(Việt Hoàng) Chính quyền Việt Nam và không ít người nông cạn cho rằng cần hy sinh dân chủ để đất nước có ổn định và cần phải ưu tiên phát triển kinh tế trước vì kinh tế phát triển sẽ có dân chủ. Đây là một điều hoàn toàn sai. Ổn định là cần thiết nhưng với chính quyền thì ‘ổn định’ có nghĩa là đảng cộng sản phải cầm quyền suốt đời và người dân phải chấp nhận điều đó, trong khi ý nghĩa thật sự của sự ổn định là hiến pháp và pháp luận phải ổn định, nghiêm minh và trong sáng để người dân có thể yên tâm xây dựng cuộc sống và lập ra những dự định cho tương lai.
Sự phát triển của đất nước cũng vậy, nó là thành quả của dân chủ chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến dân chủ. “Sự thực, phát triển là hậu quả của tự do và dân chủ. Nhưng vì tự nó phát triển cũng thúc đẩy và phát huy tự do dân chủ nên dễ có ngộ nhận giữa hậu quả và nguyên nhân đưa đến sự nhẫn nhục sai lầm là hãy tạm chấp nhận độc tài để có phát triển rồi sau đó phát triển sẽ đem tới dân chủ. Sự ngộ nhận này đã bị các tập đoàn độc tài khai thác”. Một ví dụ là Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ với nội dung tôn trọng các quyền tự do dân chủ được ra đời vào năm 1776. Chính vì có bản hiến pháp dân chủ qui định rõ quyền, trách nhiệm và giới hạn của chính phủ cũng như những quyền tự do căn bản của người dân cho nên nước Mỹ đã thành công vượt bậc và trở thành cường quốc số một trên thế giới. Các nước phương Tây cũng vậy. Không có dân chủ thì không thể chống được tham nhũng, không thể xây dựng một nền giáo dục khai phóng và bình đẳng, cũng không thể xây dựng được các công trình dân sinh đầy đủ và hiện hại như y tế, đường sá giao thông và không thể đảm bảo công ăn việc làm cho người dân cũng như các phúc lợi xã hội... vì thế người dân Việt Nam phải kiên quyết nói không với luận điệu gian trá này của chính quyền Việt Nam.
Một trong những lĩnh vực quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay của đất nước là phát triển kinh tế. Tuy nhiên ngay cả trong lĩnh vực duy nhất biện minh cho sự chính đáng của đảng cộng sản thì chính quyền Việt Nam cũng đã thất bại thảm hại. Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21 và sau 70 năm cầm quyền tuyệt đối của đảng thì Việt Nam vẫn còn nhiều người thiếu đói.
Trong sản xuất công nghiệp thì Việt Nam vẫn chưa sản xuất nổi cái đinh vít cho hãng Samsung. Nguyên nhân dẫn đến sự thua kém tủi nhục đó là do sự lãnh đạo độc tài và toàn trị của chế độ cộng sản. Kinh tế tư nhân và quyền sở hữu của người dân vẫn không được tôn trọng và thừa nhận. Các doanh nghiệp nhà nước luôn lấn sân và do được ưu tiên quá đáng khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân không thể cạnh tranh một cách lành mạnh. Một nước Việt Nam dân chủ cần nhanh chóng thay đổi xã hội và con người để có phát triển.
‘Chúng ta cần một xã hội dân chủ, quí trọng con người, đặt lòng tin ở con người, để cho con người tự do quyết định xây dựng đời mình. Chúng ta cần một nhà nước pháp trị, có luật pháp đầy đủ và không có quá nhiều thủ tục, chúng ta cần một cơ chế thị trường thay vì một kế hoạch áp đặt.
Chúng ta cần những con người tự do, trách nhiệm, lương thiện, gắn bó vào cộng đồng, cầu tiến và thi đua chứ không ghen tức và phá hoại. Chúng ta cần những con người ham thích kinh doanh, khao khát làm giàu một cách lương thiện.
Chúng ta cần một bộ máy kinh tế hoạt động không cưỡng chế. Nhà kinh doanh phải được phép tự do hành động theo các qui luật khách quan của kinh doanh và thị trường. Liên đới xã hội là một ưu tư thường trực của một chính quyền đứng đắn, nhưng liên đới xã hội phải được thực hiện ở khâu phân phối lợi tức quốc gia, qua thuế khóa, chứ không thể can thiệp trực tiếp vào sự điều hành hoạt động kinh doanh.
Chúng ta cũng cần một bối cảnh pháp lý, nghĩa là hiến pháp và pháp luật, ổn định để người dân có thể yên tâm xây dựng cuộc sống và lập ra những dự định cho tương lai mà không lo sợ một thay đổi luật chơi đột ngột làm hỏng dự án kinh doanh của mình’.
Việt Nam là một nước nghèo, rất nghèo vì vậy mục tiêu phát triển kinh tế sẽ là một ưu tiên quan trọng của chính phủ dân chủ tương lai. Tư tưởng chủ đạo cho nền kinh tế Việt Nam sẽ là ‘một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích’.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho rằng ‘dân chủ, quyền tư hữu, kinh tế thị trường, nhà nước nhẹ là những yếu tố làm nảy sinh ra phát triển kinh tế’.
‘Phát triển kinh tế đòi hỏi ba yếu tố vừa cần vừa đủ: con người có ước muốn kinh doanh, có thể kinh doanh, và có phương tiện để kinh doanh.
Để ước muốn kinh doanh người dân cần một bối cảnh tâm lý thuận lợi : hoạt động kinh doanh được xã hội quí trọng, ý kiến và sáng kiến được đề cao, sự chấp nhận rủi ro được tôn vinh; họ cũng cần có lý do để lạc quan tin tưởng rằng kinh doanh sẽ có lợi và lợi tức đó sẽ là của họ. Nói một cách khác, để kinh doanh, cùng với một bối cảnh kinh tế lạc quan, nhà kinh doanh cần một tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh doanh và một bảo đảm chắc chắn về quyền tư hữu. Yếu tố khởi động này của phát triển giải thích tại sao các nước cộng sản đã suy sụp vì không tôn trọng quyền tư hữu. Nhưng quan trọng hơn, nó giải thích tại sao hiện tượng phát triển đã chỉ có tại một số quốc gia nhờ một tâm lý xã hội thuận lợi.
Để có thể kinh doanh, doanh nhân cần một xã hội có trật tự và an ninh, cần được luật pháp đảm bảo và được tự do hành động; họ không thể bị trói buộc bởi quá nhiều qui định, không bị gò bó trong một kế hoạch quốc gia cứng chắc, không phải nộp thuế quá cao, không bị sách nhiễu bởi một guồng máy chính quyền tham nhũng. Chúng ta nhìn thấy ở đây sự cần thiết của một thể chế dân chủ pháp trị, của một hoạt động kinh tế thị trường thay vì kinh tế hoạch định, của một guồng máy nhà nước nhẹ. Nhưng chúng ta cũng nhìn thấy một lần nữa các yếu tố tâm lý: đạo đức và lương thiện. Tham nhũng cũng là hậu quả của sự suy đồi của đạo đức xã hội.
Người kinh doanh dĩ nhiên cũng cần có phương tiện, nghĩa là có nguồn nhân lực cần thiết với những khả năng cần có, có một cơ sở hạ tầng tốt, có vốn đầu tư, có một hệ thống tín dụng ngân hàng đắc lực để huy động vốn luân chuyển. Vốn đầu tư chỉ là một trong những yếu tố và cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Vốn có ít thì đầu tư ít, và lợi nhuận sẽ đẻ ra vốn. Vả lại tư bản có trí khôn và lôgíc riêng của chính nó, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; ở đâu kinh doanh có lợi vốn sẽ tìm đến. Điều quan trọng hơn hết vẫn là con người, những con người thực thà, lương thiện, có kỹ năng và có tinh thần trách nhiệm. Một lần nữa yếu tố tâm lý và văn hóa là nòng cốt’. (Dự Án Chính Trị 2015)
Trong Tập Hợp có rất nhiều người là doanh nhân đang làm việc tại Việt Nam cũng như trên khắp thế giới. Có doanh nhân làm việc tại Mỹ mà lợi tức lên đến hàng triệu đôla mỗi năm, cũng có doanh nhân tại Việt Nam dù vất vả hơn nhiều nhưng thu nhập chỉ đủ nuôi vợ con... Tập Hợp ý thức được tầm quan trọng của giới doanh nhân Việt Nam trong sự đóng góp của họ cho sự thịnh vượng của đất nước. Tập Hợp tôn trọng và cố gắng tạo mọi điều kiện để tầng lớp doanh nhân Việt Nam phát triển và vươn lên. Sự thành công của họ sẽ là sự thành công của đất nước. Là một tổ chức chính trị dân chủ, Tập Hợp quan tâm và chú ý đến tất cả mọi tầng lớp trong xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên Tập Hợp chú trọng đặc biệt đến tầng lớp doanh nhân Việt Nam vì đây là tầng lớp tinh hoa và là xương sống của nền kinh tế. Chính họ sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân, chính họ mang hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thế giới, chính họ tạo nên tên tuổi và chất lượng cho các sản phẩm ‘Made in Vietnam’, chính họ sẽ nâng cao giá trị của Việt Nam trên trường quốc tế...
Giới doanh nhân Việt Nam phải được bảo vệ nhân phẩm, tài sản và quyền sỡ hữu trí tuệ. Sẽ không có hiện tượng ‘nuôi béo rồi làm thịt’ hay các phiên tòa xử tội các doanh nhân mập mờ và thiếu thuyết phục như ‘bầu Kiên’ hay ‘Dũng Đại Nam’. Tội danh mơ hồ ‘lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi (hay làm giàu) bất chính’ nhằm kết tội các doanh nhân phải được loại bỏ hoàn toàn. Việc để cho pháp luật có nhiều kẻ hở là lỗi của chính quyền và những người làm luật chứ không phải lỗi các doanh nhân. Các đặc quyền, đặc lợi dành cho các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cần phải bãi bỏ, sẽ chỉ có một bộ luật kinh tế duy nhất và bình đẳng với mọi ưu đãi như nhau dành cho mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An sẽ phải tách khỏi sự lãnh đạo và chi phối của hai bộ chủ quản. Những người đang làm việc tại các công ty này sẽ phải giải ngũ và hoạt động của công ty phải tuân thủ bộ luật kinh tế chung của đất nước.
Các doanh nghiệp chỉ có nhiệm vụ đóng thuế theo qui định của pháp luật ngoài ra không phải đóng thêm bất cứ một khoản phí nào khác. Sẽ không còn các loại phí bôi trơn và hối lộ cho các quan chức chính quyền. Các hoạt động xã hội và làm từ thiện là tùy tâm và hoàn toàn không bắt buộc vì đó là việc của nhà nước chứ không phải việc của các doanh nhân. Công khai và minh bạch một cách tối đa trong các dự án lớn nhỏ của nhà nước để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia đầy đủ...
Tất nhiên là sẽ còn nhiều việc phải làm và còn nhiều khúc mắc cần được tháo gỡ để giới doanh nhân Việt Nam yên tâm đầu tư và kinh doanh với những dự án dài hạn. Tập Hợp luôn tranh đấu và làm tất cả những gì có thể để các doanh nhân Việt Nam được cởi trói và bay lên.
Sự phát triển của đất nước cũng vậy, nó là thành quả của dân chủ chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến dân chủ. “Sự thực, phát triển là hậu quả của tự do và dân chủ. Nhưng vì tự nó phát triển cũng thúc đẩy và phát huy tự do dân chủ nên dễ có ngộ nhận giữa hậu quả và nguyên nhân đưa đến sự nhẫn nhục sai lầm là hãy tạm chấp nhận độc tài để có phát triển rồi sau đó phát triển sẽ đem tới dân chủ. Sự ngộ nhận này đã bị các tập đoàn độc tài khai thác”. Một ví dụ là Bản Hiến Pháp Hoa Kỳ với nội dung tôn trọng các quyền tự do dân chủ được ra đời vào năm 1776. Chính vì có bản hiến pháp dân chủ qui định rõ quyền, trách nhiệm và giới hạn của chính phủ cũng như những quyền tự do căn bản của người dân cho nên nước Mỹ đã thành công vượt bậc và trở thành cường quốc số một trên thế giới. Các nước phương Tây cũng vậy. Không có dân chủ thì không thể chống được tham nhũng, không thể xây dựng một nền giáo dục khai phóng và bình đẳng, cũng không thể xây dựng được các công trình dân sinh đầy đủ và hiện hại như y tế, đường sá giao thông và không thể đảm bảo công ăn việc làm cho người dân cũng như các phúc lợi xã hội... vì thế người dân Việt Nam phải kiên quyết nói không với luận điệu gian trá này của chính quyền Việt Nam.
Một trong những lĩnh vực quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay của đất nước là phát triển kinh tế. Tuy nhiên ngay cả trong lĩnh vực duy nhất biện minh cho sự chính đáng của đảng cộng sản thì chính quyền Việt Nam cũng đã thất bại thảm hại. Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21 và sau 70 năm cầm quyền tuyệt đối của đảng thì Việt Nam vẫn còn nhiều người thiếu đói.
Trong sản xuất công nghiệp thì Việt Nam vẫn chưa sản xuất nổi cái đinh vít cho hãng Samsung. Nguyên nhân dẫn đến sự thua kém tủi nhục đó là do sự lãnh đạo độc tài và toàn trị của chế độ cộng sản. Kinh tế tư nhân và quyền sở hữu của người dân vẫn không được tôn trọng và thừa nhận. Các doanh nghiệp nhà nước luôn lấn sân và do được ưu tiên quá đáng khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân không thể cạnh tranh một cách lành mạnh. Một nước Việt Nam dân chủ cần nhanh chóng thay đổi xã hội và con người để có phát triển.
‘Chúng ta cần một xã hội dân chủ, quí trọng con người, đặt lòng tin ở con người, để cho con người tự do quyết định xây dựng đời mình. Chúng ta cần một nhà nước pháp trị, có luật pháp đầy đủ và không có quá nhiều thủ tục, chúng ta cần một cơ chế thị trường thay vì một kế hoạch áp đặt.
Chúng ta cần những con người tự do, trách nhiệm, lương thiện, gắn bó vào cộng đồng, cầu tiến và thi đua chứ không ghen tức và phá hoại. Chúng ta cần những con người ham thích kinh doanh, khao khát làm giàu một cách lương thiện.
Chúng ta cần một bộ máy kinh tế hoạt động không cưỡng chế. Nhà kinh doanh phải được phép tự do hành động theo các qui luật khách quan của kinh doanh và thị trường. Liên đới xã hội là một ưu tư thường trực của một chính quyền đứng đắn, nhưng liên đới xã hội phải được thực hiện ở khâu phân phối lợi tức quốc gia, qua thuế khóa, chứ không thể can thiệp trực tiếp vào sự điều hành hoạt động kinh doanh.
Chúng ta cũng cần một bối cảnh pháp lý, nghĩa là hiến pháp và pháp luật, ổn định để người dân có thể yên tâm xây dựng cuộc sống và lập ra những dự định cho tương lai mà không lo sợ một thay đổi luật chơi đột ngột làm hỏng dự án kinh doanh của mình’.
Việt Nam là một nước nghèo, rất nghèo vì vậy mục tiêu phát triển kinh tế sẽ là một ưu tiên quan trọng của chính phủ dân chủ tương lai. Tư tưởng chủ đạo cho nền kinh tế Việt Nam sẽ là ‘một nền kinh tế thị trường, lấy xí nghiệp tư làm nền tảng, lấy óc kinh doanh và sáng kiến làm sức mạnh, lấy tinh thần cầu tiến và làm giàu làm động cơ, lấy lợi nhuận làm phần thưởng và chất kích thích’.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho rằng ‘dân chủ, quyền tư hữu, kinh tế thị trường, nhà nước nhẹ là những yếu tố làm nảy sinh ra phát triển kinh tế’.
‘Phát triển kinh tế đòi hỏi ba yếu tố vừa cần vừa đủ: con người có ước muốn kinh doanh, có thể kinh doanh, và có phương tiện để kinh doanh.
Để ước muốn kinh doanh người dân cần một bối cảnh tâm lý thuận lợi : hoạt động kinh doanh được xã hội quí trọng, ý kiến và sáng kiến được đề cao, sự chấp nhận rủi ro được tôn vinh; họ cũng cần có lý do để lạc quan tin tưởng rằng kinh doanh sẽ có lợi và lợi tức đó sẽ là của họ. Nói một cách khác, để kinh doanh, cùng với một bối cảnh kinh tế lạc quan, nhà kinh doanh cần một tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh doanh và một bảo đảm chắc chắn về quyền tư hữu. Yếu tố khởi động này của phát triển giải thích tại sao các nước cộng sản đã suy sụp vì không tôn trọng quyền tư hữu. Nhưng quan trọng hơn, nó giải thích tại sao hiện tượng phát triển đã chỉ có tại một số quốc gia nhờ một tâm lý xã hội thuận lợi.
Để có thể kinh doanh, doanh nhân cần một xã hội có trật tự và an ninh, cần được luật pháp đảm bảo và được tự do hành động; họ không thể bị trói buộc bởi quá nhiều qui định, không bị gò bó trong một kế hoạch quốc gia cứng chắc, không phải nộp thuế quá cao, không bị sách nhiễu bởi một guồng máy chính quyền tham nhũng. Chúng ta nhìn thấy ở đây sự cần thiết của một thể chế dân chủ pháp trị, của một hoạt động kinh tế thị trường thay vì kinh tế hoạch định, của một guồng máy nhà nước nhẹ. Nhưng chúng ta cũng nhìn thấy một lần nữa các yếu tố tâm lý: đạo đức và lương thiện. Tham nhũng cũng là hậu quả của sự suy đồi của đạo đức xã hội.
Người kinh doanh dĩ nhiên cũng cần có phương tiện, nghĩa là có nguồn nhân lực cần thiết với những khả năng cần có, có một cơ sở hạ tầng tốt, có vốn đầu tư, có một hệ thống tín dụng ngân hàng đắc lực để huy động vốn luân chuyển. Vốn đầu tư chỉ là một trong những yếu tố và cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Vốn có ít thì đầu tư ít, và lợi nhuận sẽ đẻ ra vốn. Vả lại tư bản có trí khôn và lôgíc riêng của chính nó, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; ở đâu kinh doanh có lợi vốn sẽ tìm đến. Điều quan trọng hơn hết vẫn là con người, những con người thực thà, lương thiện, có kỹ năng và có tinh thần trách nhiệm. Một lần nữa yếu tố tâm lý và văn hóa là nòng cốt’. (Dự Án Chính Trị 2015)
Trong Tập Hợp có rất nhiều người là doanh nhân đang làm việc tại Việt Nam cũng như trên khắp thế giới. Có doanh nhân làm việc tại Mỹ mà lợi tức lên đến hàng triệu đôla mỗi năm, cũng có doanh nhân tại Việt Nam dù vất vả hơn nhiều nhưng thu nhập chỉ đủ nuôi vợ con... Tập Hợp ý thức được tầm quan trọng của giới doanh nhân Việt Nam trong sự đóng góp của họ cho sự thịnh vượng của đất nước. Tập Hợp tôn trọng và cố gắng tạo mọi điều kiện để tầng lớp doanh nhân Việt Nam phát triển và vươn lên. Sự thành công của họ sẽ là sự thành công của đất nước. Là một tổ chức chính trị dân chủ, Tập Hợp quan tâm và chú ý đến tất cả mọi tầng lớp trong xã hội cũng như các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên Tập Hợp chú trọng đặc biệt đến tầng lớp doanh nhân Việt Nam vì đây là tầng lớp tinh hoa và là xương sống của nền kinh tế. Chính họ sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người dân, chính họ mang hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thế giới, chính họ tạo nên tên tuổi và chất lượng cho các sản phẩm ‘Made in Vietnam’, chính họ sẽ nâng cao giá trị của Việt Nam trên trường quốc tế...
Giới doanh nhân Việt Nam phải được bảo vệ nhân phẩm, tài sản và quyền sỡ hữu trí tuệ. Sẽ không có hiện tượng ‘nuôi béo rồi làm thịt’ hay các phiên tòa xử tội các doanh nhân mập mờ và thiếu thuyết phục như ‘bầu Kiên’ hay ‘Dũng Đại Nam’. Tội danh mơ hồ ‘lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi (hay làm giàu) bất chính’ nhằm kết tội các doanh nhân phải được loại bỏ hoàn toàn. Việc để cho pháp luật có nhiều kẻ hở là lỗi của chính quyền và những người làm luật chứ không phải lỗi các doanh nhân. Các đặc quyền, đặc lợi dành cho các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cần phải bãi bỏ, sẽ chỉ có một bộ luật kinh tế duy nhất và bình đẳng với mọi ưu đãi như nhau dành cho mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An sẽ phải tách khỏi sự lãnh đạo và chi phối của hai bộ chủ quản. Những người đang làm việc tại các công ty này sẽ phải giải ngũ và hoạt động của công ty phải tuân thủ bộ luật kinh tế chung của đất nước.
Các doanh nghiệp chỉ có nhiệm vụ đóng thuế theo qui định của pháp luật ngoài ra không phải đóng thêm bất cứ một khoản phí nào khác. Sẽ không còn các loại phí bôi trơn và hối lộ cho các quan chức chính quyền. Các hoạt động xã hội và làm từ thiện là tùy tâm và hoàn toàn không bắt buộc vì đó là việc của nhà nước chứ không phải việc của các doanh nhân. Công khai và minh bạch một cách tối đa trong các dự án lớn nhỏ của nhà nước để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia đầy đủ...
Tất nhiên là sẽ còn nhiều việc phải làm và còn nhiều khúc mắc cần được tháo gỡ để giới doanh nhân Việt Nam yên tâm đầu tư và kinh doanh với những dự án dài hạn. Tập Hợp luôn tranh đấu và làm tất cả những gì có thể để các doanh nhân Việt Nam được cởi trói và bay lên.
Việt Hoàng
Nguồn: http://ethongluan.org
[tuong-lai-nao-cho-doanh-nhan-viet-nam]
Ngày đăng 21/01/2015
Đăng nhận xét