Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Việt Nam đã phải thừa nhận "nợ chính quyền địa phương"

Posted By Đoàn Hữu Long on Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014 | 06:20

VNTB: Lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam và cả Ban tuyên giáo trung ương phải thừa nhận khái niệm "nợ chính quyền địa phương".

Khái niệm trên chỉ tồn tại ở Trung Quốc trong thời gian từ năm 2011, khi bắt đầu phát sinh nợ xấu. Chỉ trong ba năm qua, nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần, khá tương đồng với Việt Nam.

Việc thừa nhận trên có chút gì đó tương xứng với xu hướng buộc phải minh bạch hóa nền tài chính - một vấn đề mà Việt Nam đang đứng ở thứ hạng khá thấp trong bảng tổng sắp hạng của Tổ chức Minh bạch thế giới do giấu diếm và dối trá quá nhiều số liệu.

Tuy nhiên, việc buộc phải công bố những con số nợ của chính quyền địa phương đang phản ánh thế bế tắc của nền ngân sách quốc gia theo cái cách "ăn hết lấy gì mà tiêu" (lời chủ tịch quốc hội).

http://www.ijavn.org/2014/10/viet-nam-phai-thua-nhan-no-chinh-quyen.html
Ngày đăng 29/10/2014 [viet-nam-phai-thua-nhan-no-chinh-quyen-dia-phuong]
_______________________
Bài viết liên quan:
Tài liệu tối mật của VC bị đánh cắp
Việt Nam, Ngôi Sao Sắp Tắt
http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-chinh-quyen-bac-lieu-sap-vo-no.html
______________________________________________

Nợ của chính quyền địa phương tăng chóng mặt!

Lan Nhi
Thứ Ba, 28/10/2014

(TBKTSG Online) - Theo thống kê của Chính phủ, không chỉ nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh có tốc độ tăng nhanh về số tuyệt đối mà nợ của chính quyền địa phương trong vòng 4 năm qua cũng tăng chóng mặt.

Thống kê của Chính phủ báo cáo Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội kỳ họp thứ 8 đang diễn ra cho thấy, nợ của chính quyền địa phương đã tăng gần 5 lần trong vòng 4 năm (2010-2013).

Cụ thể: Từ mức 6.777 tỉ đồng năm 2010 lên 10.884 tỉ đồng (2011), 24.504 tỉ đồng (2012) và 30.016 tỉ đồng năm 2013.

Dự tính hết năm 2014, con số này sẽ là 33.500 tỉ đồng và sang năm 2015 sẽ là 38.000 tỉ đồng do nhiều địa phương vẫn tiếp tục có nhu cầu phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư vào các dự án hạ tầng.

Tính đến hết năm 2013, một số địa phương có số dư nợ lớn và có xu hướng tăng nhanh là TPHCM (12.419 tỉ đồng; trong đó hơn 10.000 tỉ đồng là vốn trái phiếu chính quyền địa phương phát hành, phần còn lại là vay Kho bạc nhà nước); tiếp đến là Hà Nội (4.650 tỉ đồng, chủ yếu là phát hành trái phiếu 4.400 tỉ đồng), Đà Nẵng nợ 1.655 tỉ đồng, Quảng Ninh nợ 1.555 tỉ đồng.

Do ngân sách nhà nước cấp không đủ cho địa phương đầu tư vào các dự án, chính quyền nhiều địa phương phải huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau và trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ được sử dụng nhiều nhất trong những năm gần đây.

Hầu hết các dự án sử dụng vốn vay bằng trái phiếu chỉ mới được giải ngân hoặc mới được ra quyết định đầu tư trong thời gian gần đây nên chưa xác định được hiệu quả của việc đầu tư.

Song tại nhiều địa phương, việc sử dụng các nguồn vốn vay khác như vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ thì thời gian đầu tư, thi công luôn kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, làm nặng thêm gánh trả nợ. Ví dụ, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (9/2013), nhiều dự án giao thông và thủy lợi chậm tiến độ, khiến cho các dự án được đầu tư vì mục tiêu cấp bách đã không còn cấp bách nữa; ví dụ ở Phú Thọ có 25 dự án, Thanh Hóa có 5 dự án.

Tại nhiều địa phương, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách, nay phải bố trí nguồn hàng năm để trả nợ cũng là tình trạng phổ biến.

TBKTSG

Đăng nhận xét