(Viết Lê Quân -VNTB) - “Lỗi cực kỳ lớn” vẫn có khả năng lặp lại nếu 1 tỷ USD vay quốc tế sắp tới được Chính phủ “chuyển giao” cho một số doanh nghiệp nào đó mà chẳng có dự án cụ thể nào cho giải ngân. Thậm chí thê thảm hơn, Quốc hội khi đó vẫn “ngoài luồng”.
Hai thất bại quá khứ
Sau cuộc họp thường kỳ cuối tháng 8/2014 của người đứng đầu Chính phủ với các bộ ngành, một tin tức đáng chú ý là “phát ngôn viên” của Chính phủ - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên - xác nhận: “Chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp hơn do khoản vay khoảng 1 tỷ đôla trước đây lãi cao”.
Tính từ năm 2005, khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn là Phó thủ tướng, đây sẽ là lần thứ ba chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế, nếu kế hoạch vay 1 tỷ USD được thông qua.
Tuy nhiên hai lần phát hành trái phiếu quốc tế trước đây đều dập dìu mưa gió.
Vào năm 2005 phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla. Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Nhưng do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ.
Vinashin cũng là một “điển hình tiên tiến” cực kỳ nổi bật trong nhóm lợi ích doanh nghiệp - chính sách ở Việt Nam, với số nợ lên đến hơn 80.000 tỷ đồng và biến thành một trong những vụ án kinh tế ghê gớm nhất trong lịch sử pháp đình quốc gia này.
5 năm sau, vào năm 2010, Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại.
Không kém cạnh gì Vinashin, tập đoàn Vinalines tiếp tục trở thành nỗi đau dày vò của giới điều hành kinh tế dày lợi ích. Thậm chí “nhân chứng” của vụ án Vinalines là Dương Chí Dũng còn trực tiếp gây ra một vụ scandal đủ lớn cho Bộ Công an và một số quan chức chính quyền khi bỏ trốn rồi bị bắt lại.
Nợ nần ngập đầu!
Vào đầu năm 2014, Chính phủ Việt Nam cũng phát động một chiến dịch phát hành trái phiếu trị giá 600 triệu USD cho Vinashin. Tuy nhiên cho đến nay, kế hoạch này chưa có một hồi âm nào đáng kể. Nhiều chuyên gia cho rằng trong bầu không khí u ám lỗ lã và nợ nần, không dễ gì các doanh nghiệp nước ngoài “đổ xô” để mua trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành.
Bằng chứng có tính mô tả rõ nhất là suốt hơn một năm qua, Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) đã quá khó khăn để bán lại nợ cho nước ngoài, dù họ đã chỉ mua nợ của khối ngân hàng thương mại trong nước với giá rất “bèo”.
Không thể bán nợ, nhưng tiền để trả nợ cũng là một vấn nạn lớn. Đầu năm nay tại kỳ họp quốc hội, một chuyên gia thuộc trường phái “phản biện trung thành” cũng phải thốt lên: “Làm ra 100 đồng thì đã phải dùng đến 98 đồng để trả nợ!”.
Đó là một sự thật! Nợ công quốc gia đã trở thành một “gánh sơn hà”, khác hoàn toàn với các báo cáo của Chính phủ và bộ ngành vẫn sắt son tỷ lệ nợ công hiện thời chỉ khoảng 55% GDP.
Trong khi đó, con số 1 tỷ USD, tương đương 22.000 tỷ đồng Chính phủ đang muốn vay quốc tế lại hoàn toàn chẳng phải lớn lao so với dự án một thời “vẽ” đến 10.000 tỷ đồng để xây dựng trụ sở Bộ Giao thông Vận tải, hay dự án sân bay Long Thành gây tranh cãi ghê gớm với kinh phí dự kiến gần 8 tỷ USD…
Câu hỏi đặt ra là trong khi Ngân hàng nhà nước vẫn luôn khoe “thành tích” tích tụ được đến gần 30 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, vì sao Chính phủ lại vẫn phải vay tiền? Phải chăng đang diễn ra một nghịch lý ghê gớm: ngân hàng quá thừa tiền (cả tiền Việt lẫn USD), nhưng Chính phủ lại gần cạn ngoại tệ?
Cần nhắc lại, hồi đầu năm nay, lần đầu tiên chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng phải điều trần “quyết liệt” trước Quốc hội nhằm tăng trần bội chi ngân sách từ 4,7% lên 5,3%.
“Lỗi cực kỳ lớn”
Trả lời đài BBC, kinh tế gia Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi: Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này (1 tỷ USD) cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa.
Còn chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng trước đây việc chính phủ giao toàn bộ tiền vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là “lỗi cực kỳ lớn” trong quản lý tài chính quốc gia.
Tất nhiên, “lỗi cực kỳ lớn” như thế vẫn có khả năng lặp lại nếu 1 tỷ USD vay quốc tế sắp tới được Chính phủ “chuyển giao” cho một số doanh nghiệp nào đó mà chẳng có dự án cụ thể nào cho giải ngân.
Thậm chí thê thảm hơn, Quốc hội khi đó vẫn “ngoài luồng”.
Tính từ năm 2005, khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn là Phó thủ tướng, đây sẽ là lần thứ ba chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế, nếu kế hoạch vay 1 tỷ USD được thông qua.
Tuy nhiên hai lần phát hành trái phiếu quốc tế trước đây đều dập dìu mưa gió.
Vào năm 2005 phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla. Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Nhưng do Chính phủ cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho Chính phủ.
Vinashin cũng là một “điển hình tiên tiến” cực kỳ nổi bật trong nhóm lợi ích doanh nghiệp - chính sách ở Việt Nam, với số nợ lên đến hơn 80.000 tỷ đồng và biến thành một trong những vụ án kinh tế ghê gớm nhất trong lịch sử pháp đình quốc gia này.
5 năm sau, vào năm 2010, Chính phủ Việt Nam tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Số tiền này sau đó được Chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines... vay lại.
Không kém cạnh gì Vinashin, tập đoàn Vinalines tiếp tục trở thành nỗi đau dày vò của giới điều hành kinh tế dày lợi ích. Thậm chí “nhân chứng” của vụ án Vinalines là Dương Chí Dũng còn trực tiếp gây ra một vụ scandal đủ lớn cho Bộ Công an và một số quan chức chính quyền khi bỏ trốn rồi bị bắt lại.
Nợ nần ngập đầu!
Vào đầu năm 2014, Chính phủ Việt Nam cũng phát động một chiến dịch phát hành trái phiếu trị giá 600 triệu USD cho Vinashin. Tuy nhiên cho đến nay, kế hoạch này chưa có một hồi âm nào đáng kể. Nhiều chuyên gia cho rằng trong bầu không khí u ám lỗ lã và nợ nần, không dễ gì các doanh nghiệp nước ngoài “đổ xô” để mua trái phiếu do Chính phủ Việt Nam phát hành.
Bằng chứng có tính mô tả rõ nhất là suốt hơn một năm qua, Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) đã quá khó khăn để bán lại nợ cho nước ngoài, dù họ đã chỉ mua nợ của khối ngân hàng thương mại trong nước với giá rất “bèo”.
Không thể bán nợ, nhưng tiền để trả nợ cũng là một vấn nạn lớn. Đầu năm nay tại kỳ họp quốc hội, một chuyên gia thuộc trường phái “phản biện trung thành” cũng phải thốt lên: “Làm ra 100 đồng thì đã phải dùng đến 98 đồng để trả nợ!”.
Đó là một sự thật! Nợ công quốc gia đã trở thành một “gánh sơn hà”, khác hoàn toàn với các báo cáo của Chính phủ và bộ ngành vẫn sắt son tỷ lệ nợ công hiện thời chỉ khoảng 55% GDP.
Trong khi đó, con số 1 tỷ USD, tương đương 22.000 tỷ đồng Chính phủ đang muốn vay quốc tế lại hoàn toàn chẳng phải lớn lao so với dự án một thời “vẽ” đến 10.000 tỷ đồng để xây dựng trụ sở Bộ Giao thông Vận tải, hay dự án sân bay Long Thành gây tranh cãi ghê gớm với kinh phí dự kiến gần 8 tỷ USD…
Câu hỏi đặt ra là trong khi Ngân hàng nhà nước vẫn luôn khoe “thành tích” tích tụ được đến gần 30 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, vì sao Chính phủ lại vẫn phải vay tiền? Phải chăng đang diễn ra một nghịch lý ghê gớm: ngân hàng quá thừa tiền (cả tiền Việt lẫn USD), nhưng Chính phủ lại gần cạn ngoại tệ?
Cần nhắc lại, hồi đầu năm nay, lần đầu tiên chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng phải điều trần “quyết liệt” trước Quốc hội nhằm tăng trần bội chi ngân sách từ 4,7% lên 5,3%.
“Lỗi cực kỳ lớn”
Trả lời đài BBC, kinh tế gia Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi: Vai trò của Quốc Hội trong khoản vay không hề nhỏ này (1 tỷ USD) cũng cần được làm rõ, cho đến nay chưa biết thông tin Chính phủ đã báo cáo với Quốc Hội hay chưa.
Còn chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng trước đây việc chính phủ giao toàn bộ tiền vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là “lỗi cực kỳ lớn” trong quản lý tài chính quốc gia.
Tất nhiên, “lỗi cực kỳ lớn” như thế vẫn có khả năng lặp lại nếu 1 tỷ USD vay quốc tế sắp tới được Chính phủ “chuyển giao” cho một số doanh nghiệp nào đó mà chẳng có dự án cụ thể nào cho giải ngân.
Thậm chí thê thảm hơn, Quốc hội khi đó vẫn “ngoài luồng”.
Viết Lê Quân
https://www.facebook.com/pham.chidung.96
Ngày đăng 08/09/2014 [vay-1-ty-usd-de-dao-no-chinh-phu-can-ngoai-te].
Đăng nhận xét