Sự ngạo mạn thái quá, có phần điên rồ, của một cá nhân có thể dẫn đến tai họa cho cả một đất nước. Không bài học nào rõ ràng bằng trường hợp Venezuela. 10 năm sau khi Hugo Chávez đưa ra học thuyết “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, Venezuela đang trên bờ vực sụp đổ toàn diện. Ngay cả giấy vệ sinh giờ cũng trở thành mặt hàng khan hiếm!
David Boaz thuộc Viện nghiên cứu Cato mỉa mai: “Venezuela đã đến chặng cuối của con đường XHCN: không có giấy vệ sinh” (Business Insider 5-4-2015). Một phần vấn đề ở chỗ Hugo Chávez đã xây dựng nền kinh tế XHCN bằng “định hướng” công nghiệp dầu. Thay vì phát triển tư nhân hóa công nghiệp, Hugo Chávez chỉ dựa vào dầu. Doanh thu dầu được chi mạnh cho các chương trình phúc lợi xã hội, như “nguyên lý căn bản” của lý thuyết “CHXH”, tạo ra một xã hội làng nhàng mọi người đều vui vẻ cùng có cái ăn và không ai quá giàu hơn ai. Lý thuyết này, trong một thời điểm, đã giúp Venezuela tương đối ổn định và mang lại uy tín chính trị cho cá nhân Hugo Chávez. Tuy nhiên, dầu từng chiếm 95% doanh thu xuất khẩu Venezuela; cùng với khí đốt, chiếm 25% GDP; nay bị mất giá. Theo đó, “CNXH” cũng mất giá. Chính xác hơn, đó là hậu quả của thứ lý luận phi khoa học và phản kinh tế, được cổ súy từ những lãnh đạo bất chấp sự vận động tất yếu của khoa học và không màng qui luật kinh tế.
Lạm phát Venezuela hiện 70% (cao nhất thế giới) – Wall Street Journal (13-3-2015) cho biết. Cái giá phải trả cho nền kinh tế phi sản xuất là sự thiếu hụt nghiêm trọng gần như mọi mặt hàng, từ phụ tùng xe đến giấy vệ sinh (nhiều khách sạn Venezuela ra thông báo yêu cầu khách phải mang theo giấy vệ sinh, xà phòng, kem đánh răng…). Bị ảnh hưởng nặng nhất là các dịch vụ xã hội vốn sống bằng ngân sách bao cấp. Trong 45.000 giường tại các bệnh viện công, hiện chỉ có 16.300 giường còn hoạt động. Bệnh viện tư, với 8.000 giường, cũng bị ảnh hưởng mạnh. Venezuela cần khoảng 1 tỉ USD/năm để nhập thiết bị y tế nhưng họ được cấp không đến 200 triệu USD năm 2014; giảm mạnh so với 807 triệu USD năm 2010. Khoảng 70% các loại dược phẩm đang thiếu trầm trọng. Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Nicholás Maduro hiện chỉ 22%, thấp nhất kể từ khi kế nhiệm Hugo Chávez cách đây hai năm (The Guardian 22-3-2015). Maduro không đủ sức và không thể đổ “đống vỏ ốc” Hugo Chávez để lại.
Venezuela bây giờ cần gì? Không hẳn là việc (trông chờ) xóa cấm vận của Mỹ. Điều họ cần là một gương mặt đủ mạnh để xóa cái di sản “XHCN” của Hugo Chávez, đủ dũng cảm để đứng lên nói với quốc dân rằng từ bây giờ họ phải làm lại từ đầu, phải đi trên một con đường mà gần như mọi quốc gia trên thế giới này đang đi.
Theo FB Mạnh Kim
[manh-kim-venezuela-sup-do].
Ngày 08/04/2015
------------------------------
Liên hệ đến VN: Dự án Junin-2, khai thác dầu nặng tại Venezuela vốn đối ứng của VN là 40% trên 8 tỷ USD tức là 3,2 tỷ USD, về việc này đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan - đoàn Hà Nội đã chất vấn Bộ Trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nhưng ông này quanh co không trả lời được và sự việc đã bị chìm đi rất khó hiểu. Theo một nguồn tin không chính thức đến tháng 5/2014, vốn VN đầu tư vào Venezuela vượt xa dự toán và cố nhiên là lỗ nặng phải rút chạy từ cuối năm 2014.
David Boaz thuộc Viện nghiên cứu Cato mỉa mai: “Venezuela đã đến chặng cuối của con đường XHCN: không có giấy vệ sinh” (Business Insider 5-4-2015). Một phần vấn đề ở chỗ Hugo Chávez đã xây dựng nền kinh tế XHCN bằng “định hướng” công nghiệp dầu. Thay vì phát triển tư nhân hóa công nghiệp, Hugo Chávez chỉ dựa vào dầu. Doanh thu dầu được chi mạnh cho các chương trình phúc lợi xã hội, như “nguyên lý căn bản” của lý thuyết “CHXH”, tạo ra một xã hội làng nhàng mọi người đều vui vẻ cùng có cái ăn và không ai quá giàu hơn ai. Lý thuyết này, trong một thời điểm, đã giúp Venezuela tương đối ổn định và mang lại uy tín chính trị cho cá nhân Hugo Chávez. Tuy nhiên, dầu từng chiếm 95% doanh thu xuất khẩu Venezuela; cùng với khí đốt, chiếm 25% GDP; nay bị mất giá. Theo đó, “CNXH” cũng mất giá. Chính xác hơn, đó là hậu quả của thứ lý luận phi khoa học và phản kinh tế, được cổ súy từ những lãnh đạo bất chấp sự vận động tất yếu của khoa học và không màng qui luật kinh tế.
Lạm phát Venezuela hiện 70% (cao nhất thế giới) – Wall Street Journal (13-3-2015) cho biết. Cái giá phải trả cho nền kinh tế phi sản xuất là sự thiếu hụt nghiêm trọng gần như mọi mặt hàng, từ phụ tùng xe đến giấy vệ sinh (nhiều khách sạn Venezuela ra thông báo yêu cầu khách phải mang theo giấy vệ sinh, xà phòng, kem đánh răng…). Bị ảnh hưởng nặng nhất là các dịch vụ xã hội vốn sống bằng ngân sách bao cấp. Trong 45.000 giường tại các bệnh viện công, hiện chỉ có 16.300 giường còn hoạt động. Bệnh viện tư, với 8.000 giường, cũng bị ảnh hưởng mạnh. Venezuela cần khoảng 1 tỉ USD/năm để nhập thiết bị y tế nhưng họ được cấp không đến 200 triệu USD năm 2014; giảm mạnh so với 807 triệu USD năm 2010. Khoảng 70% các loại dược phẩm đang thiếu trầm trọng. Tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Nicholás Maduro hiện chỉ 22%, thấp nhất kể từ khi kế nhiệm Hugo Chávez cách đây hai năm (The Guardian 22-3-2015). Maduro không đủ sức và không thể đổ “đống vỏ ốc” Hugo Chávez để lại.
Venezuela bây giờ cần gì? Không hẳn là việc (trông chờ) xóa cấm vận của Mỹ. Điều họ cần là một gương mặt đủ mạnh để xóa cái di sản “XHCN” của Hugo Chávez, đủ dũng cảm để đứng lên nói với quốc dân rằng từ bây giờ họ phải làm lại từ đầu, phải đi trên một con đường mà gần như mọi quốc gia trên thế giới này đang đi.
Theo FB Mạnh Kim
[manh-kim-venezuela-sup-do].
Ngày 08/04/2015
------------------------------
Liên hệ đến VN: Dự án Junin-2, khai thác dầu nặng tại Venezuela vốn đối ứng của VN là 40% trên 8 tỷ USD tức là 3,2 tỷ USD, về việc này đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan - đoàn Hà Nội đã chất vấn Bộ Trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nhưng ông này quanh co không trả lời được và sự việc đã bị chìm đi rất khó hiểu. Theo một nguồn tin không chính thức đến tháng 5/2014, vốn VN đầu tư vào Venezuela vượt xa dự toán và cố nhiên là lỗ nặng phải rút chạy từ cuối năm 2014.
Đăng nhận xét