảng cộng sản để lại. Nhiều người không tin rằng hận thù có thể xóa bỏ dễ dàng, trong khi đó thì vẫn còn những luận điệu cực đoan của một thiểu số vô ý thức và vô trách nhiệm gây thêm sự lo ngại. Bởi vậy cuộc vận động dân chủ, một mặt, phải khẳng định một cách thật quả quyết tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc và, mặt khác, phải cam kết một cách hùng hồn rằng sẽ không có bất cứ một biện pháp phân biệt đối xử nào. Muốn như thế hàng ngũ dân chủ phải qui tụ mọi người xuất phát từ mọi quá khứ chính trị. Một tập hợp chính trị dù có thiện chí và đường lối đứng đắn đến đâu mà chỉ gồm những người xuất phát từ một trong hai phe quốc gia cũ hay cộng sản cũ cũng vô vọng.
Để giành thắng lợi dứt khoát trong mặt trận tư tưởng và lý luận chính những người dân chủ phải có tư tưởng và lý luận đúng. Cố gắng đầu tiên và quan trọng nhất là thuyết phục những người muốn đóng góp cho cuộc vận đông dân chủ, trí thức cũng như quần chúng, rằng đấu tranh chính trị không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân cả mà luôn luôn chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức. Cuộc đấu tranh để chấm dứt chế độ độc tài đảng trị và thiết lập dân chủ là một cuộc đấu tranh chính trị rất khó khăn. Nó phải có tổ chức, và tổ chức không thể thành hình nhanh chóng được mà đòi hỏi những cố gắng thông minh và bền bị trong rất nhiều năm. Nhưng xây dựng tổ chức là điều không thể tiết kiệm. Các chuyên gia, nhà bình luận, văn nghệ sĩ có thể đóng góp với tư cách cá nhân những thông tin, lý luận và tình cảm có lợi cho cuộc vận động dân chủ nhưng họ không đánh bại được chế độ độc tài, đánh bại được chế độ độc tài hay không là ở các tổ chức dân chủ. Chúng ta trân trọng những đóng góp đó nhưng cũng phải nhận định giới hạn của chúng. Ngược lại những người này cũng cần nhìn thấy giới hạn của chính mình và nhìn nhận sự cần thiết của tổ chức, ngay cả nếu họ có những lý do riêng để không tham gia một tổ chức nào. Đấu tranh chính trị mà không tham gia một tổ chức nào phải được coi là một ngoại lệ chứ không thể là một thông lệ.
Vấn đề là hiện nay vẫn còn nhiều người nghĩ rằng có thể đấu tranh cho dân chủ mà không tham gia một tổ chức nào cả. Một số còn tự hào là không thuộc tổ chức nào, coi đó là dấu hiệu của tinh thần khách quan và đúng đắn. Họ cần được cảnh tỉnh rằng đây là một thái độ rất sai, có hại cho cuộc vận động dân chủ và mâu thuẫn với uớc vọng của chính họ. Họ cần hiểu rằng đấu tranh chính trị cá nhân chỉ thực sự có hiệu quả nơi một số rất ít người có uy tín và trình độ rất cao hoặc có địa vị rất đặc biệt, trong gần như mọi trường hợp tác dụng tích cực không bằng tác dụng tiêu cực là đánh lạc sự chú ý khỏi cố gắng đúng đắn và cần thiết nhất, nghĩa là xây dựng tổ chức dân chủ.
Một sai lầm lớn khác cần được cảnh giác là nghĩ rằng một tổ chức chính trị có thể thành lập được một cách nhanh chóng. Niềm tin nông nổi này đưa tới tình trạng đã quá quen thuộc là nhiều người háo hức thành lập vội vã các tổ chức mỗi khi bối cảnh chính trị tỏ ra thuận lợi cho cuộc vận động dân chủ, với kết quả sau cùng là đóng góp làm lỡ cơ hội vì đánh lạc sự chú ý khỏi những cố gắng nghiêm chỉnh. Phân tích những điều kiện để một cuộc cách mạng thành công và những giai đoạn phải đi qua đã cho thấy một tổ chức chính trị nghiêm túc chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh, liên tục và bền bỉ trong nhiều năm, khởi đầu từ một tư tưởng chính trị hoàn chỉnh. Kinh nghiệm thực tế cũng đã cho thấy là trong bốn thập nhiên qua đã có hàng ngàn tổ chức được manh nha nhưng hầu như tất cả đều đã tan biến, không những thế ngay cả những chính đảng kỳ cựu đã đóng góp nhiều hy sinh và tranh thủ được nhiều uy tín cũng đã tàn lụi đi vì không cập nhật được tư tưởng chính trị. Xây dựng một tổ chức chính trị như vậy đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, cố gắng và thời gian, kể cả may mắn. Những manh động thành lập tổ chức mới thay vì đóng góp cho một tổ chức nghiêm chỉnh có sẵn vì vậy không nên được khuyến khích.
Cũng cần cảnh giác với một ngộ nhận cho rằng chỉ cần tập trung mọi cố gắng xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Đúng là sự thiếu vắng xã hội dân sự đã là nguyên nhân chính khiến chúng ta thua kém so với thế giới và khiến dân tộc ta bất lực trước một chế độ độc tài bạo ngược. Không ai phủ nhận sự cần thiết của xã hội dân sự nhưng phải nhìn đúng vai trò của nó. Mỗi tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa chỉ có thể dành quan tâm đặc biệt cho một vấn đề của xã hội và vì thế có tiếng nói uy tín trên vấn đề đó nhưng, ngược lại, không quán triệt mọi vấn đề của xã hội và cũng không thể có tham vọng chính trị. Mỗi tổ chức phơi bày những sai trái của chế độ độc tài và gây áp lực trên một địa hạt mà mình đặc biêt quan tâm và đã trải nghiệm nên có tiếng nói thẩm quyền. Sức mạnh của các tổ chức xã hội dân sự chính là ở chỗ chúng có mục tiêu nhất định rõ rệt. Chúng là những hỗ trợ quí báu cho cuộc vận động dân chủ nhưng chúng không có chức năng lãnh đạo cuộc đấu tranh cho dân chủ. Đó là chức năng của các tổ chức chính trị.
3.3. Hình thành của một mặt trận dân chủ và đấu tranh đòi bầu cử tự do
Cuộc đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài và thiết lập dân chủ bắt buộc phải có lãnh đạo thống nhất để có thể tranh thủ hậu thuẫn của thế giới, đem lại lòng tin vào thắng lợi và động viên quần chúng. Đặc biệt công tác động viên quần chúng chắc chắn sẽ thất bại nếu phong trào dân chủ phân tán để chỉ có những lời kêu gọi và chỉ thị mâu thuẫn.
Lãnh đạo thống nhất đó có thể là một tổ chức vượt hẳn các tổ chức khác về lực lượng cũng như uy tín buộc các tổ chức khác phải hợp tác vì không có chọn lựa nào khác. Thực tế cho thấy là khả năng này hầu như không có. Giải pháp thực tế là một mặt trận dân chủ qui tụ những tổ chức dân chủ chân chính.
Không một người dân chủ nào không nhận thức được sự cần thiết của một mặt trận dân chủ - hay một liên minh dân chủ- có tầm vóc.
Mặt trận dân chủ này cần thiết để đối lập dân chủ Việt Nam xuất hiện dưới mắt thế giới như một giải pháp thay thế đáng tin cậy, tránh tình trạng các tổ chức đua nhau tranh giành hậu thuẫn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế tạo ra hình ảnh một đối lập Việt Nam phân tán và thiếu tự trọng.
Mặt trận này cũng là điều kiện bắt buộc phải có để đem lại cho quần chúng niềm tin vào thắng lợi, do đó có thể động viên được quần chúng và sau đó để có thể lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi chế độ cộng sản phải nhượng bộ.
Mặt trận này có thể thành lập được vì thời gian đã gạn lọc những ý kiến và ngày nay chỉ còn rất ít những khác biệt về quan điểm.
Bước đầu của cố gắng hình thành mặt trận dân chủ này là đẩy mạnh hơn nữa những tiếp xúc và trao đổi bộc trực trong tinh thần tương kính về bối cảnh quốc tế và về hiện tình đất nước, về những chọn lựa cơ bản cho tương lai, về những vấn đề cấp bách phải giải quyết và về hướng giải quyết cho những vấn đề đó. Chính qua những cuộc trao đổi này mà một đồng thuận có thể đạt tới và những con người cần có để giành thắng lợi cho nó có thể tìm ra.
Giai đoạn vận động này cần được xúc tiến ở cả trong lẫn ngoài nước song song với cố gắng phổ biến rộng rãi lý tưởng dân chủ đa nguyên tới quần chúng. Nó có mục đích tìm ra những người cùng chí hướng để kết hợp hành động. Nó cũng có mục đích tìm hiểu và đối chiếu mọi lập trường chính trị để nhận diện ra những tổ chức chính trị dù không hoàn toàn chia sẻ quan điểm của nhau nhưng vẫn có thể phối hợp hành động. Quan trọng không kém, nó cho phép phát hiện những tổ chức mạo danh dân chủ do đảng cộng sản dựng lên trong mục đích phá hoại phong trào dân chủ. Sự kết hợp trong một mặt trận dân chủ này phải vượt lên trên mọi ngăn cách do quá khứ để lại, trong tinh thần hòa giải dân tộc thành thực và trọn vẹn, hoàn toàn hướng về tương lai. Sức mạnh của kết hợp này chủ yếu dựa trên đồng thuận về mục đích và phương pháp đấu tranh, cùng với sự tin tưởng lẫn nhau. Kết hợp này phải mở cửa cho mọi cá nhân và đoàn thể thuộc mọi xuất xứ miễn là thành thực chia sẻ lý tưởng dân chủ đa nguyên, thành thực tán thành tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc và quả quyết từ khước bạo lực. Mọi bất đồng quan điểm khác đều có thể thỏa hiệp.
Chúng ta khẳng định mặt trận dân chủ này là một mặt trận chống tất cả mọi hình thức độc tài trong đó độc tài cộng sản chỉ là một, chống sự áp bức, chống sự tồi dở và gian trá. Mặt trận dân chủ này hoàn toàn không phải là sự kéo dài của cuộc xung đột trong quá khứ, mà là một kết hợp hướng về tương lai. Nó mở cửa cho mọi người dân chủ thuộc mọi quá khứ chính trị và mọi cương vị. Nhưng ngược lại, nó cũng chỉ mở cửa cho những người thật sự dân chủ.
Để có hiệu năng, như mọi liên minh chính trị, mặt trận dân chủ sẽ cần một tổ chức thành viên làm đầu tàu vừa để bảo đảm sự ổn vững. Với nhận định đó Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một mặt, sẽ nỗ lực phát triển chính mình để có thể dảm nhiệm vai trò đầu tàu đó nhưng, mặt khác, sẽ sẵn sàng nhường vai trò lãnh đạo cho một tổ chức dân chủ khác có ưu thế hơn hoặc bằng mình.
Tuy nhiên, nhận thức về sự cần thiết của một tổ chức đầu tàu không thể làm chúng ta quên rằng những xảo thuật để giành thế thượng phong chỉ làm xấu thêm một hoàn cảnh tự nó đã khó khăn. Mọi tổ chức đều phải coi những cố gắng của mình như những đóng góp cho thắng lợi của dân chủ. Mọi tổ chức, kể cả những tổ chức lớn do sự kết hợp của nhiều tổ chức, đều phải tự coi mình là những thành tố, những chặng đường của một kết hợp càng ngày càng lớn hơn. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cam kết luôn luôn hành xử theo phương châm đó.
Hình thức, chiến thuật và lãnh đạo sẽ uyển chuyển theo tình huống. Khi chính quyền cộng sản đã nhượng bộ và chấp nhận luật chơi dân chủ, cuộc vận động sẽ công khai và cơ quan lãnh đạo mặt trân sẽ đặt ở trong nước. Chừng nào chính quyền cộng sản vẫn còn ngoan cố tiếp tục chính sách đàn áp, hoạt động trong nước sẽ kín đáo và cơ quan lãnh đạo sẽ đặt tại hải ngoại.
Trong cả hai trường hợp chúng ta cần một sự hiện diện tích cực trên cả nước và trong mọi địa hạt. Chúng ta sẽ tận dụng mọi kẽ hở, nắm lấy mọi cơ hội, kết thân với mọi người muốn đổi mới đất nước để tạo ra và nhân lên những cơ sở đối lập càng ngày càng tích cực, càng ngày càng công khai. Một mặt chúng ta nỗ lực để mở rộng thêm cánh cửa bưng bít của chính quyền cộng sản và tận dụng luồng giao lưu giữa trong và ngoài nước, mặt khác chúng ta vận dụng mọi sáng kiến để tạo áp lực càng ngày càng mãnh liệt và nhiều mặt lên chế độ, tiến công tập đoàn cộng sản thủ cựu trên mọi mặt trận, chặn đánh mọi lối thoát của nó, trừ lối thoát về dân chủ đa nguyên.
Sứ mạng của mặt trận dân chủ là đấu tranh đòi dân chủ và bầu cử tự do. Sứ mạng đó coi như đã hoàn tất sau cuộc bầu cử thực sự tự do đầu tiên. Sự tiếp nối hay không, và tiếp nối thế nào nếu có, là quyết định sau đó của các tổ chức thành viên.
Cuộc bầu cử tự do này sẽ không thể do chính quyền cộng sản quyết định một mình và tổ chức một mình. Bầu định chế nào, bầu vào lúc nào, bầu như thế nào, những ai được quyền đi bầu và những ai được quyền ứng cử là những quyết định trên đó đối lập dân chủ Việt Nam phải có tiếng nói.
Bầu cử tự do chỉ có thể diễn ra khi mọi quyền tự do chính trị cơ bản đã được chính thức và long trọng xác nhận và các luật lệ mâu thuẫn với các quyền tự do chính trị đã được bãi bỏ.
Bầu cử tự do phải diễn ra trong tinh thần hòa giải dân tộc, vượt lên trên mọi hàng rào hành chính do chính quyền hiện tại tạo ra hay do hoàn cảnh mà có. Một cách cụ thể, trước khi có bầu cử mọi chính trị phạm phải được trả tự do và phục hồi quyền công dân trọn vẹn, các tiền án chính trị phải được xóa bỏ, người Việt hải ngoại cũng phải được nhìn nhận quốc tịch Việt Nam và quyền bầu cử và ứng cử.
Bầu cử tự do cũng phải được tổ chức bởi một chính quyền hội đủ điều kiện để được nhìn nhận là có khả năng đảm bảo cho bầu cử được công bằng và lương thiện. Chính quyền này sẽ hoan nghênh sự hiện diện không giới hạn của những quan sát viên quốc tế vô tư trong những cuộc bầu cử tự do.
Những đòi hỏi trên đây dù rất khiêm tốn và rất hợp tình hợp lý nhưng chắc chắn sẽ gặp sự chống đối của chính quyền cộng sản, vì thế phải vận dụng mọi áp lực quần chúng và quốc tế trong mọi lãnh vực để buộc đảng cộng sản phải nhượng bộ và tham gia vào tiến trình dân chủ hóa. Thực ra đảng cộng sản không có chọn lựa nào khác. Dân chủ đã trở thành luật chơi chung của thế giới và một làn sóng dân chủ mới đang trào dâng trong khi Trung Quốc, chỗ dựa cuối cùng của họ đã lung lay. Họ chỉ còn chọn lựa làm tác nhân hay làm nạn nhân của một chuyển hóa tất yếu.
Kết quả của cuộc bầu cử tự do thật ra không quan trọng lắm. Ngay trong trường hợp Đảng Cộng Sản, hoặc hậu thân của nó dưới một danh xưng khác, giành được thắng lợi thì nó cũng không thể là một đảng cầm quyền độc đoán nữa; chế độ dân chủ đã được thiết lập, cuộc vận động dân chủ đã thành công và người thắng lớn vẫn là dân tộc Việt Nam. Tuy vậy với tình trạng bi đát của đất nước và những trách nhiệm của Đảng Cộng Sản –sai lầm cũng như tội ác- được phơi bày qua thảo luận dân chủ chúng ta có thể dự đoán mà không sợ sai lầm là Đảng Cộng Sản sẽ thảm bại, thậm chí có thể bị xóa bỏ, ngay trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Vả lại có mọi triển vọng là cuộc tranh cử sẽ không diễn ra giữa Đảng Cộng Sản và các tổ chức dân chủ mà giữa thành phần thủ cựu còn lại của Đảng Cộng Sản với các lực lượng dân chủ, bởi vì ngay khi dân chủ và bầu cử tự do đã được chấp nhận trên nguyên tắc, chắc chắn một phần đáng kể đảng viên cộng sản, kể cả một số cơ sở của Đảng Cộng Sản, sẽ ly khai và gia nhập hàng ngũ dân chủ.
Trong đấu tranh để đòi bầu cử tự do cũng như để giành thắng lợi qua các cuộc bầu cử tự do đó, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên lúc nào cũng chủ trương xóa bỏ hận thù, tôn trọng mọi người và mọi chính kiến để hợp tác với nhau và cùng nhau xây dựng tương lai Việt Nam chung. Tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc này không thể bị đồng hóa với thái độ sẵn sàng cấu kết và đồng lõa với bất cứ ai. Thái độ của Tập Hợp rất minh bạch. Tập Hợp có mục tiêu và đường lối rõ ràng và Tập Hợp sẽ kiên trì theo đuổi. Tập Hợp sẽ dồn mọi cố gắng để giành thắng lợi trong bầu cử tự do. Nếu thắng, Tập Hợp sẽ cùng với các tổ chức chính trị đồng minh chia sẻ trách nhiệm trước dân tộc. Nếu không may thắng lợi về tay những lực lượng khác lập trường, Tập Hợp sẽ tiếp tục đấu tranh trong cương vị của một đối lập đứng đắn và trách nhiệm.
Như tất cả mọi cuộc vận động chính trị, cuộc đấu tranh này sẽ đòi hỏi nhiều thỏa hiệp. Đấu tranh bất bạo động có nghĩa là chấp nhận đi đến thắng lợi sau cùng qua các thỏa hiệp giai đoạn. Tập Hợp sẽ chấp nhận những thỏa hiệp giai đoạn, nhưng sẽ không sợ đánh mất chính mình vì đã có tư tưởng nền tảng và những định hướng lớn làm kim chỉ nam. Tập Hợp sẽ chấp nhận những thỏa hiệp giai đoạn có tác dụng rút ngắn lộ trình dân chủ nhưng sẽ không nhân nhượng trên ba lập trường căn bản : lý tưởng dân chủ đa nguyên, tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, và phương thức đấu tranh bất bạo động.
(còn tiếp)
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/925827817427327/
[dact-2015-ethongluan-dau-tranh-dan-chu-2].
Ngày đăng 06/02/2015
______________________________
— Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên, năm 2015./ >Download pdf (77 trang)
— Chương 1: “Nhiệm vụ lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 2: "Làn sóng dân chủ thứ tư" - DACT 2015 - ethongluan
— Chương 4: “Nền tảng tư tưởng” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 3: “Khúc quanh lịch sử” - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 5: “Định hướng lớn" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 5: “Định hướng lớn" (tiếp) - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 6: “Thể chế và Hiến Pháp" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 7: “Đấu tranh dân chủ" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 7: “Đấu tranh dân chủ" (tiếp) - DACT 2015
— Chương 8: “Chuyển tiếp dân chủ" - DACT 2015 của ethongluan
— Chương 9: “Giấc mơ Việt Nam" - DACT 2015 của ethongluan
Đăng nhận xét