Vụ việc UBND thành phố Hà Nội ra quyết định chặt gần 6700 cây xanh trên địa bàn gây nên sự bất bình của dư luận trong mấy ngày qua đã một lần nữa chứng tỏ vấn đề môi trường nên là ưu tư quan trọng của mọi chính trị gia cũng như của mọi chính đảng. Quan điểm của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên trong vấn đề môi trường rất rõ ràng: Đất nước trước hết là đất và nước, nếu đất nước cằn cỗi và ô nhiễm đến độ không còn sinh sống được nữa thì chúng ta cũng chẳng còn gì để nói với nhau. Tuy vậy, từ vài thập niên qua, chúng ta liên tục chứng kiến một thảm kịch cực kỳ nghiêm trọng trong lịch sử nước ta: đó là sự hủy hoại nhanh chóng ngay chính nền tảng của đất nước. Người thành phố ra đường phải đeo khẩu trang bịt mặt và trở thành xa lạ với nhau. Ô nhiễm đã đạt tới mức độ tàn phá sức khỏe gây thảm kịch cho mọi người nhất là người nghèo, nghĩa là đa số nhân dân. Nó cũng gây tốn kém lớn về y tế, làm giảm năng suất lao động và có khả năng khiến du khách xa lánh nước ta, thế giới tẩy chay thực phẩm của ta. Ô nhiễm đã là một vi phạm nghiêm trọng tới quyền con người bởi vì nước sạch, không khí trong lành, không gian yên lặng là những quyền con người cơ bản nhất.
Tại sao môi sinh môi trường của nước ta lại có thể bị tàn phá trầm trọng như vậy? Lý do đầu tiên, do văn hóa truyền thống nên chúng ta chưa ý thức được tầm quan trọng của môi trường. Lý do thứ hai, do sự mù quáng của các cấp lãnh đạo nối tiếp nhau nên họ không ý thức rằng phát triển chỉ có thể bền vững nếu môi trường được bảo vệ. Các nhà máy ô nhiễm gây thiệt hại nặng nề cho xã hội hơn những lợi nhuận ngắn hạn mà chúng đem lại. Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm này là tham nhũng: tham nhũng cho phép những công ty hối lộ để bỏ qua những tiêu chuẩn xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường, tham nhũng làm các cấp lãnh đạo nhắm mắt làm ngơ cho những dự án phá hoại môi sinh được phép hoạt động. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là sự thiếu vắng các hội đoàn dân sự: ở Việt Nam, các hội đoàn dân sự, dù hoàn toàn không có tham vọng chính trị, cũng đều bị kiểm soát, cấm đoán, gây khó khăn.
Muốn bảo vệ môi trường cần phải có phương tiện và lực lượng. Chúng ta cần các quyền tự do ngôn luận và tự do kết hợp được đảm bảo và tôn trọng. Tự do ngôn luận và các hội đoàn dân sự là những vũ khí chính của mỗi công dân tự bảo vệ môi trường sống quanh mình. Nền tảng của một xã hội tiến bộ phải đặt trên xã hội dân sự. Hãy để ý, các nước có môi trường trong lành nhất đều là những quốc gia tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất để xã hội dân sự phát triển. Chúng ta cũng cần một nhà nước pháp trị và hệ thống luật pháp nghiêm minh. Mọi hành vi phá hoại môi trường đều phải bị trừng trị thích đáng. Đừng lo chi phí xử lý chất thải là gánh nặng cho các doanh nghiệp, hay cho sự phát triển chung của xã hội. Phải hiểu phát triển là thành tích tổng hòa trên nhiều mặt, trong đó có môi trường. Đồng thời phải hiểu phát triển là sự kiện mọi người gắn bó một cách tự nguyện trong cố gắng xây dựng một tương lai chung và mỗi người cảm thấy được làm chủ đời mình, được sống theo ý mình, được quí trọng trong một xã hội không đe dọa, được hưởng phúc lợi do cố gắng của mình, được bảo đảm những cơ hội thăng tiến công bình, và có lý do để tin rằng ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay và cuộc sống của con cái mình sẽ hơn cuộc sống của mình. Trong tương lai tốt đẹp mà mọi người cùng gắng sức dựng chung đó, môi trường là một trong những thành tố căn bản nhất. Các doanh nghiệp khi đáp ứng và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường sẽ nhận lại được những phúc lợi dù khó đong đếm nhưng hoàn toàn có thể hình dung được.
Như đã nói ở trên về sự tai hại mà một chính quyền tham nhũng có thể gây ra cho môi trường. Các hội đoàn dân sự dù mạnh đến đâu cũng không thể thiếu vai trò của một hệ thống chính trị minh bạch và trách nhiệm. Chúng ta cũng cần một thể chế dân chủ để cho phép thay thế, một cách hòa bình, những chính quyền bị tham nhũng chi phối. Kinh nghiệm cho thấy chỉ có thể thay thế chứ không thể cải thiện và chờ mong một chính quyền tham nhũng thay đổi. Chúng ta cũng cần thể chế dân chủ vì chỉ có thể chế này mới có thể minh bạch. Chúng ta cần dân chủ để có thể đào luyện và thử thách được một đội ngũ lãnh đạo có trách nhiệm và đạo đức. Nước Việt Nam tiến bộ cần coi môi trường là một trong những giá trị nền tảng, quyết định cách thức tổ chức xã hội của người Việt với nhau. Những giá trị nền tảng này dù chúng ta chưa có nhưng chúng ta có thể có được qua giáo dục, pháp luật, bằng việc làm gương của nhà nước và tầng lớp trí thức, và một lần nữa bằng các hội đoàn văn hóa, giáo dục và môi trường.
Một vài chính sách về môi trường mà Tập hợp sẽ thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp về dân chủ và khi cầm quyền:
Việt NhẫnTại sao môi sinh môi trường của nước ta lại có thể bị tàn phá trầm trọng như vậy? Lý do đầu tiên, do văn hóa truyền thống nên chúng ta chưa ý thức được tầm quan trọng của môi trường. Lý do thứ hai, do sự mù quáng của các cấp lãnh đạo nối tiếp nhau nên họ không ý thức rằng phát triển chỉ có thể bền vững nếu môi trường được bảo vệ. Các nhà máy ô nhiễm gây thiệt hại nặng nề cho xã hội hơn những lợi nhuận ngắn hạn mà chúng đem lại. Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm này là tham nhũng: tham nhũng cho phép những công ty hối lộ để bỏ qua những tiêu chuẩn xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường, tham nhũng làm các cấp lãnh đạo nhắm mắt làm ngơ cho những dự án phá hoại môi sinh được phép hoạt động. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là sự thiếu vắng các hội đoàn dân sự: ở Việt Nam, các hội đoàn dân sự, dù hoàn toàn không có tham vọng chính trị, cũng đều bị kiểm soát, cấm đoán, gây khó khăn.
Muốn bảo vệ môi trường cần phải có phương tiện và lực lượng. Chúng ta cần các quyền tự do ngôn luận và tự do kết hợp được đảm bảo và tôn trọng. Tự do ngôn luận và các hội đoàn dân sự là những vũ khí chính của mỗi công dân tự bảo vệ môi trường sống quanh mình. Nền tảng của một xã hội tiến bộ phải đặt trên xã hội dân sự. Hãy để ý, các nước có môi trường trong lành nhất đều là những quốc gia tôn trọng và tạo điều kiện tốt nhất để xã hội dân sự phát triển. Chúng ta cũng cần một nhà nước pháp trị và hệ thống luật pháp nghiêm minh. Mọi hành vi phá hoại môi trường đều phải bị trừng trị thích đáng. Đừng lo chi phí xử lý chất thải là gánh nặng cho các doanh nghiệp, hay cho sự phát triển chung của xã hội. Phải hiểu phát triển là thành tích tổng hòa trên nhiều mặt, trong đó có môi trường. Đồng thời phải hiểu phát triển là sự kiện mọi người gắn bó một cách tự nguyện trong cố gắng xây dựng một tương lai chung và mỗi người cảm thấy được làm chủ đời mình, được sống theo ý mình, được quí trọng trong một xã hội không đe dọa, được hưởng phúc lợi do cố gắng của mình, được bảo đảm những cơ hội thăng tiến công bình, và có lý do để tin rằng ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay và cuộc sống của con cái mình sẽ hơn cuộc sống của mình. Trong tương lai tốt đẹp mà mọi người cùng gắng sức dựng chung đó, môi trường là một trong những thành tố căn bản nhất. Các doanh nghiệp khi đáp ứng và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường sẽ nhận lại được những phúc lợi dù khó đong đếm nhưng hoàn toàn có thể hình dung được.
Như đã nói ở trên về sự tai hại mà một chính quyền tham nhũng có thể gây ra cho môi trường. Các hội đoàn dân sự dù mạnh đến đâu cũng không thể thiếu vai trò của một hệ thống chính trị minh bạch và trách nhiệm. Chúng ta cũng cần một thể chế dân chủ để cho phép thay thế, một cách hòa bình, những chính quyền bị tham nhũng chi phối. Kinh nghiệm cho thấy chỉ có thể thay thế chứ không thể cải thiện và chờ mong một chính quyền tham nhũng thay đổi. Chúng ta cũng cần thể chế dân chủ vì chỉ có thể chế này mới có thể minh bạch. Chúng ta cần dân chủ để có thể đào luyện và thử thách được một đội ngũ lãnh đạo có trách nhiệm và đạo đức. Nước Việt Nam tiến bộ cần coi môi trường là một trong những giá trị nền tảng, quyết định cách thức tổ chức xã hội của người Việt với nhau. Những giá trị nền tảng này dù chúng ta chưa có nhưng chúng ta có thể có được qua giáo dục, pháp luật, bằng việc làm gương của nhà nước và tầng lớp trí thức, và một lần nữa bằng các hội đoàn văn hóa, giáo dục và môi trường.
Một vài chính sách về môi trường mà Tập hợp sẽ thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp về dân chủ và khi cầm quyền:
1) Thuyên chuyển thành phần an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, công an tình báo trong bộ máy công an sang làm công tác môi trường. Bộ máy an ninh văn hóa, tư tưởng, tình báo vừa tốn kém lại vừa không cần thiết.
2) Tăng cường hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích sử dụng xe đạp; đánh thuế môi trường trên ôtô và xe máy; cấm các phương tiện sử dụng xăng dầu trong nội thị.
3) Chú trọng hệ thống thoát nước và vệ sinh công cộng.
4) Đình chỉ tức khắc và vĩnh viễn dự án Bô-xít; đình chỉ các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến khi nào Việt Nam có đủ khả năng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc điều hành các nhà máy.
https://www.facebook.com/notes/
[van-de-moi-truong-trong-dact-2015].
Ngày đăng 23/03/2015
___________________________
Tham khảo: Khai sáng Kỷ nguyên thứ 2 - Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên, năm 2015./ >Download pdf (77 trang)
Đăng nhận xét